Bị Ho Hoài Không Hết Phải Làm Sao?
Có thể bạn quan tâm
Ho là một phản ứng bình thường của cơ thể nhằm bảo vệ đường hô hấp. Tuy nhiên, tình trạng ho kéo dài mãi không khỏi lại có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Vậy bị ho hoài không hết là do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Mục lục
- Bi ho hoài không hết là dấu hiệu của bệnh gì?
- Ho hoài không hết có cần đến gặp bác sĩ không?
- Làm thế nào để khắc phục tình trạng ho kéo dài?
- Điều trị y tế
- Điều trị tại nhà
- Các biện pháp phòng ngừa ho tái phát
Bi ho hoài không hết là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi đường hô hấp bị kích thích, cơ thể bạn sẽ phản ứng lại bằng cách ho. Đây là cơ chế bảo vệ của cơ thể nhằm loại bỏ các dị vật lạ, chất nhầy, chất gây dị ứng… ra khỏi đường hô hấp để bạn không tiếp tục hít phải nó. Bình thường, các cơn ho không có gì đáng lo ngại và có xu hướng thuyên giảm nhanh sau thời gian ngắn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể bị ho mãi không khỏi trong thời gian dài, thậm chí ngay cả khi đã sử dụng các loại thuốc trị ho. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do các chất gây kích thích từ môi trường ngoài (khói bụi, hút thuốc lá, phấn hoa,…) hoặc do các bệnh lý tại đường hô hấp gây ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị ho kéo dài mà bạn cần chú ý:
- Hen suyễn: Hầu hết những người mắc bệnh này có thể gặp phải tình trạng ho khan kéo dài không khỏi. Cơn ho do hen suyễn thường xuất hiện theo mùa hoặc sau khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp hay tiếp xúc với các yếu tố kích thích như không khí lạnh, hóa chất, nước hoa, bụi, lông chó mèo,…
- Viêm phế quản: Viêm phế quản có thể gây ho rõ rệt, ho lâu ngày không khỏi do tình trạng sưng tấy xảy ra tại các ống phế quản và sự tăng tiết chất nhầy gây kích ứng cổ họng dẫn đến ho.
- Viêm phổi: Bị ho hoài không hết có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh viêm phổi. Bạn có thể có một số triệu chứng khác như: Ho khan, đặc biệt là ho nhiều về đêm và có đờm, ho dai dẳng nhiều ngày không khỏi, đôi khi ho ra máu, khó thở, sốt cao, đau tức ngực…
- Ho gà: Đây là nguyên nhân gây ho kéo dài phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên ở một số người lớn cũng có thể mắc phải. Ban đầu người bệnh sẽ bị ho kèm theo các triệu chứng như cảm cúm, sau đó ho tăng lên và ho dữ dội kéo dài nhiều ngày không khỏi kèm theo tiếng rít đặc trưng sau mỗi cơn ho.
- Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Bệnh thường gây ho kéo dài không hết ở người lớn, đặc biệt là những người hút thuốc lá nhiều. Bệnh thường kèm biểu hiệu đau rát họng, khạc ra đờm có dính máu, khó thở hoặc thở gấp khi vận động, ngay cả vận động nhẹ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc ức chế men chuyển được dùng trong điều trị cao huyết áp và các bệnh tim mạch có thể khiến bạn bị ho kéo dài.
Ngoài ra, bạn có thể bị ho kéo dài không khỏi do một số bệnh khác như: Giãn phế quản, viêm tiểu phế quản, bệnh xơ nang, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng, hội chứng chảy dịch mũi sau, ung thư phổi,…
Ho hoài không hết có cần đến gặp bác sĩ không?
Ho kéo dài không khỏi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Nếu cơn ho xảy ra về đêm có thể khiến bạn mất ngủ, mệt mỏi, mất tập trung, ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt. Ho kéo dài còn khiến cơ thể bạn kiệt sức, gây tổn thương cổ họng dẫn đến tình trạng khàn tiếng, mất giọng, gây đau cơ, thậm chí là bị ngất khi ho không ngừng trong thời gian dài.
Đặc biệt, ho lâu ngày còn có thể là dấu hiệu của các bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, bao gồm cả bệnh lý nghiêm trọng như ung thư phổi. Do đó, nếu bạn bị ho hoài không hết trong thời gian trên 3 tuần, bạn nên đến các cơ sở y tế sớm để được thăm khám và xét nghiệm đầy đủ nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị phù hợp nhất.
Tuy nhiên, nếu bạn bị ho kèm theo một trong những triệu chứng bất thường dưới đây, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời, tránh gây các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe:
- Ho ra đờm kèm máu.
- Khó thở, thở khò khè.
- Sụt cân bất thường.
- Ho rất nhiều đờm.
- Sốt, sốt cao.
