Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả | Medlatec

1. Nhiệt miệng uống thuốc gì - bác sĩ trả lời chi tiết

Các loại thuốc trị nhiệt miệng dưới đây có tác dụng giảm triệu chứng, giảm đau do nhiệt miệng rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ đáng tiếc.

nhiệt miệng uống thuốc gì

Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng gây nhiều đau đớn cho người bệnh

1.1. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng khi người bệnh bị nhiệt miệng kèm theo bội nhiễm, có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm nhanh chóng. Loại thuốc kháng sinh thường dùng khi bị nhiệt miệng là biseptol chứa hoạt chất trimethoprim và sulfamethoxazole.

Không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi bị nhiệt miệng mà chỉ dùng khi có bội nhiễm hoặc có chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng kháng sinh có thể gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.

1.2. Thuốc kháng nấm

Thuốc kháng nấm bôi tại chỗ hiệu quả trong các trường hợp nhiệt miệng có nhiễm nấm. Những thuốc kháng nấm dùng phổ biến như: itraconazole, fluconazol hay nystatin.

1.3. Thuốc uống corticosteroid

Với trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài nhiều ngày không khỏi do sức đề kháng kém và nhiều nguyên nhân khác thì bác sĩ có thể chỉ định dùng corticosteroid để kiểm soát bệnh. Thuốc có tác dụng giảm nhiệt miệng nhanh song có nhiều tác dụng phụ như: rối loạn miễn dịch, loét dạ dày,…

Chỉ dùng Corticosteroid trị nhiệt miệng theo chỉ định của bác sĩ

Chỉ dùng Corticosteroid trị nhiệt miệng theo chỉ định của bác sĩ

Do đó, cần cẩn thận khi sử dụng corticosteroid đường uống, chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi tác dụng phụ có thể gặp.

1.4. Thuốc kháng viêm

Hai thuốc kháng viêm thường dùng trong điều trị nhiệt miệng do virus có bội nhiễm kèm theo, vi khuẩn hay nấm là Colchicine và Prednisone. Tuy nhiên đây là hai thuốc kê đơn cần dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác dụng giảm sưng đau và hỗ trợ nhanh lành vết viêm loét.

1.5. Viên uống sắt, kẽm và vitamin

Nhiệt miệng thường xuyên có thể do cơ thể bạn thiếu hụt vitamin, sắt, kẽm hay các khoáng chất khác. Lúc này cần bổ sung các dinh dưỡng thiếu hụt này dưới dạng viên uống bên cạnh thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Với người bị nhiệt miệng, nên uống viên Vitamin B, Vitamin C, kẽm, sắt hoặc các viên uống Vitamin tổng hợp. Không những tình trạng nhiệt miệng được cải thiện mà bổ sung đúng nhu cầu cũng giúp sức khỏe tốt hơn.

Viên uống bổ sung Vitamin và khoáng chất được dùng cho bệnh nhân nhiệt miệng

Viên uống bổ sung Vitamin và khoáng chất được dùng cho bệnh nhân nhiệt miệng

Thuốc điều trị nhiệt miệng có thể ở dạng thuốc bôi, nước súc miệng, viên ngậm hoặc thuốc uống. Tùy từng nguyên nhân gây loét, nhiệt miệng mà mỗi thuốc có thể có hiệu quả khác nhau, do đó ngoài dùng thuốc thì tự tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cơ thể là cần thiết.

2. Nhiệt miệng không uống thuốc có được không?

Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính có thể tự khỏi và ít gây biến chứng nguy hiểm. Việc dùng thuốc có tác dụng đẩy nhanh thời gian lành tổn thương, cũng giảm đau đớn và khó chịu do viêm loét gây ra. Ngoài thuốc Tây y, bạn có thể áp dụng những bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên để giảm sưng đau do viêm loét ở miệng hiệu quả như sau:

2.1. Súc miệng nước muối

Nước muối pha loãng có tính sát khuẩn cao, có tác dụng làm khô vết viêm loét, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn khiến tổn thương lan rộng và sâu hơn. Khi bị nhiệt miệng, bạn hãy súc miệng với nước muối 3 - 4 lần trong ngày, đặc biệt là buổi sáng sau khi thức dậy và sau khi ăn.

Nên dùng nước muối ấm ngậm trong miệng, cơn đau nhức do nhiệt miệng sẽ dần thuyên giảm và biến mất. Thói quen súc miệng với nước muối hàng ngày nên được duy trì cả khi nhiệt miệng đã khỏi để phòng ngừa bệnh tái phát.

Súc miệng nước muối là cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Súc miệng nước muối là cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

2.2. Dùng mật ong chữa nhiệt miệng

Mật ong là dược liệu tự nhiên được dùng trong nhiều bài thuốc với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh. Tác dụng này được sử dụng trong điều trị nhiệt miệng, thúc đẩy làm lành nhanh vết viêm loét ở miệng.

Khi bị nhiệt miệng, bạn chỉ cần dùng mật ong nguyên chất ngậm trong miệng, đặc biệt bôi trên vết viêm loét 2 - 3 phút rồi nuốt. Sau đó súc miệng lại với nước sạch, áp dụng 2 - 3 lần/ngày, nhiệt miệng sẽ thuyên giảm và không còn đau đớn.

2.3. Ngậm đá trong miệng

Nhiệt độ lạnh từ đá có tác dụng làm dịu cơn đau hiệu quả do nhiệt miệng gây ra, tuy nhiên cách này không tác dụng giúp giảm sưng viêm và rút ngắn thời gian làm lành tổn thương.

Ngoài ra, nên chú ý không cho trẻ ngậm đá lạnh hoặc ngậm đá lạnh trong thời gian dài có thể gây lạnh và tổn thương niêm mạc họng.

2.4. Uống nước ép trái cây

Nước ép trái cây chứa nhiều loại Vitamin và khoáng chất, giúp làm mát cơ thể, tăng cường miễn dịch và đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, viêm loét. Tuy nhiên nên tránh uống nước ép trái cây các loại chứa nhiều acid như chanh, cam, bưởi,… sẽ khiến nhiệt miệng đau và sưng hơn.

Nước ép cần tây, cà rốt hoặc dưa đỏ thường được gợi ý cho người bệnh nhiệt miệng.

Nước ép trái cây giúp giảm nhiệt miệng, làm mát cơ thể

Nước ép trái cây giúp giảm nhiệt miệng, làm mát cơ thể

3. Cách phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tránh các thực phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, gây khô miệng hoặc tổn thương miệng như: thức ăn cay nóng, thực phẩm dị ứng, cà phê, nước ngọt,…

  • Xây dựng thói quen vệ sinh và bảo vệ sức khỏe răng miệng: đánh răng thường xuyên với bàn chải mềm tránh gây tổn thương hay kích ứng nướu, dùng nước súc miệng hoặc nước muối sát khuẩn,…

  • Bổ sung Vitamin và khoáng chất nếu nguyên nhân gây nhiệt miệng là do thiếu hụt những dinh dưỡng này.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các Vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch.

Như vậy trong bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu nhiệt miệng uống thuốc gì và các biện pháp điều trị không dùng thuốc có hiệu quả tốt. Dù gây khó chịu và đau đớn nhưng các vết nhiệt miệng sẽ dần tự khỏi, nên chủ động phòng ngừa dựa trên nguyên nhân gây bệnh để tránh tái phát.

Tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888

- Website: meddental.vn

- Địa chỉ cơ sở:

  • Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  • Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Từ khóa » Nhiệt Lưỡi Nên Uống Thuốc Gì