Bị Can, Bị Cáo Có Những Quyền Gì? | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư Vấn ...
Có thể bạn quan tâm
Bị can, Bị cáo có những quyền gì. Bị can, Bị cáo là tên gọi một người khi ở vào các giai đoạn tiến hành tố tụng khác nhau. Được gọi là bị can khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, được gọi là bị cáo khi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Theo quy định pháp luật hiện nay, Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy bị can, bị cáo vẫn có những quyền được bảo vệ theo pháp luật. Cụ thể Bộ luật tố tụng hình sự quy định các quyền như sau:
Điều 49. Bị can 1. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. 2. Bị can có quyền: A) Được biết mình bị khởi tố về tội gì; B) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; C) Trình bày lời khai; D) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; E) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; G) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; H) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
Điều 50. Bị cáo 1. Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử. 2. Bị cáo có quyền: A) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; B) Tham gia phiên toà; C) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; D) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; Đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; E) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; G) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa; H) Nói lời sau cùng trước khi nghị án; I) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án; K) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 3. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Bị can, bị cáo được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Theo các quy định hiện tại người thân được quyền chủ động mời luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
» Điều kiện tại ngoại đối với bị can, bị cáo
» Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Liên hệ Văn phòng luật sư bảo hộĐiện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) - Chat Zalo Website: Luatsubaoho.com - Luật sư tư vấn pháp luật, tham gia bảo hộ quyền lợi vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hình sự, hành chính, doanh nghiệp, xin cấp giấy tờ...
Bài cùng chuyên mục:
Từ khóa » Các Bị Can Bị Cáo
-
Phân Biệt Bị Can Và Bị Cáo Trong Tố Tụng Hình Sự - Thư Viện Pháp Luật
-
Bị Cáo Là Gì? Bị Can Và Bị Cáo Có Gì Khác Nhau? - LuatVietnam
-
Bị Can Và Bị Cáo - Ánh Sáng Luật
-
Phân Biệt Bị Can Và Bị Cáo Trong Vụ án Hình Sự - Luật Long Phan
-
Trường Hợp Nào Bị Can, Bị Cáo được Tại Ngoại?
-
Gọi Là Nghi Can, Nghi Phạm, Bị Can, Bị Cáo Khi Nào? - Tạp Chí Luật Sư
-
Quy định Về Lời Khai Của Bị Can, Bị Cáo Trong Tố Tụng Hình Sự
-
Bị Can Là Gì ? Bị Can Bị Truy Tố Khi Nào ? Cơ Quan Nào Có Thẩm Quyền ...
-
The Supreme People's Court Of Vietnam: Benchbook Online
-
Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam - Luật LawKey
-
Hoàn Thiện Quy định Về Biện Pháp Bắt, Tạm Giam Trong Bộ Luật Tố ...
-
Có Bắt Buộc Phải áp Dụng Một Trong Các Biện Pháp Ngăn Chặn đối ...
-
Không Có Tiêu đề
-
Luật Sư Bào Chữa Cho Bị Cáo, Bị Can Trong Vụ án Hình Sự