Đối với trẻ em, nếu trẻ bị ho mãi không khỏi, bạn hãy chú ý đến âm thanh của tiếng ho. Nếu bạn phát hiện bất kỳ bất thường nào ở trẻ như ho ông ổng, ho có âm thanh như huýt sáo hay thở khò khè kèm ho, ho dữ dội kèm theo sốt và khó thở, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu không có triệu chứng nào khác ngoài ho, bạn cũng nên đưa trẻ đến khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần đi khám bác sĩ bất kể trường hợp nào để loại trừ bệnh ho gà hoặc các bệnh phổi nghiêm trọng khác nếu trẻ bị ho.Làm thế nào để khắc phục tình trạng ho kéo dài?
Ho kéo dài không khỏi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi. Vì vậy, điều trị sớm và đúng cách là vô cùng quan trọng để cải thiện các triệu chứng khó chịu do tình trạng này gây ra, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.
Điều trị y tế
Việc điều trị tình trạng ho mãi không khỏi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Do đó, điều quan trọng là bạn cần đến bệnh viện để xác định nguyên nhân gây ho là gì. Khi đã xác định được chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện các biện pháp điều trị dứt điểm các bệnh lý khiến bạn bị ho, ví dụ như:
Nếu bạn đang hút thuốc lá, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về việc bỏ thuốc và hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu này.
Nếu nguyên nhân gây ho là do thuốc, bác sĩ có thể xem xét thay đổi loại thuốc điều trị cho bạn để tránh tác dụng phụ gây ho, đồng thời đảm bảo không ảnh hưởng đến bệnh lý mà thuốc đó đang điều trị. Bạn không nên tự ý dừng thuốc nếu không có ý kiến của bác sĩ
Bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc khác nhau phù hợp với từng nguyên nhân gây ho như: Thuốc kháng histamin, corticosteroid và thuốc thông mũi (ho do dị ứng và chảy dịch mũi sau), thuốc hen suyễn dạng hít (ho do hen phế quản), thuốc kháng sinh (ho do nhiễm trùng đường hô hấp) và thuốc chẹn acid (ho do trào ngược dạ dày thực quản).
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc trị ho (thuốc giảm ho, thuốc long đờm,…) nếu tình trạng ho nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, trong quá trình điều trị bạn đều cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh dùng quá liều hay tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn của thuốc.Điều trị tại nhà
Bên cạnh việc tuân thủ các phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau tại nhà để giúp cải thiện triệu chứng ho, tránh gây tổn thương phổi và cổ họng của bạn:
✔ Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp cổ họng của bạn luôn được giữ ẩm, làm loãng chất nhầy trong cổ họng giúp chúng dễ dàng bị đẩy ra ngoài hơn, từ đó làm thông thoáng đường hô hấp và giảm gây kích ứng cổ họng, giúp cải thiện các cơn ho hiệu quả.
Chính vì vậy, nếu bạn bị ho hoài không hết, bạn cần chú ý uống đủ nước mỗi ngày. Nếu không thích uống nước lọc, bạn có thể thay thế bằng các loại trà xanh, trà hoa cúc, trà cam thảo, trà rễ cam thảo,… Chúng đều có tính ấm, chống viêm, kháng khuẩn tốt và giúp bảo vệ đường hô hấp của bạn.
✔ Dùng máy phun sương tạo độ ẩm
Độ ẩm trong không khí sẽ giúp làm dịu niêm mạc đường hô hấp, thông thoáng đường thở và làm lỏng các chất nhầy gây kích ứng trong cổ họng của bạn, nhờ đó làm giảm các triệu chứng ho kéo dài và giúp bạn dễ chịu hơn.
Độ ẩm thích hợp đối với người bị ho là 40 – 60%. Bạn có thể sử dụng máy máy phun sương tạo độ ẩm cho ngôi nhà của mình để cải thiện tình trạng ho kéo dài không khỏi.
✔ Không sử dụng các loại đồ uống kích thích như cafein và rượu
Đồ uống chứa cafein, rượu, bia sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước, do đó làm khô đường hô hấp và khiến chất nhầy trở nên đặc hơn, gây kích ứng cổ họng và ho. Vì vậy, nếu bạn bị ho mãi không khỏi, bạn nên loại bỏ ngay những loại đồ uống này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của mình để tránh tình trạng ho ngày càng nặng thêm.
✔ Sử dụng mật ong trị ho
Mật ong có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt, nhờ đó nó sẽ giúp cải thiện tình trạng ho do viêm đường hô hấp gây ra bởi nhiều loại virus.
Bạn nên sử dụng 1 – 2 thìa mật ong mỗi ngày sẽ giúp giảm tần suất và mức độ ho rõ rệt.Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp mật ong với quất để trị ho dai dẳng bằng cách chuẩn bị 2 – 3 quả quất bổ làm đôi, loại bỏ hạt. Sau đó cho quất vào bát, thêm 2 thìa mật ong nguyên chất rồi đem hấp hoặc chưng cách thủy 30 phút, lấy ra để nguội là có thể sử dụng được ngay. Bạn nên dùng khi còn ấm và áp dụng 3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả trị ho rõ rệt nhất.
