Cách Xử Lý Vết Thương Bị Bỏng Bô Có Bọng Nước
Có thể bạn quan tâm
Bỏng bô là một trong những dấu hiệu thường gặp trong cuộc sống. Đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ thường xuyên mặc váy ngắn. Vậy cách xử lý vết thương bị bỏng bô có bọng nước là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Một số điều cần biết về bỏng bô có bọng nước
Bọng nước hình thành khi người bị bị bỏng cấp độ 2. Tức là các lớp thượng bì nhưng lớp tế bào mầm, mảng đáy hầu như còn nguyên vẹn.
Về lâm sàng thì nền da viêm cấp có dấu hiệu đỏ, nề, đau khi tiếp xúc nhiệt độ cao sau đó xuất hiện nốt phỏng. Vòm mỏng, dịch trong, vàng nhạt, đáy nốt phỏng màu hồng, ướt, thấm dịch xuất tiết. Nốt phỏng có thể hình thành sớm hay muộn. Sau 3-4 ngày dịch nốt phỏng một phần hấp thu, phần bay hơi 8-13 ngày tự khỏi và đa số không để lại sẹo.
Tuyệt đối không nên chích cho các bóng nước này vỡ, bởi vì đó được xe như lớp màng bảo vệ vùng da tổn thương bên dưới khỏi nhiễm khuẩn vì khi vỡ sẽ có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Nên để bóng nước tự khô dần. Nếu quấn gạc thì không nên quấn quá chặt vì nó gây chèn ép quấn đủ để che chắn tránh va đập thêm và giảm tiếp xúc với môi trường bẩn xung quanh.
Cách xử lí khi bỏng bô có bọng nước
Bỏng bô xe máy là tai nạn rất thường gặp. Do không được xử trí đúng ngay từ đầu nên có nhiều bệnh nhân phỏng bô xe máy bị hoại tử da phải mổ cắt lọc ghép da hoặc những vết bỏng nhỏ hơn trên một tháng chưa lành tạo nên sẹo xấu do nhiễm trùng. Khi bỏng bô có bọng nước bạn nên thực hiện 1 số điều sau:
- Xối rửa ngay vết phỏng bằng nước sạch, nước lạnh liên tục khoảng 15 phút. Việc làm này giúp giảm nhiệt độ bề mặt da, giảm diện tích phỏng và giảm độ sâu của da bị tổn thương, giảm đau nơi bị phỏng
- Bôi kem Silvrin hoặc Biafine lên vết bỏng một lớp dày, dùng băng gạc vô trùng băng vết thương lại để giữ độ ẩm cho da, giúp hạn chế bị bóng nước, giảm đau, sẹo lành đẹp sau này.
- Thay băng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý NaCl, sau đó tiếp tục bôi kem. Các bạn nhớ là vẫn băng vết thương lại, không nên để vết thương bị khô cho đến khi vết bỏng lành, không đỏ da
- Diễn tiến phỏng độ I sẽ lành sau một tuần, phỏng độ II sẽ lành sau hai tuần
- Nếu có bóng nước: Cần cố gắng giữ không cho bể bóng nước (nó như lớp băng sinh học, giúp chống nhiễm trùng). Nếu bóng nước bị bể thì rửa vết phỏng bằng nước muối sinh lý và bôi kem, băng lại như bình thường.
- Trong trường hợp vết thương bị phỏng sâu từ lúc bị tai nạn hoặc diễn tiến vết thương có dấu hiệu sưng, đỏ, đau nhiều hơn quanh vết thương, có mô hoại tử… các bạn nên đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.
Trên đây là Cách xử lý vết thương bị bỏng bô có bọng nước. Mong rằng sẽ giúp các bạn có được kiến thức chăm sóc vết bỏng chuẩn khoa học nhất. Vừa đẩy nhanh quá trình hồi phục lại hạn chế để lại sẹo.
Từ khóa » Bỏng Bô Xe Máy Có Bọng Nước
-
Xử Trí Bỏng Bô Xe Máy Có Bọng Nước Tránh để Lại Sẹo
-
Xử Lý Thế Nào Khi Bị Bỏng Bô Có Bọng Nước Và Những Lưu ý Quan ...
-
Cách Chữa Bỏng Bô Mau Lành, Không để Lại Sẹo - Dizigone
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy đơn Giản Mà Không để Lại Sẹo | Medlatec
-
Sơ Cứu đúng Khi Bị Bỏng Bô, Bỏng Nhiệt - Vinmec
-
Cách Trị Bỏng Bô Xe Máy Nhanh Lành, Không để Lại Sẹo - Hello Bacsi
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy Hiệu Quả Và Không để Lại Sẹo - VinFast
-
Bị Bỏng Bô: Sơ Cứu, Cách Chữa, Thuốc Bôi Và Lưu ý Không để Lại Sẹo
-
Bỏng Bô Xe Máy: 5 điều Bạn Cần Biết để Chăm Sóc Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Bỏng Chân Do Bô Xe Máy - Nhà Thuốc Long Châu
-
Chữa Bỏng Bô An Toàn, Hiệu Quả Không để Lại Sẹo - MarryBaby
-
Cách Trị Phỏng Bô Nhanh Mà Không để Lại Sẹo - Bách Hóa XANH
-
Bé Bị Bỏng Bô Xe Máy Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Bỏng ống Bô
-
Bị Bỏng Bô Xe Máy Cần Làm Gì? | TCI Hospital Câu Hỏi Số 267968