Bí Quyết Giới Thiệu Bản Thân ấn Tượng Khi Phỏng Vấn Xin Việc
Có thể bạn quan tâm
“Hãy giới thiệu một chút về bản thân bạn” thường là điều đầu tiên mà các nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn trong mỗi cuộc phỏng vấn. Thoạt nghe qua có vẻ đây là điều dễ dàng để trả lời, tuy nhiên nghĩ kỹ lại bạn sẽ thấy thật khó khăn bởi vì bạn không có một khuôn khổ nào cho phản hồi của mình.
Tâm trí của bạn có thể có vô số cân nhắc như Tôi có nên kể câu chuyện về cuộc đời mình? Tôi có nên nói về lịch sử làm việc? Tôi có nên chia sẻ về niềm đam mê và bộ phim yêu thích? Tôi có nên nói về sếp cũ hoặc công việc gần đây nhất?… Vậy đâu là điều bạn cần quan tâm? Dưới đây là những gì bạn cần để xây dựng câu trả lời cho câu hỏi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách hoàn hảo, hãy cùng tham khảo nhé
Một lời giới thiệu bản thân hay nên bao gồm những điều gì?
Ngoài các thông tin cơ bản như tên tuổi, chuyên ngành, một lời giới thiệu bản thân hay khi phỏng vấn tìm việc làm nên thể hiện những điều sau:
Bạn có khả năng và tiềm năng cơ bản để thực hiện công việc. Người phỏng vấn luôn muốn biết khả năng và tiềm năng của bạn khi thực hiện công việc. Do đó, hãy làm nổi bật những kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích liên quan đến vị trí ứng tuyển (nếu bạn là người đi làm có nhiều năm kinh nghiệm) hoặc các chương trình thực tập, sở thích, các hoạt động tình nguyện hay khóa học liên quan đến công việc (nếu bạn là sinh viên mới ra trường).
Bạn sẽ phù hợp với văn hóa công ty và mọi người sẽ muốn làm việc với bạn. Người phỏng vấn muốn thuê những người phù hợp với văn hóa. Nếu bạn đã được một nhân viên công ty giới thiệu, hãy đề cập rằng họ đã nghĩ công việc này rất phù hợp với bạn.
Bạn mong muốn làm công việc này và sẽ không bỏ việc ngay sau khi được tuyển dụng. Tuyển dụng và đào tạo một người mới khá tốn kém và người phỏng vấn sẽ không bao giờ muốn bạn nghỉ việc sau khi họ tuyển dụng bạn. Vì vậy, trong phần giới thiệu hãy cho thấy sự hào hứng của bạn với công việc.
Các bước chuẩn bị để giới thiệu bản thân ấn tượng
Xác định các kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và kết hợp chúng vào phần giới thiệu. Điều này sẽ ngay lập tức cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp với công việc.
Hãy suy nghĩ về những gì họ có thể muốn nghe. Suy nghĩ về những gì nhà tuyển dụng tiềm năng muốn nghe cũng sẽ giúp bạn quyết định sẽ bỏ đi hoặc thêm vào nội dung gì trong phần giới thiệu.
Hãy tự hỏi mình một số câu hỏi. Trả lời những câu hỏi như Bạn là ai? Tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty này? Những kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn khiến bạn đủ điều kiện để làm việc ở đây? Bạn hy vọng đạt được điều gì trong sự nghiệp? và sử dụng chúng để tạo ra phần giới thiệu của bạn.
Viết ra và chỉnh sửa. Viết phần giới thiệu của bạn ra giấy bắt đầu bằng các chi tiết cơ bản về bản thân (bạn là ai?), sau đó chuyển sang kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn và kết thúc bằng các mục tiêu nghề nghiệp chính. Bên cạnh đó, hãy nhớ rút ngắn lời giới thiệu bởi nhà tuyển dụng chỉ muốn có một cái nhìn tổng quan nhanh về con người bạn.
