Những Biến Thể Phụ "mới Nổi" đáng Lo Của Virus SARS-CoV-2 - CAND
Có thể bạn quan tâm
- Vẫn có nguy cơ phát sinh biến thể mới
- Hà Nội giải trình tự gene để đánh giá mức độ lây nhiễm từ biến thể Omicron
Như tên gọi, Deltacron là một biến thể kết hợp những yếu tố của cả biến thể Delta lẫn biến thể Omicron. Nó được cho là hình thành từ một bệnh nhân nhiễm cả 2 biến thể Delta lẫn Omicron cùng một lúc. Biến thể "lai" này được phát hiện tại một số vùng của Pháp và dường như bắt đầu lây nhiễm rộng hơn từ đầu tháng 1. Khoảng 30 ca nhiễm Deltacron được phát hiện ở Anh.
Biến thể này được chính thức ghi nhận như một biến thể mới sau khi kết quả giải trình tự gene đầy đủ của nó được Viện Pasteur ở Paris gửi tới GISAID, bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2, được các nhà khoa học trên toàn cầu cập nhật liên tục. Bản đồ này được các nhà khoa học tại các quốc gia cùng tham khảo, theo sát sự biến đổi của SARS-CoV-2. Mức độ nguy hiểm của biến thể này vẫn đang được nghiên cứu, đánh giá.
Các nhà phân tích cho rằng, về cơ bản nó giống như Delta nhưng có protein gai của Omicron, bộ phận mà virus bám vào tế bào con người. Có những lo ngại lớn về Deltacron nếu nó kết hợp giữa độc lực cao của Delta với khả năng lây nhiễm nhanh của Omicron. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch con người đang ngày càng tăng đối với cả 2 loại biến thể này, giới khoa học sơ bộ đánh giá cho đến giờ Deltacron chưa phải là mối đe dọa nghiêm trọng như vậy.
Trong khi đó, so với Deltacron, Omicron tàng hình nổi bật hơn vào lúc này. Đây là một biến thể phụ của Omicron còn được biết đến là BA.2 (Omicron là BA.1) và lần đầu được phát hiện ở Anh hồi tháng 12 năm ngoái. Giới nghiên cứu đang cho rằng đây là dòng virus corona lây lan nhất từ trước đến nay. Giáo sư Adrian Esterman, một cựu chuyên gia dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhận định: "Chỉ số lây nhiễm cơ bản với BA.2 là khoảng 12. Nó tương đương với sởi, bệnh lây nhiễm nhất mà chúng ta từng biết".
Cho đến giờ, Omicron tàng hình được cho là chiếm tới hơn 1/2 tổng số ca mới tại vùng England trong khi cũng đã xuất hiện ở Đức, Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Đan Mạch, nó đã gây ra làn sóng lây nhiễm mạnh trong tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên, cũng có tín hiệu lạc quan như ở Đan Mạch, số ca mới tăng vọt và hiện đang giảm dần. Trong khi dữ liệu ban đầu cho thấy rằng độc lực của Omicron tàng hình không mạnh hơn Omicron và cũng nhạy cảm với vaccine.
Con số toàn cầu về Deltacron vẫn chưa được làm rõ. Bước đầu mới xác định khoảng 30 ca tại Anh, khoảng 20 ca tại Mỹ, một số ca tại Pháp (nơi lần đầu phát hiện biến thể phụ này) cũng như tại Hà Lan và Đan Mạch. Với Omicron tàng hình, con số rõ ràng hơn. Tại Anh, biến thể phụ này chiếm tới 57% trong 27.000 ca mới ghi nhận ở tuần cuối của tháng 2. Tại Mỹ, Omicron tàng hình chiếm khoảng 23,1% tổng số ca. Làn sóng dịch tại Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc được cho là do cả Omicron lẫn Omicron tàng hình.
Tuy vậy, vẫn không thể chủ quan đối với biến thể Omicron. Theo một nghiên của các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản mới được công bố, biến thể này có thể tồn tại 193 giờ (hơn 8 ngày) trên bề mặt nhựa, lâu gấp 3 lần chủng virus SARS-CoV-2 gốc ở Trung Quốc (56 giờ), hay chủng Beta có nguồn gốc tại Nam Phi và Delta có nguồn gốc tại Ấn Độ. Ngoài ra, nhóm nhà khoa vẫn tìm thấy biến thể Omicron trên bề mặt thuỷ tinh và thép không gỉ sau 7 ngày. Virus này tồn tại trên da khoảng 21 giờ, trong khi chủng gốc chỉ tồn tại chưa đến 8 giờ. Họ cho rằng: "Cần có thêm bằng chứng để giải thích về việc Omicron có khả năng lây truyền gia tăng trong cộng đồng. Virus bám trụ lâu trên các bề mặt có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng và cần giới chức cân nhắc khi đưa ra các biện pháp chống virus lây lan".
