Biến Chủng Deltacron Có đáng Lo Ngại? - VnExpress Sức Khỏe

  • Chăm sóc F0
  • Triệu chứng + Test
  • Tự chăm sóc
  • Tủ thuốc tại nhà
  • Dinh dưỡng
  • Sau điều trị
  • Bác sĩ tư vấn
  • Bảo hiểm
  • Diễn đàn
  • Trở lại Sức khỏe
  • Sức khỏe
  • Chăm sóc F0
Thứ bảy, 26/3/2022, 12:00 (GMT+7) Biến chủng Deltacron có đáng lo ngại?

Các chuyên gia cho biết, đến nay, cơ chế kết hợp, khả năng lây nhiễm và độc lực của biến chủng Deltacron vẫn chưa rõ ràng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo, các nhà khoa học đã xác định được một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên gọi Deltacron. Biến thể này chứa DNA từ cả chủng Omicron và Delta trước đó.

Biến thể này được phát hiện ở châu Âu và Mỹ nhưng còn hiếm. Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết, các chủng của virus Corona có khả năng tái kết hợp với nhau, đặc biệt khi có nhiều biến thể lưu hành ở mức độ cao. Tuy nhiên, cơ chế kết hợp, khả năng lây nhiễm và độc lực của chúng vẫn chưa rõ ràng và cần được nghiên cứu thêm. Đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy mức độ nghiêm trọng của Deltacron thay đổi hoặc mức độ lây nhiễm của biến thể này.

Tiến sĩ Nesochi Okeke-Igbokwe, bác sĩ nội khoa tại New York, Mỹ, chia sẻ: "Nguồn dữ liệu hạn chế tại thời điểm này khiến chúng tôi chưa thể đưa ra những đánh giá. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để mọi người hoang mang về biến thể này đến khi có thêm dữ liệu được thu thập và phân tích".

Biến chủng Deltacron được phát hiện ở châu Âu và Mỹ nhưng còn hiếm. Ảnh: Getty Images

Biến chủng Deltacron được phát hiện ở châu Âu và Mỹ nhưng còn hiếm. Ảnh: Getty Images

Các nhà khoa học xác định biến thể Deltacron chứa protein đột biến của Omicron - một phần của virus Corona mới tự gắn vào tế bào người, cùng với DNA của Delta. Một số chuyên gia suy đoán, sự kết hợp DNA của Delta và Omicron có thể tạo ra một biến thể chứa khả năng lây nhiễm cao hơn.

"Không có bằng chứng cho thấy những biến chủng kết hợp này đang thay đổi mức độ nguy hiểm của virus", Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Đại học Johns Hopkins ở Maryland cho biết.

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khẳng định, còn sớm để lo ngại về Deltacron. Các biến thể vẫn hiếm và tốc độ lan truyền không đáng kể cho đến nay. Cũng không có dữ liệu nào cho thấy Delracron có thể lây lan dễ dàng hơn các chủng trước đó hoặc gây ra bệnh nặng hơn.

Tuy nhiên, tác hại của biến thể mới không thể đoán trước được. "Chỉ có thời gian mới trả lời được Deltacron có kích hoạt một làn sóng mới hay không", bà Okeke-Igbokwe nói. Cũng có một số chuyên gia khẳng định, Deltacron không có khả năng xâm nhập những người đã tiêm chủng và từng nhiễm các chủng trước đó.

Vaccine Covid-19 được chứng minh có hiệu quả chống lại nguy cơ chuyển nặng, tử vọng ngay cả khi đối mặt với các biến thể mới. "Tôi không nghĩ có biến thể nào (kết hợp hoặc thông thường) có thể đánh bại khả năng miễn dịch. Khả năng miễn dịch không phải là ‘tắt hay mở’ mà là một phạm vi bảo vệ", ông Adalja chia sẻ.

Thanh Thư (theo Healthline)

Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe Copy link thành công Nội dung được tài trợ ×

VnExpress© 1997-2022. Toàn bộ bản quyền thuộc VnExpressBáo tiếng Việt nhiều người xem nhất. Thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Từ khóa » Chủng Covid Mới Deltacron