Cảm Cúm Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không, Cách điều Trị Dứt điểm
Có thể bạn quan tâm
1. Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm ban đầu dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh và nhiều người thường chủ quan. Tuy nhiên, cúm do virus sẽ gây ra những triệu chứng sau:
Viêm mũi và mệt mỏi
Biểu hiện đầu tiên khi bị cúm là cảm giác mệt mỏi, cơ thể ớn lạnh. Luôn thấy nhức mỏi toàn thân, uể oải không có sức lực để làm việc. Đồng thời đi kèm với đó là cảm giác đầu váng vất, khó chịu, sổ mũi và bắt đầu có những biểu hiện nghẹt mũi. Biểu hiện ban đầu này giống với cảm lạnh nên nhiều người thường chủ quan.
Ho khan dai dẳng
Ho cũng là biểu hiện rất dễ nhận thấy của bệnh cảm cúm. Ban đầu, bệnh nhân sẽ ho khan. Đây là tình trạng thông thường cơ thể đang phản ứng để tống các chất nhầy bên trong cổ họng ra ngoài. Cảm giác khó chịu vùng họng và đau đầu nặng hơn. Nếu tình trạng Cảm cúm kéo dài có thể gây ra tình trạng ho dai dẳng, rất khó để ngừng được cơn ho.
Cảm cúm kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống
Viêm họng + sốt
Khi bệnh nhân ho nhiều có thể gây tổn thương vùng họng. Cùng với tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy giảm hệ thống miễn dịch, nhiều chất nhầy vùng họng sẽ khiến cho khu vực này bị viêm. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn khi virus hoạt động ngày càng mạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị sốt. Người bệnh có thể sốt nhẹ 38 độ hoặc sốt cao hơn khi tình trạng viêm nặng.
Hệ tiêu hóa gặp vấn đề
Người bị cảm lạnh thường ban đầu sẽ cảm giác mệt mỏi và “nhạt mồm nhạt miệng” không muốn ăn. Sau vài hôm khi Cảm cúm kéo dài người bệnh sẽ cảm giác buồn nôn, khó chịu. Thậm chí là tiêu chảy, cảm giác như đau dạ dày và một số vấn đề khác về đường tiêu hóa. Chính những hiểu hiện này khiến cho người bệnh thêm mệt mỏi, mất nước và suy giảm sức khỏe nhanh chóng.
Cảm cúm ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ
2. Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm
Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là do một số loại virus gây ra. Đây cũng là dạng bệnh dễ lây truyền từ người này sang người khác:
Các loại virus gây cảm cúm
Loại virus cúm có tính chất phổ biến và và xuất hiện thường xuyên là Influenza virus. Loại virus này xuất hiện chủng mới thường xuyên và có thể lây lan giữa người và động vật. Chủng virus thường thấy không có tính chất quá nguy hiểm nhưng khi những biến thể xuất hiện có thể gây đại dịch cúm. Hoặc khi Cảm cúm kéo dài cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Virus cúm lây truyền thế nào?
Virus cúm tồn tại trong cơ thể người bệnh và lây truyền cho người khác qua đường hô hấp. Khi người khỏe mạnh hít phải các giọt nước có chứa virus cúm của người bệnh trong không khí do hắt hơi, ho thì có thể nhiễm bệnh nhanh chóng. Hoặc khi tiếp xúc qua các đồ vật do chạm tay như bàn ghế, điện thoại, máy tính,... virus cúm cũng có thể thâm nhập vào cơ thể người lành.
Những ai dễ mắc cảm cúm
Những đối tượng như người già, trẻ em, người ốm yếu, có sức đề kháng kém thường dễ mắc cảm cúm. Do hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại sức tấn công của virus. Những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, các lễ hội,... sẽ là điều kiện để virus cúm lây lan nhanh.
Cảm cúm cần được điều trị sớm, tránh kéo dài dai dẳng
3. Cảm cúm kéo dài có nguy hiểm không?
Cảm cúm kéo dài là tình trạng bệnh dai dẳng kéo dài trên 10 ngày trở lên. Người bệnh gặp nhiều trở lại trong cuộc sống. Sức khỏe suy yếu. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm:
Gặp vấn đề về tai - mũi - họng
Những người bị cảm cúm kéo dài, nhất là trẻ em thường sẽ dĩ bị viêm họng nặng, sốt cao liên tục. Cùng với đó là viêm mũi dai dẳng dẫn đến viêm tai giữa, rất khó điều trị. Viêm tai để lâu ngày có thể gây hỏng màng nhĩ, là nguyên nhân làm giảm thính giác sau này.
