Chớ Nên Coi Thường Nguyên Nhân Khiến Bạn Sổ Mũi! - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Người lớn, trẻ em hay khi bị chảy nước mũi thường gây khó chịu, ảnh hưởng đến việc hô hấp. Vậy sổ mũi là gì? Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ bị sổ mũi? Hãy cùng Hapacol tìm hiểu nhé.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Sổ mũi là gì?
- 2. Các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sổ mũi kéo dài
- Cảm lạnh – nguyên nhân gây sổ mũi lâu ngày
- Dị ứng – Nguyên nhân phổ biến gây sổ mũi kéo dài
- Viêm xoang
- Lệch vách ngăn mũi
- Cảm cúm
- Sử dụng thuốc
- Viêm mũi không gây dị ứng
- Thay đổi hormone
- Không khí khô
- Polyp mũi
- Lạm dụng thuốc xịt mũi
- Thực phẩm cay
- Hút thuốc lá
1. Sổ mũi là gì?
Sổ mũi hay chảy nước mũi là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe, đặc trưng bởi chảy dịch (chất nhầy) từ mũi.
Chất nhầy là một chất bảo vệ được sản xuất bởi màng nhầy. Chất nhầy làm ẩm không khí và hoạt động như một rào cản để giữ bụi, phấn hoa và vi khuẩn không xâm nhập vào phổi. Đôi khi tình trạng kích thích hoặc viêm trong đường mũi có thể dẫn đến tăng sản xuất chất nhầy. Khi điều này xảy ra, chất nhầy dư thừa có thể chảy ra ngoài (1).
Sau đây là các nguyên nhân phổ biến bị hắt hơi sổ mũi
2. Các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sổ mũi kéo dài
Cảm lạnh – nguyên nhân gây sổ mũi lâu ngày
Một trong những triệu chứng phổ biến của cảm lạnh chính là sổ mũi. Chảy nước mũi thường xảy ra trong 2 – 3 ngày đầu sau khi bạn nhiễm virus gây bệnh.
Các loại virus gây cảm lạnh bao gồm:
- Rhinovirus – loại phổ biến nhất
- Coronavirus
- Virus hợp bào hô hấp (RSV)
- Metapneumovirus
Các phương pháp điều trị phổ biến để giúp giảm sổ mũi trong trường hợp cảm lạnh thường bao gồm thuốc kháng histamine thế hệ thứ nhất.
Nếu người lớn hay trẻ bị sổ mũi lâu ngày (trẻ bị sổ mũi kéo dài) hơn 10 ngày, hãy đi khám bác sĩ vì bệnh có thể do vi khuẩn gây ra và cần được được điều trị bằng kháng sinh.
Dị ứng – Nguyên nhân phổ biến gây sổ mũi kéo dài
Các chất gây dị ứng trong nhà và bên ngoài có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, bao gồm:
- Bụi
- Phấn hoa
- Sợi vải
- Thú cưng
Khi hít phải các chất gây dị ứng mọi người sẽ bị kích thích đường mũi và có các triệu chứng như hắt hơi sổ mũi, đau đầu hoặc đau họng.
Để đối phó với dị ứng và tránh tình trạng bạn hay bé bị sổ mũi kéo dài, nên hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Nhiều loại thuốc kháng histamine không kê đơn (OTC) có thể ngăn chặn histamine và ngăn chặn phản ứng dị ứng.
Nếu những loại thuốc này không có tác dụng, hãy đến gặp bác sĩ để được kê thuốc kháng histamine theo toa.
Xem thêm: Sổ mũi uống thuốc gì? Cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bé & người lớn
Viêm xoang
Viêm xoang (nhiễm trùng xoang) là một biến chứng của cảm lạnh, xảy ra khi các xoang xung quanh mũi bị viêm. Tình trạng viêm này cũng kích hoạt sự gia tăng sản xuất chất nhầy trong mũi. Các triệu chứng khác của viêm xoang bao gồm đau đầu, nghẹt mũi và đau mặt.
Điều trị có thể liên quan đến thuốc giảm đau, sử dụng corticosteroid mũi để ngăn chặn viêm hoặc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Để điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, như paracetamol, thuốc corticoid hoặc kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ).
Lệch vách ngăn mũi
Lệch vách ngăn mũi có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang lặp đi lặp lại và viêm đường mũi, gây chảy nước mũi.
Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng histamine hoặc thuốc xịt mũi steroid để kiểm soát triệu chứng này. Nếu không có tác dụng, họ có thể yêu cầu phẫu thuật.
Cảm cúm
Virus cúm cũng gây viêm ở màng nhầy của mũi, khiến bạn cũng như bé sổ mũi. Cúm rất dễ lây lan. Các triệu chứng khác của cúm có thể bao gồm:
- Sốt
- Đau cơ
- Ớn lạnh
- Đau đầu
- Khó thở
- Mệt mỏi
Để giúp hạ sốt, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê toa, như paracetamol. Các triệu chứng cảm cúm có thể cải thiện trong vòng 1 – 2 tuần.
