Bí Mật Về Biến Thể Lai Deltacron được Các Nhà Khoa Học Tiết Lộ

Phát hiện bằng chứng Deltacron có thậtPhát hiện bằng chứng Deltacron có thật

SKĐS - Trong khi nhiều người tỏ ra hoài nghi về sự xuất hiện của Deltacron, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã lên tiếng khẳng định biến thể lai này có thật. Giới khoa học cho biết, có khả năng đây là cách sinh tồn của Delta giữa làn sóng Omicron đang chiếm thế thượng phong trong đại dịch COVID-19.

Theo VTV News, ngày 8/3, một báo cáo của chuyên gia Philippe Colson (IHU Mediterranee Infection ở Marseille, Pháp) đăng trên trang web về khoa học sức khỏe medRxiv cho biết, phiên bản lai của virus SARS-CoV-2 kết hợp gene của các biến thể Delta và Omicron có tên gọi Deltacron, đã được xác định ở ít nhất 17 bệnh nhân ở Mỹ và châu Âu.

Ngày 10/3, tờ The Connexion của Pháp đưa tin, quốc gia này đã phát hiện và xác nhận 10 ca nhiễm biến thể lai Deltacron. Trong một tài liệu được công bố vào tuần trước, Cơ quan y tế công cộng Pháp - Santé Publique France (SPF) cho biết: “Ở thời điểm này rất khó để dự đoán các đặc điểm của Deltacron sẽ như thế nào so với các biến thể mà nó bắt nguồn cũng như ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe cộng đồng nếu nó lan rộng ra toàn quốc”, Báo Thanh Niên dẫn tin.

Tuy nhiên, vì có quá ít trường hợp mắc Deltacron được xác nhận nên còn quá sớm để có thể đánh giá ngang hàng nhằm xác định liệu Deltacron có khiến virus lây lan nhanh hoặc gây ra bệnh nặng hay không.

Bí mật về biến thể lai Deltacron được các nhà khoa học hàng đầu thế giới tiết lộ - Ảnh 2.

Deltacron - biến thể lai giữa Omicron và Delta được xác định mắc ở nhiều bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu. Ảnh minh họa

Nhóm nghiên cứu của ông Philippe Colson đã mô tả ba bệnh nhân ở Pháp bị nhiễm một phiên bản virus corona SARS-CoV-2 kết hợp protein đột biến từ Omicron với biến chủng Delta. Hai trường hợp nhiễm Deltacron không liên quan khác tại Mỹ chưa được công bố của công ty nghiên cứu di truyền học Helix cũng đã được báo cáo cho medRxiv. Trong thông báo nghiên cứu virus, các nhóm khác đã báo cáo thêm 12 trường hợp nhiễm Deltacron ở châu Âu kể từ tháng 1/2022, tất cả đều có sự gia tăng đột biến Omicron và Delta.

Sự tái tổ hợp di truyền của virus SARS-CoV-2 ở người được xác định là xảy ra khi hai biến thể lây nhiễm vào cùng một tế bào chủ. Về vấn đề này, chuyên gia Philippe Colson nói rõ hơn:“Trong đại dịch COVID-19, hai hoặc nhiều biến thể đã cùng lưu hành trong cùng một khoảng thời gian và ở cùng khu vực địa lý. Điều này tạo cơ hội cho sự kết hợp lại giữa hai biến thể”.

Trước đó vào đầu tháng 1, Giáo sư khoa học sinh học Leondios Kostrikis (Đại học Cypress, Cộng hòa Cyprus) đã phát hiện ra biến chủng lai Deltacron. Sau đó nhiều chuyên gia không công nhận đây là biến thể lai mà cho rằng Deltacron có thể chỉ là sản phẩm của sai sót nào đó hoặc hiện tượng nhiễm chéo trong phòng thí nghiệm.

Ngày 7/1, Giáo sư Kostrikis đã đăng tải 52 mẫu giải trình tự gene lên cơ sở dữ liệu GISAID - nơi các chuyên gia trên toàn cầu chia sẻ thông tin về những loại virus mới. Ông gọi chúng là “Deltacron” vì những dấu hiệu di truyền giống Omicron của nó trong bộ gene Delta.

Kết quả nghiên cứu của Giáo sư Kostrikis cho thấy, đã phát hiện tổng cộng 25 ca nhiễm biến chủng này sau khi giải trình tự 1.377 mẫu gene trong chương trình truy tìm các đột biến tiềm năng của SARS-CoV-2 ở Cyprus. Tần suất phát hiện biến chủng lai cao hơn ở những người nằm viện. Do đó, Giáo sư Kostrikis và cộng sự đã đặt giả thuyết về mối tương quan giữa Deltacron và tỷ lệ nhập viện. Đồng thời nhấn mạnh rằng còn quá sớm để kết luận về khả năng lây lan hay những tác động mà chủng Deltacron có thể gây ra.

Với những thông tin ít ỏi hiện có, Deltacron vẫn chưa phải là biến chủng đáng lo ngại. Các chuyên gia vẫn khá thận trọng để đưa thêm bất kỳ cảnh báo nào về biến chủng đặc biệt này.

Có thể biết được tải lượng virus SARS-CoV-2 qua vạch đậm hay nhạt trên kit test?

Từ khóa » Chủng Covid Mới Deltacron