Bị Nhiệt Miệng Nên Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?
Có thể bạn quan tâm
Khi bị nhiệt miệng uống thuốc gì có thể nhanh chóng đẩy lùi cảm giác khó chịu do bệnh này mang lại? Dược liệu Ngọc Châu sẽ mách bạn một số loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả trong bài viết dưới đây.
1. Các loại thuốc tây nên uống khi bị nhiệt miệng
1.1. Thuốc colchicine 0,6mg và prednisone
Colchicine 0,6mg và prednisone là hai thuốc uống được kê phổ biến nhất khi bị nhiệt miệng. Hai loại thuốc này có tính kháng viêm mạnh, giúp ngăn ngừa các loại virus, vi khuẩn và nấm gây hại tấn công các vết loét khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Đồng thời, colchicine 0,6mg và prednisone còn giúp hỗ trợ các vết loét lành nhanh hơn.
1.2. Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp người bệnh bị bội nhiễm, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh. Loại thuốc kháng sinh được kê đơn phổ biến nhất là biseptol có chứa hoạt chất sulfamethoxazole và trimethoprim.
Nếu vết lở loét miệng lớn, sau khoản hơn 1 tuần nhưng không có dấu hiệu lành lại. Lúc này người bệnh phải kết hợp thêm thuốc kháng sinh spiramycin và metronidazol.
1.3. Thuốc kháng nấm
Nếu người bị nhiệt miệng có bội nhiễm nấm tại chỗ, thì cần phải uống các loại thuốc kháng nấm như fluconazol, itraconazole hoặc nystatin. Kết hợp thuốc uống với các loại thuốc bôi trị nhiệt miệng sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
1.4. Thuốc uống corticosteroid
Thuốc corticosteroid uống được sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài không khỏi. Loại thuốc này có thể giúp giảm tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng, song lại có nhiều tác dụng phụ như: gây suy giảm hệ miễn dịch, giảm cân, giòn xương, loét dạ dày….
1.5. Viên vitamin, sắt và kẽm
Nếu bị nhiệt miệng là do cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất, thì bạn có thể bổ sung thêm các nhóm dinh dưỡng này dưới dạng viên uống. Bạn nên uống các viên vitamin C, vitamin nhóm B, viên sắt, kẽm và axit folic, hoặc có thể uống các viên vitamin tổng hợp để nhanh chóng cải thiện sức khỏe, làm giảm triệu chứng bệnh nhiệt miệng.
Xem thêm:
- Nhiệt miệng nên uống vitamin gì?
- 15 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
2. Bài thuốc chữa nhiệt miệng dân gian
Bên cạnh việc dùng các loại thuốc tây y để trị nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để trị nhiệt miệng dưới đây:
2.1. Mật ong
Mật ong có tính kháng chuẩn, chống viêm, ức chế và tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn gây nhiệt miệng; đồng thời giúp làm lành vết thương hiệu quả. Do đó, nguyên liệu này là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi bị nhiệt miệng. Đối với cách này, bạn chỉ cần ngậm một thìa mật ong khoảng 2 – 3 phút, rồi nuốt từ từ. Sau đó nên súc miệng lại bằng nước sạch.
2.2. Giấm táo
Giấm táo có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng. Trong giấm táo có chứa axit axetic có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, đồng thời gia tăng số lượng các lợi khuẩn. Bạn chỉ cần lấy một ít giấm táo pha với nước ấm với tỷ lệ bằng nhau, sau đó dùng súc miệng hàng ngày khiến các vết loét nhanh chóng biến mất.
2.3. Bã trà
Trà xanh có công dụng giúp giảm viêm và chữa lành vết loét hiệu quả. Vì trong lá trà có chứa hoạt chất epigallocatechin (hay EGCG), có khả năng kháng khuẩn tới 31%. Chính vì khả năng nổi trội này, EGCG đã được thêm vào thành phần của nhiều loại thuốc kháng sinh để làm tăng hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh.
Đối với trị nhiệt miệng, bạn chỉ cần lấy túi trà sau khi hãm để đắp vào vết loét khoảng 5 – 10 phút.
2.4. Cà chua
Cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Để chữa nhiệt miệng, bạn hãy ép cà chua lấy nước để ngậm khoảng 5 – 10 phút. Sau đó nhổ bỏ, có thể súc miệng lại bằng nước sạch nếu muốn. Thực hiện mỗi ngày khoảng 4 lần để có được hiệu quả tốt nhất.
2.5. Cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
Dùng cỏ nhọ nồi là một trong những cách dân gian chữa nhiệt miệng khá hiệu quả. Bạn lấy một nắm lá nhọ nồi, rửa sạch, giã nhuyễn và ép lấy nước, hòa với khoảng 1 thìa mật ong. Dùng tăm bông thấm nước và bôi vào các vết loét trong miệng từ 2 – 3 ngày giúp các triệu chứng giảm nhẹ hơn.
2.6. Húng quế
Lá húng quế có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả nên rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần hái vài lá húng, rửa sạch và nhai kỹ, nhấp vài ngụm nước lạnh rồi nuốt. Mỗi ngày thực hiện khoảng 6 lần.
2.7. Rau ngót
Rau ngót có tính mát, giải nhiệt nên có tác dụng chữa nhiệt miệng khá hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá rau ngót, rửa sạch, giã nát và ép lấy nước. Sau đó, thêm chút mật ong vào nước ép rau ngót, lấy tăm bông thấm hỗn hợp trên và bôi trực tiếp lên vết loét.
Nhiệt miệng nếu biết cách chăm sóc răng miệng và điều trị đúng cách thì phần lớn sẽ khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có thể nặng hơn. Do đó khi bị nhiệt miệng, hãy áp dụng những cách trị bệnh được Dược liệu Ngọc Châu chia sẻ trong bài viết trên. Chúc bạn sớm đẩy lùi cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Từ khóa » Nhiệt Lưỡi Nên Uống Thuốc Gì
-
Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả | Medlatec
-
Nhiệt ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả | Medlatec
-
Nhiệt Miệng Nên Dùng Thuốc Gì?
-
Bị Lở Miệng Uống Thuốc Gì Để Nhanh Hết? - Kiến Thức Nha Khoa
-
Nhiệt Miệng Nên ăn Uống Gì Và 7 Cách Phòng Và điều Trị
-
Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Để Cho Bệnh Nhanh Khỏi?
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG - Nha Khoa Home
-
[Review] 10 Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Hiệu Quả Nhanh - An Toàn Nhất
-
Viêm Loét Miệng, Dùng Thuốc Gì để Mau Lành?
-
Nhiệt Miệng ở Lưỡi Có đáng Lo Không? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Mách Bạn 7 Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Nhanh Nhất Sau 1 đêm
-
Thường Xuyên Bị Nhiệt Miệng, Lưỡi Và Khô Môi Có Phải Do Thiếu Chất?
-
Phân Biệt Nhiệt Miệng Và Ung Thư Lưỡi
-
Nhiệt Lưỡi Nên ăn Gì Tốt? | TCI Hospital Câu Hỏi Số 264909