Phân Biệt Bị Can Và Bị Cáo Trong Vụ án Hình Sự - Luật Long Phan

Skip to content Phân biệt bị can và bị cáo trong vụ án hình sự Trang chủ / Tư Vấn Pháp Luật / Luật Hình sự / Phân biệt bị can và bị cáo trong vụ án hình sự

Phân biệt bị can và bị cáo trong vụ án hình sự là vấn đề pháp lý nhiều người vẫn còn thắc mắc. Việc phân biệt đâu là bị can, đâu là bị cáo có ý nghĩa rất quan trọng. Bài viết dưới đây, phân biệt cụ thể bị can, bị cáo cũng như quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Mời các bạn tham khảo.

Sự khác nhau của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

Sự khác nhau của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

Mục Lục

  • 1 So sánh bị can và bị cáo trong vụ án hình sự
    • 1.1 Sự giống nhau giữa bị can và bị cáo
    • 1.2 Sự khác nhau giữa bị can và bị cáo
  • 2 Quyền mời luật sư bảo vệ của bị can, bị cáo
  • 3 Sự đổi mới trong quy định pháp luật về quyền của bị can, bị cáo
  • 4 Tư vấn các vấn đề liên quan đến bị can, bị cáo trong vụ án hình sự 

So sánh bị can và bị cáo trong vụ án hình sự

Sự giống nhau giữa bị can và bị cáo

  • Quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Trong trường hợp có giấy triệu tập của cơ quan, người có thẩm quyền (người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với bị can, tòa án với bị cáo) nếu: Vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải hoặc nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Sự khác nhau giữa bị can và bị cáo

Tiêu chí Bị can Bị cáo
Định nghĩa Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử
Cơ sở pháp lý Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Giai đoạn tham gia tố tụng Giai đoạn khởi tố Giai đoạn xét xử
Quyền lợi ● Được biết lý do mình bị khởi tố;

● Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

● Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

● Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

● Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

● Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

● Tham gia phiên tòa;

● Đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

● Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

● Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

● Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

● Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

● Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

Nghĩa vụ ● Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

● Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

● Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;

● Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Quyền mời luật sư bảo vệ của bị can, bị cáo

Quyền mời luật sư bào chữa của bị can, bị cáo

Quyền mời luật sư bào chữa của bị can, bị cáo

Để đảm bảo trong quá trình điều tra không xảy ra tiêu cực, không có tình trạng mớm cung, dụ cung, dùng nhục hình đối với bị can, bị cáo, pháp luật đã cho phép luật sư được phép tham gia vào hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra

Cụ thể theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định rõ bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa theo Điều 60, Điều 61 Bộ luật này. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bị can, bị cáo có quyền yêu cầu luật sư bào chữa.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ có quyền lựa chọn người bào chữa.

>>>Xem thêm: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Sự đổi mới trong quy định pháp luật về quyền của bị can, bị cáo

quyền của bị can, bị cáo

Quy định pháp luật về quyền của bị can, bị cáo

So với quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 thì tại Điều 60  Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bị can có thêm các quyền: Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng…

Cùng với đó, so với Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 thì tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bị cáo được bổ sung thêm quyền: Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai, chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý

Tư vấn các vấn đề liên quan đến bị can, bị cáo trong vụ án hình sự 

Chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn như sau:

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của bị can, bi cáo
  • Tư vấn thủ tục tố tụng hình sự 
  • Tư vấn về cấu thành tội phạm, khung hình phạt đối với trường hợp cụ thể của bị can bị cáo
  • Tư vấn các hướng giải quyết có lợi cho bị can, bị cáo 
  • Tư vấn điều kiện để bị can, bị cáo được tại ngoại, các trường hợp không được tại ngoại
  • Gặp gỡ, làm việc với bị can, bị cáo
  • Tư vấn, hỗ trợ thu thập các tài liệu, chứng cứ có lợi cho bị can, bị cáo 
  • Luật sư tham bào chữa để bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo 
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

>>>Xem thêm: Các công việc luật sư phải làm khi nhận bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự 

Việc phân biệt bì can, bị cáo trong vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng. Điều cũng góp phần đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề phân biệt bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ về các vấn đề khác quý khách, vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.63.63.87 để được Luật sư hình sự tư vấn cụ thể. Trân trọng.

apples

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Hướng dẫn lập phương án sử dụng lao động khi thay đổi cơ cấu Trình tự, thủ tục mở phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tên

Email

Điện Thoại *

Bình luận *

Dịch vụ nổi bật

Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp

Kênh Youtube

đăng ký kênh youtube luật long phan pmt

Video mới nhất

ĐƠN YÊU CẦU XỬ LÝ HÌNH SỰ VIẾT THẾ NÀO?