Tập luyện. Hãy tập luyện phần giới thiệu của bạn cho đến khi nghe có vẻ tự nhiên như đang trò chuyện. Để nhớ các ý chính, bạn có thể viết chúng trong một cuốn sổ tay và đem theo bên mình. Trong cuộc phỏng vấn, nó sẽ giúp bạn an tâm hơn vì bạn có thể liếc nhìn nếu cảm thấy lo lắng.
Cách lập dàn ý tự giới thiệu về bản thân
Giới thiệu chung. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai một cách chuyên nghiệp. Chẳng hạn, “Tôi là một trong những kỹ sư phần mềm sáng tạo với 10 năm kinh nghiệm quản lý tất cả các khía cạnh của quy trình phát triển cho các công ty vừa và nhỏ”.
Các ví dụ có liên quan nhất về kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn có 10 năm kinh nghiệm, bạn sẽ không thể nói về mọi công việc mà chỉ nên chọn hai đến bốn ví dụ có liên quan nhất. Chẳng hạn, công việc gần đây nhất của tôi là tại công ty, nơi tôi là một trưởng nhóm tiếp thị. Mục tiêu năm 2019 của là tăng 2% doanh thu so với năm 2018 và chúng tôi đã đạt được mức 3%”.
Lí do bạn nộp hồ sơ. Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến những gì bạn có thể làm cho họ. Do đó, bạn có thể nói “Tôi nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí Quản lý dự án cao cấp vì tôi biết mình có các kỹ năng quản lý các dự án phức tạp và tôi muốn làm điều đó cho công ty của bạn.”
Giới thiệu bản thân xin việc khi gặp nhà tuyển dụng
Hãy mỉm cười và tỏ ra thoải mái khi lần đầu tiên gặp người phỏng vấn. Họ có thể muốn có vài câu xã giao trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Bạn chỉ cần mỉm cười và là chính mình, đừng lo lắng về việc thảo luận các kỹ năng của bạn cho đến khi cuộc phỏng vấn chính thức bắt đầu.
Giao tiếp bằng mắt. Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự tự tin. Nếu người phỏng vấn phát hiện ra rằng bạn đang do dự trong cuộc phỏng vấn, họ có thể đánh giá rằng bạn không có khả năng trong công việc mà họ đang đăng tuyển.
Giới thiệu bản thân ngay. Khi người phỏng vấn bạn yêu cầu bạn tự giới thiệu, đừng ngần ngại. Mặc dù có thể tạm dừng một chút để “định thần” lại nhưng bạn đừng nên như vậy. Tạm dừng khi mới bắt đầu có thể khiến người phỏng vấn có ấn tượng rằng bạn không biết rõ về những điểm mạnh của mình.
Bám sát vào bài chuẩn bị của bạn. Đừng lan man hoặc thêm thắt điều gì đó vào phần giới thiệu mà bạn chuẩn bị rất cẩn thận trước buổi phỏng vấn. Chỉ cần nói những gì bạn đã lên kế hoạch. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm khía cạnh nào đó về bạn, họ sẽ hỏi.
Giữ thái độ lạc quan. Ngay cả khi bạn cảm thấy lời giới thiệu của mình không được trơn tru như khi luyện tập ở nhà, hãy nhớ rằng bạn đã được mời phỏng vấn vì bạn đáp ứng đủ tiêu chí cho công việc. Đừng đánh giá thấp bản thân vì những điều nhỏ nhặt mà bạn đã làm hoặc nói, thay vào đó hãy tập trung vào những gì mà bạn đã làm tốt.
Một số lưu ý khi giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn
Tránh các chi tiết cá nhân và không cần thiết. Mặc dù hỏi về bản thân bạn nhưng người phỏng vấn không hỏi bạn về cuộc sống cá nhân, vì vậy đừng đưa ra câu trả lời mang tính chất quá riêng tư. Tránh bắt đầu với thông tin về sở thích, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống hoặc đặc biệt là các quan điểm sống. Bởi không có điều nào trên đây liên quan đến việc bạn có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của vai trò ứng tuyển như thế nào.