✔ Sử dụng gừng để trị ho
Gừng là loại gia vị dễ dàng tìm được trong căn bếp của mọi gia đình. Gừng có vị cay, nồng, tính ấm, có tính kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt. Do đó, loại gia vị này thường được nhiều người sử dụng để trị ho dài ngày không khỏi, ho khan, ho có đờm, ho do cảm lạnh cảm cúm.
Nếu bạn bị ho hoài không hết, bạn hãy chuẩn bị một củ gừng tươi đem rửa sạch, thái lát, sau đó đun sôi khoảng 15 phút với nước. Bạn để phần trà gừng này nguội bớt thì thêm 1 – 2 thìa mật ong, quế, chanh tùy theo sở thích mỗi người cho dễ uống rồi sử dụng ngay khi còn ấm để cải thiện tình trạng ho.
✔ Súc miệng bằng nước muối
Muối có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, làm dịu kích ứng ở cổ họng rất tốt. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng nước muối loãng để súc miệng khi bị ho dài ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng ho đáng kể.
Cách thực hiện rất đơn giản: Pha một thìa muối trắng đã chuẩn bị vào cốc nước ấm. Dùng nước muối này súc miệng, họng trong khoảng 1 phút rồi nhổ ra. Bạn nên thực hiện đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
✔ Dùng kẹo ngậm trị ho hoặc kẹo cứng
Kẹo ngậm trị ho hoặc kẹo cứng có thể làm dịu cơn ho khan và làm dịu cổ họng đang bị kích ứng, từ đó làm giảm nhanh triệu chứng ho và giúp cổ họng bạn thoải mái hơn. Bên cạnh đó, các loại kẹo ngậm ho cũng rất nhỏ gọn, tiện lợi, giúp bạn dễ dàng mang theo bên mình để sử dụng bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ dưới 6 tuổi sử dụng kẹo ngậm trị ho vì trẻ có thể nuốt phải gây nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp và nghẹt thở rất nguy hiểm.Các biện pháp phòng ngừa ho tái phát
Ngay cả khi các triệu chứng ho của bạn đã được cải thiện, bạn cũng cần chú ý phòng ngừa những cơn ho đó quay trở lại. Dưới đây là một số gợi ý về việc thay đổi lối sống để phòng ngừa các cơn ho dai dẳng tái phát mà bạn có thể dễ dàng thực hiện:
- Giữ môi trường sống và làm việc sạch sẽ, thường xuyên lau chùi nhà cửa bằng các chất sát khuẩn và giặt ga giường, khăn tắm bằng nước nóng.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh đường hô hấp để hạn chế khả năng lây nhiễm.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm để loại bỏ vi khuẩn và virus. Bạn cũng cần chú ý hướng dẫn trẻ nhỏ rửa tay đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
- Ngủ đủ giấc (7 – 9 tiếng mỗi ngày) để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, vitamin A, C… vào chế độ ăn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể.
- Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
Ho kéo dài, ho hoài không khỏi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Vì vậy, bạn không nên chủ quan trước tình trạng này mà cần chủ động theo dõi diễn biến, triệu chứng của bệnh và đi thăm khám sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, đúng cách nhất.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/cough-that-wont-go-away#takeaway
- https://www.webmd.com/cold-and-flu/features/stubborn-cough
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-cough/diagnosis-treatment/drc-20351580
Từ khóa » Cảm Hoài Không Hết
-
Nguyên Nhân Cảm Cúm Kéo Dài Và Cách Trị Dứt điểm
-
Cảm Cúm Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không, Cách điều Trị Dứt điểm
-
Khỏi Bệnh Ngay Với 9 Mẹo điều Trị Cảm Lạnh Cực đơn Giản | Vinmec
-
Cảm Lạnh, Cảm Cúm: Trường Hợp Nào Cần đi Khám? | Vinmec
-
Cảm Cúm: 12 Cách Giảm Nhẹ Triệu Chứng Bệnh
-
Vì Sao Bị Cảm Lạnh Kéo Dài Không Dứt, Có Nguy Hiểm Không?
-
Top 13 Nguyên Nhân Khiến Bệnh Cảm Cúm Mãi Không Khỏi
-
Blog Bác Sĩ: Hết Cảm, Sao Còn Ho Hoài Không Hết? - Báo Tuổi Trẻ
-
Chớ Nên Coi Thường Nguyên Nhân Khiến Bạn Sổ Mũi! - Hapacol
-
Dấu Hiệu Phân Biệt Nhiễm Cảm Lạnh, Cúm Mùa Và COVID-19
-
'Ác Mộng' Vì Ho Dai Dẳng, Nhiều F0 đang Chữa Ho Sai Cách Mà Không ...
-
10 Căn Bệnh Nguy Hiểm Thường Bị Nhầm Lẫn Với Cảm Lạnh
-
Em Bị Cảm Cúm Gần 1 Tháng, Uống Thuốc Hoài Không Khỏi BS ơi?
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị ớn Lạnh: Không Chỉ Do Nhiệt độ!