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng một số thuốc có thể làm tăng quá trình sản xuất chất nhầy, chẳng hạn như:
- Thuốc chống viêm không steroid, như aspirin và ibuprofen
- Thuốc an thần
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc trị cao huyết áp
Viêm mũi không gây dị ứng
Viêm mũi không dị ứng (viêm mũi vận mạch) đặc trưng bởi tình trạng viêm trong đường mũi và có các triệu chứng tương tự sốt cỏ khô (chảy nước mũi và hắt hơi).
Bên cạnh thuốc, các yếu tố khác có thể kích hoạt viêm mũi không dị ứng bao gồm thay đổi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời hoặc vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Để giảm các triệu chứng của bệnh, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine hoặc nước muối sinh lý.
Thay đổi hormone
Mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể gây viêm và giãn các mạch máu mũi, dẫn đến viêm mũi không dị ứng. Hormone có thể thay đổi nếu bạn ở tuổi dậy thì, đang dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone.
Thuốc chống dị ứng mũi hoặc nước muối sinh lý có thể làm giảm các triệu chứng.
Không khí khô
Không khí khô không chỉ làm khô da mà còn làm khô đường mũi, dẫn đến mất cân bằng dịch bên trong mũi, gây ra phản ứng viêm và chảy nước mũi.
Nếu không khí trong nhà quá khô, bạn hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để thêm độ ẩm vào không khí. Bạn cũng nên đeo khẩu trang để che miệng và mũi khi ra ngoài lúc trời lạnh.
Polyp mũi
Polyp mũi xảy ra khi màng nhầy bị viêm, làm tăng quá trình sản xuất chất nhầy khiến bạn sổ mũi. Các triệu chứng khác của polyp mũi bao gồm:
- Mất thính giác
- Áp lực xoang
- Ngáy
- Đau đầu
Bác sĩ có thể kê toa thuốc xịt corticosteroid để thu nhỏ polyp. Họ cũng có thể kê một loại kháng sinh để điều trị nhiễm trùng xoang đi kèm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của polyp, bạn có thể cần làm phẫu thuật.
Lạm dụng thuốc xịt mũi
Mặc dù thuốc xịt mũi có thể làm giảm viêm mũi, nhưng sử dụng quá mức có thể khiến các triệu chứng mũi trở nên tồi tệ hơn. Thông thường, bạn không nên sử dụng thuốc xịt mũi không kê đơn trong hơn 5 ngày liên tiếp.
Sử dụng thuốc xịt mũi trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang mạn tính, gây ra sổ mũi. Một khi bạn ngừng sử dụng thuốc xịt mũi, các triệu chứng mũi có thể cải thiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
Thực phẩm cay
Thực phẩm cay cũng có thể gây sổ mũi do các dây thần kinh ở mũi bị kích thích quá mức.
Màng nhầy nhầm lẫn gia vị thành một chất kích thích và “bật” chế độ bảo vệ, kích hoạt đường mũi sản xuất thêm chất nhầy để loại bỏ chất kích thích. Đây là một phản ứng tạm thời và sổ mũi sẽ dừng lại ngay sau khi ăn.
Hút thuốc lá
Khói thuốc lá cũng là một chất kích thích có thể kích hoạt màng nhầy sản xuất thêm dịch mũi. Bạn có thể bị sổ mũi nếu ở quanh người hút thuốc hoặc trong phòng đầy khói thuốc. Tình trạng chảy nước mũi sẽ hết khi bạn tránh xa khu vực có khói thuốc lá.
Xem thêm: Các biện pháp chữa sổ mũi kéo dài không khỏi cho trẻ
Nguồn tham khảo:
8 Reasons You Have a Runny Nose. https://www.verywellhealth.com/reasons-you-have-a-runny-nose-4110215
Từ khóa » Cảm Hoài Không Hết
-
Nguyên Nhân Cảm Cúm Kéo Dài Và Cách Trị Dứt điểm
-
Cảm Cúm Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không, Cách điều Trị Dứt điểm
-
Khỏi Bệnh Ngay Với 9 Mẹo điều Trị Cảm Lạnh Cực đơn Giản | Vinmec
-
Cảm Lạnh, Cảm Cúm: Trường Hợp Nào Cần đi Khám? | Vinmec
-
Cảm Cúm: 12 Cách Giảm Nhẹ Triệu Chứng Bệnh
-
Vì Sao Bị Cảm Lạnh Kéo Dài Không Dứt, Có Nguy Hiểm Không?
-
Top 13 Nguyên Nhân Khiến Bệnh Cảm Cúm Mãi Không Khỏi
-
Blog Bác Sĩ: Hết Cảm, Sao Còn Ho Hoài Không Hết? - Báo Tuổi Trẻ
-
Dấu Hiệu Phân Biệt Nhiễm Cảm Lạnh, Cúm Mùa Và COVID-19
-
'Ác Mộng' Vì Ho Dai Dẳng, Nhiều F0 đang Chữa Ho Sai Cách Mà Không ...
-
10 Căn Bệnh Nguy Hiểm Thường Bị Nhầm Lẫn Với Cảm Lạnh
-
Em Bị Cảm Cúm Gần 1 Tháng, Uống Thuốc Hoài Không Khỏi BS ơi?
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị ớn Lạnh: Không Chỉ Do Nhiệt độ!
-
Bị Ho Hoài Không Hết Phải Làm Sao?