Hướng câu trả lời vào vai trò công việc và công ty. Khi đề nghị bạn nói về bản thân, người phỏng vấn muốn biết rằng điều gì đã đưa bạn đến với công việc này, một số phẩm chất khiến bạn trở nên nổi bật và là người phù hợp nhất với vai trò. Do đó, hãy tập trung vào bốn vấn đề sau trong câu trả lời của bạn: Kiến thức và kỹ năng gần đây nhất mà bạn áp dụng vào công việc là gì? Điều gì khiến bạn muốn công việc này? Khả năng của bạn cho công việc này ra sao? và Điều gì làm cho bạn quan tâm đến công ty? Để làm được điều này, bạn cần dành một chút thời gian tìm hiểu kỹ bản mô tả công việc và nghiên cứu công ty một cách kỹ lưỡng.
Đừng lặp lại CV. Nhiều người có thể bị thu hút để đọc lại hết toàn bộ CV nhưng đừng nên như vậy. Bạn có thể đề cập đến thời gian bắt đầu sự nghiệp, một số công việc đã trải nghiệm và vai trò gần đây nhất của bạn, nhưng bây giờ không phải là lúc để liệt kê từng cái một hoặc nói về mọi nhiệm vụ mà bạn đã thực hiện ở mỗi vị trí. Như đã nói trước đó, hãy giữ cho lời giới thiệu của bạn dài khoảng 30 giây và trong đó nêu đưa ra những điểm thu hút nhất nhằm tạo tiền đề thúc đẩy nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu nhiều hơn.
Một số mẫu giới thiệu bản thân xin việc
Giới thiệu bản thân dành cho sinh viên mới tốt nghiệp: Tôi là… Tôi vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành…. Và đang tìm kiếm công việc đầu tiên. Tôi là người ham đọc sách, thích học hỏi và hướng ngoại. Tôi thích làm việc như một nhân viên… Tôi thường đi qua công ty của anh/chị và sẽ rất vui nếu được làm việc ở đây.
Mẫu giới thiệu bản thân xin việc bán hàng. Tôi đã làm việc ở vị trí bán hàng trong 5 năm. Ở công ty gần đây tôi đã tăng doanh số bán hàng lên 40%. Tôi cũng là người thúc đẩy các thành viên khác khá tốt. Ngoài công việc, tôi còn là một người chơi thể thao khá giỏi và đã tham gia vào các giải cầu lông của quận/tỉnh.
Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ở vị trí chăm sóc khách hàng. Tôi tên là… có kinh nghiệm 2,5 trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng. Tôi hòa nhập với mọi người khá dễ dàng và có kỹ năng giao tiếp tốt. Tôi cũng thường đưa ra các giải pháp sáng tạo cho những thách thức trong công việc. Sở thích của tơi là nghe nhạc, chơi thể thao và tương tác với mọi người xung quanh.
Giới thiệu bản thân dành cho biên tập viên. Tôi là… đến từ… Tôi tốt nghiệp ngành thương mại năm… nhưng sau đó tôi đã thay đổi nghề nghiệp để trở thành một biên tập viên, điều mà tôi luôn đam mê. Ban đầu, tôi tự tạo các trang blog và sản xuất nội dung cho các fan page của riêng mình. Sau khi có một số kinh nghiệm, tôi đã tham gia vào một công ty chuyên nghiệp nơi tôi có thể ứng dụng các kỹ năng của mình để tạo ra kết quả tốt hơn so với khi làm một mình.
Dựa trên những mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt này, bạn có thể chỉnh sửa để phù hợp hơn với hoàn cảnh và công việc ứng tuyển để tạo sự thuyết phục với nhà tuyển dụng.
Mẫu giới thiệu bản thân tiếng Anh
Nếu tham gia phỏng vấn vào các công ty quốc tế bắt buộc giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, bạn có thể sử dụng mẫu giới thiệu sau.