HÌNH THỨC TƯ VẤN TRỰC TUYẾN CỦA LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • 25 Tháng mười hai, 2024 Cá cược trên mạng xã hội phạm tội gì? Hình phạt như thế nào? Cá cược trên mạng xã hội là hành vi đánh bạc trực tuyến thông qua các nền...
  • 12 Tháng mười một, 2024 Quay lén trong nhà nghỉ bị xử phạt như thế nào? Quay lén trong nhà nghỉ là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm...
  • 5 Tháng mười một, 2024 Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào? Tội vu khống người khác được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa...
  • 5 Tháng sáu, 2024 Trường hợp Nhà nước phải bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự Trường hợp Nhà nước phải bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự...
  • 9 Tháng năm, 2024 Trách nhiệm bồi thường khi bị cáo là đồng phạm chết Trách nhiệm bồi thường khi bị cáo là đồng phạm chết giữa các bị cáo là...
  • 8 Tháng năm, 2024 Hướng dẫn cách nhận tiền bồi thường khi bị cáo đã đi tù Hướng dẫn cách nhận tiền bồi thường khi bị cáo đã đi tù trong các vụ án...
  • 8 Tháng năm, 2024 Cần làm gì khi bồi thường thiệt hại nhưng bị hại không nhận Cần làm gì khi bồi thường thiệt hại nhưng bị hại không nhận trong vụ án...
  • 23 Tháng tư, 2024 Cần nộp bao nhiêu tiền để bị can được tại ngoại? Cần nộp bao nhiêu tiền để bị can được tại ngoại là vấn đề đang được...
  • 23 Tháng tư, 2024 Khung hình phạt tội mua bán trái phép chất ma túy Khung hình phạt tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều...
  • 20 Tháng tư, 2024 Cần phải làm gì khi bị cáo không đủ khả năng để bồi thường Cần phải làm gì khi bị cáo không đủ khả năng để bồi thường là vấn đề...
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Khu Vực Hoạt Động
    • Giải Thưởng
  • Dịch vụ luật sư
    • Tư Vấn Thường Xuyên
    • Luật Sư Nhà Đất
    • Luật Sư Hợp Đồng
    • Luật Sư Doanh Nghiệp
    • Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
    • Luật Sư Lao Động
    • Luật Sư Dân Sự
    • Luật Sư Thừa Kế
    • Luật Sư Hình Sự
    • Luật Sư Hành Chính
    • Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ
    • Dịch vụ Kế toán – Thuế
  • Tư vấn luật
    • Luật Đất Đai
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hôn Nhân Gia Đình
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Hình Sự
    • Luật Lao Động
    • Luật Hợp Đồng
    • Luật Thừa Kế
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Xây Dựng
    • Luật Hành Chính
    • Trọng Tài Thương Mại
    • Tư vấn Kế toán – Thuế
  • Biểu Mẫu
    • Doanh Nghiệp – Đầu Tư
    • Khởi Kiện
    • Nhà Đất
    • Hôn Nhân Gia Đình
    • Khiếu Nại – Tố Cáo
    • Lao Động
    • Mẫu Hợp Đồng
    • Mẫu Tờ Khai
    • Mẫu Giấy Tờ Thủ Tục Hành Chính
  • Cập Nhật
    • Sự Kiện và Tin Tức
    • Văn Bản Pháp Luật
  • Đội Ngũ Luật Sư
  • Liên Hệ
  • Tuyển Dụng
o

Miễn Phí: 1900.63.63.87

Từ khóa » Các Bị Can Bị Cáo