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý người dân không cần quá lo ngại về phát hiện trên. Bởi lẽ, khả năng con người bị lây nhiễm do hít phải virus là cao hơn nhiều lần so với chạm vào các bề mặt bị nhiễm khuẩn. Giáo sư y tế cộng đồng Leo Poon tại Đại học Hong Kong khuyến cáo, người dân nên chú ý lau chùi các đồ vật mà họ thường xuyên cầm nắm như chuông cửa, nút bấm trong thang máy hay tay vịn cầu thang.
Cũng liên quan tới Omicron, kết quả nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy, cho biết tỷ lệ người trưởng thành gốc Phi tại nước này nhập viện do đại dịch COVID-19 cao gấp gần 4 lần so với người da trắng trong thời kỳ đỉnh điểm của làn sóng lây nhiễm do biến thể này hồi mùa đông vừa qua. Nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian bắt đầu vào ngày 19/12/2021, khi Omicron trở thành biến thể phổ biến của đại dịch trên và kết thúc vào ngày 31/1 năm nay, người Mỹ trưởng thành gốc Phi nhập viện với tỷ lệ 94,7 trên 100.000 người so với 24,8 trên 100.000 đối với người da trắng.
Theo CDC, tỷ lệ nhập viện của người gốc Phi là tỷ lệ cao nhất trong số bất kỳ nhóm chủng tộc và sắc tộc nào trong thời kỳ đại dịch COVID-19. CDC cũng lưu ý trong nghiên cứu của mình việc loại bỏ các rào cản đối với việc tiếp cận tiêm chủng ở những người có tỷ lệ nhập viện cao hơn do COVID-19, bao gồm cả người gốc Phi như một ưu tiên y tế công cộng cấp bách.
Ngoài tỷ lệ nhập viện, người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ tử vong liên quan đến COVID-19 cao thứ hai sau người Mỹ bản địa. Người Mỹ gốc Phi đã phải đối mặt với sự chênh lệch lớn về số ca mắc và tử vong trong đại dịch này do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm việc bị hạn chế tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và số lượng thành viên của cộng đồng này tham gia các lực lượng tuyến đầu chống dịch ngày càng tăng, một yếu tố dẫn đến mức độ phơi nhiễm cao hơn đối với virus SARS-CoV-2. Nghiên cứu nêu trên cũng xác định rằng, tất cả những người trưởng thành chưa tiêm phòng ngừa COVID-19 phải nhập viện với tỷ lệ gấp 12 lần người được tiêm chủng và những người trưởng thành đã tiêm vaccine mà không tiêm nhắc lại phải nhập viện với tỷ lệ gấp ba lần.
Trong giai đoạn trên, số ca nhập viện cũng tăng vọt ở mức 38,4 trên 100.000 người, so với 15,5 trên 100.000 người khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 bùng phát. Nghiên cứu dẫn số liệu của Đại học Johns Hopkins cho biết, hơn 970.000 người đã tử vong do COVID-19 và 66% dân số tại Mỹ đã được tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ.
- Vẫn có nguy cơ phát sinh biến thể mới
- Hà Nội giải trình tự gene để đánh giá mức độ lây nhiễm từ biến thể Omicron
Từ khóa » Chủng Covid Mới Deltacron
-
Biến Thể Deltacron: Triệu Chứng Và Mức độ Lây Nhiễm Có Nguy Hiểm?
-
Chúng Ta Biết Gì Về Deltacron- Biến Thể COVID-19 đã được WHO Xác ...
-
Bí Mật Về Biến Thể Lai Deltacron được Các Nhà Khoa Học Tiết Lộ
-
Phát Hiện Biến Thể Lai Delta Và Omicron, Cảnh Báo Không Nên Xem Nhẹ
-
Deltacron Và Omicron Tàng Hình, Những Biến Thể Gây Lo Ngại
-
Biến Thể Deltacron Vừa được Xác định Nguy Hiểm đến Mức Nào?
-
Phát Hiện Mới Về Biến Thể Lai Deltacron Và Hiệu Quả Phòng Ngừa Của ...
-
6 Biểu Hiện Bệnh đặc Trưng Khi Mắc Phải Deltacron - Bộ Y Tế
-
Nguy Cơ Làn Sóng Dịch COVID-19 Thứ 5 Tại Nam Phi Do Biến Thể Lai ...
-
6 Biểu Hiện đặc Trưng Khi Mắc Phải Biến Chủng Deltacron Gây Bệnh ...
-
Biến Chủng Deltacron Có đáng Lo Ngại? - VnExpress Sức Khỏe
-
Xác định Biến Chủng Lai Omicron Và Delta - VnExpress Sức Khỏe
-
Nhận Diện Biến Chủng Mới Deltacron - Năng Lượng Sạch Việt Nam
-
New 'Deltacron' Variant Is Rare And Similar To Omicron, Experts Say