Good morning. My name is… I’ve been working as a Marketing Staff for 3 years. At my current job in planning, developing and implementing effective marketing communication campaigns. I also write content for all marketing collateral, including brochures, letters, emails and websites.
Xin chào. Tôi tên là… Tôi đã làm nhân viên Marketing được 3 năm. Tại công việc của tôi là lênkế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến dịch truyền thông tiếp thị hiệu quả. Tôi cũng viết nội dung cho tất cả các bài quảng cáo, email marketing và các trang web.
I’m known as a detail-oriented and good communicator employee. I never miss deadlines and can take multiple tasks at once. My supervisor aslo appreciates my enthusiasm for the job.
Tôi được đánh giá mà một người có khả năng giao tiếp và chú ý đến chi tiết. Tôi không bao giờ trễ hạn và có thể làm việc đa nhiệm cùng lúc. Người quản lý cũng đánh giá cao sự nhiệt tình của tôi đối với công việc.
“With my experience, I’m looking for an opportunity to take you open job. I hope to work for an organization like yours, contribute to improve the environment, which is thing I’m interested in.
Với các kinh nghiệm đã có được, tôi đã ứng tuyển vào vị trí… Tôi hi vọng sẽ được hợp tác với công ty và góp phần đưa công ty ngày càng phát triển tốt hơn.
Đây là mẫu giới thiệu bản thân bằn tiếng Anh đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật hoặc giới thiệu bản thân bằng tiếng Trung hoặc Hàn, bạn cũng có thể áp dụng mẫu trên đây và thay thế các thông tin sao cho phù hợp. Một bài giới thiệu bản thân hài hước cũng sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Ngay cả khi bạn không được đề nghị giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thì sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tập trung vào những gì bạn phải truyền tải đến nhà tuyển dụng. Hơn nữa, bạn cũng thấy rằng các thông tin chuẩn bị này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều khi trả lời các câu hỏi khác. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin chi tiết về bản thân mình, bạn càng có nhiều cơ hội để tạo được sự chú ý với nhà tuyển dụng.
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- Góc kỹ năng2024.12.23Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng: hỏi gì để tạo ấn tượng?
- Góc kỹ năng2024.12.19Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người có tính cầu thị?
- Kiến thức kinh tế2024.12.19IPO là gì? Lợi ích và điều kiện để thực hiện IPO
- Tư vấn nghề nghiệp2024.12.19Trung cấp nghề là gì? Có nên lựa chọn học trung cấp nghề?
Từ khóa » Bài Giới Thiệu Về Bản Thân Khi đi Phỏng Vấn
-
Cách Giới Thiệu Bản Thân ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng Khi Phỏng Vấn
-
Bài Mẫu Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn Cho Mọi đối Tượng
-
Mẹo Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn ấn Tượng Nhất Mà Bạn Cần Biết
-
Mẹo Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn ấn Tượng Nhất Mà ... - 123Job
-
Chia Sẻ Cách Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn Tốt Nhất - Edumall
-
Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn: Làm Thế Nào để "đầu Xuôi đuôi Lọt"?
-
Cách Giới Thiệu Bản Thân Khi đi Phỏng Vấn: Nên Và Không Nên
-
Cách Giới Thiệu Về Bản Thân Khi đi Phỏng Vấn Xin Việc
-
3 Phút Giới Thiệu Bản Thân Khi đi Phỏng Vấn Cực ấn Tượng
-
Kinh Nghiệm Trình Bày Bài Giới Thiệu Bản Thân Theo Mẫu
-
Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn - Bí Quyết Ghi điểm Tuyệt đối
-
Bí Quyết Giới Thiệu Bản Thân Khi đi Phỏng Vấn Xin Việc Gây ấn Tượng
-
Cách Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn ấn Tượng - VuiApp
-
7 Cách Giới Thiệu Bản Thân Ấn Tượng Khi Đi Phỏng Vấn