Cảm cúm lâu ngày sẽ khiến viêm mũi kéo dài và dẫn đến tình trạng viêm xoang. Người bệnh cảm giác đau nặng vùng xoang, nhất là vùng trán, sống mũi và giữa 2 mắt. Đau đầu và giảm thị lực, rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.
Người có bệnh lý nền sẽ khiến bệnh trở nặng hơn
Những người có bệnh lý nền như hen suyễn khi mắc cảm cúm lâu này sẽ khiến bệnh trở nặng hơn. Tình trạng khó thở kéo dài liên tục khiến người bệnh thở nặng nhọc, tức ngực. Với những người có hệ miễn dịch yếu, khi không điều trị cúm dứt điểm sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi. Tình trạng sốt cao là biểu hiện thường thấy nhất. Đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em bị co giật.
Bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng
Cảm cúm kéo dài nếu không điều trị dứt điểm, để lâu ngày, nhiều biến chứng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người bệnh có bệnh lý nền khi không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Nên khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi bị cảm cúm kéo dài
4. Làm sao để điều trị cúm dứt điểm?
Đây là câu hỏi mà bất cứ ai cũng thắc mắc và nên tìm hiểu thật kỹ. Khi có dấu hiệu bị cúm, chúng ta không nên chủ quan mà cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như xác định rõ tình trạng bệnh để có hướng điều trị tốt nhất:
Cách điều trị cúm dứt điểm
Nếu bạn có biểu hiện cảm cúm, đến ngày thứ 3 mà không thấy đỡ thì hãy nên đến cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm xem mình có nhiễm virus cúm hay không. Sau đó, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị. Đồng thời có các giải pháp hỗ trợ để trị bệnh cũng như giữ sức khỏe cho người bệnh.
Cách phòng ngừa cúm
Cách tốt nhất để chủ động phòng ngừa cảm cúm là tiêm vắc xin phòng virus cúm hằng năm. Mỗi năm một mũi theo định kỳ để cơ thể có kháng thể phòng virus cúm. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên là bắt đầu tiêm vắc xin này. Đây là mũi vắc xin được bác sĩ khuyến cáo không nên bỏ qua mỗi năm.
Cùng với đó là giữ chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao, làm việc khoa học. Giữ một thể trạng tốt, sức khỏe ổn định. Tăng cường các vitamin, nhất là vitamin C vào thời điểm giao mùa để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây là cách tốt nhất để có cơ thể khỏe mạnh, chống chịu sức tấn công của mọi loại virus, nhất là virus cúm, tránh được tình trạng cảm cúm kéo dài.
Từ khóa » Cảm Hoài Không Hết
-
Nguyên Nhân Cảm Cúm Kéo Dài Và Cách Trị Dứt điểm
-
Khỏi Bệnh Ngay Với 9 Mẹo điều Trị Cảm Lạnh Cực đơn Giản | Vinmec
-
Cảm Lạnh, Cảm Cúm: Trường Hợp Nào Cần đi Khám? | Vinmec
-
Cảm Cúm: 12 Cách Giảm Nhẹ Triệu Chứng Bệnh
-
Vì Sao Bị Cảm Lạnh Kéo Dài Không Dứt, Có Nguy Hiểm Không?
-
Top 13 Nguyên Nhân Khiến Bệnh Cảm Cúm Mãi Không Khỏi
-
Blog Bác Sĩ: Hết Cảm, Sao Còn Ho Hoài Không Hết? - Báo Tuổi Trẻ
-
Chớ Nên Coi Thường Nguyên Nhân Khiến Bạn Sổ Mũi! - Hapacol
-
Dấu Hiệu Phân Biệt Nhiễm Cảm Lạnh, Cúm Mùa Và COVID-19
-
'Ác Mộng' Vì Ho Dai Dẳng, Nhiều F0 đang Chữa Ho Sai Cách Mà Không ...
-
10 Căn Bệnh Nguy Hiểm Thường Bị Nhầm Lẫn Với Cảm Lạnh
-
Em Bị Cảm Cúm Gần 1 Tháng, Uống Thuốc Hoài Không Khỏi BS ơi?
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị ớn Lạnh: Không Chỉ Do Nhiệt độ!
-
Bị Ho Hoài Không Hết Phải Làm Sao?