Cách Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn ấn Tượng - VuiApp
Có thể bạn quan tâm
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cá nhân. Quan trọng hơn, đó là cơ hội quý giá để bạn chứng minh những tố chất, đặc trưng riêng.
Dưới đây là 7 bước giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn giúp ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngoài ra Vuiapp.vn còn chia sẻ với bạn những điều nên và không nên làm để buổi phỏng vấn diễn ra một cách thuận lợi và tốt đẹp nhất. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm bắt những thông tin hữu ích này nhé!
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn với các bước
Để hiệu quả, bạn nên chuẩn bị trước cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Nếu có các bước cụ thể sẽ giúp người nghe thâu tóm trọng tâm dễ hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không bị quên ý tưởng khi bị hồi hộp hay lo lắng.
Bước 1: Lời cảm ơn
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn nào cũng cần bắt đầu bằng lời cảm ơn. Bạn cần thể hiện thái độ trân trọng cơ hội mà nhà tuyển dụng đã trao cho mình. Người nghe sẽ thấy mình được tôn trọng và có cái nhìn thiện cảm ngay từ đầu.
Lời cảm ơn đầu buổi phỏng vấn giúp không khí trở nên thân thiện hơn
Qua đó cũng cho thấy bạn là ứng viên lịch sự, chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Hãy đưa yếu tố này vào dàn ý giới thiệu bản thân khi phỏng vấn vì không bao giờ là thừa.
Bước 2: Giới thiệu thông tin cá nhân
Trong mỗi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng tiếp xúc với rất nhiều ứng viên. Vì thế, bạn cần giới thiệu thông tin cá nhân cơ bản. Qua đó, đối phương biết rằng mình đang trao đổi với ai và nên đặt những câu hỏi gì.
Bên cạnh họ tên, bạn cũng nên đưa tuổi tác vào cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Nhờ vậy, cả hai sẽ biết cách xưng hô sao cho hợp lý và thoải mái nhất.
Bước 3: Nói về trình độ học vấn, bằng cấp
Đây là những điều đã được nêu trong CV ứng tuyển của người tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đề cập trong quá trình trao đổi trực tiếp. Đó là cơ hội nhấn mạnh vào lợi thế của bản thân, gợi nhắc nhà tuyển dụng các ưu thế.
Bạn nên tập trung làm nổi bật lợi thế của bản thân khi nói về học vấn
Với cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, hãy diễn giải cụ thể hơn điều có trong hồ sơ. Chủ động phân tích sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho hai bên. Người nghe chỉ cần hỏi vào những điều mà họ chưa thực sự hiểu về bạn.
Bước 4: Phân tích rõ kinh nghiệm
Kinh nghiệm là yếu tố không thể thiếu trong cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Đó cũng là thứ mà nhà tuyển dụng muốn biết nhất. Hãy nêu ra một cách chọn lọc những khía cạnh có thể đáp ứng cho vị trí đang tuyển.
Trình bày quá nhiều kinh nghiệm không liên quan sẽ dẫn đến sự lan man. Đối phương khó nắm bắt được nội dung chính bạn muốn truyền tải. Nếu là sinh viên mới ra trường cũng không cần quá lo lắng ở bước này.
Bạn nên tự tin kể về các khóa học, chương trình thực tập mà mình đã tham gia. Qua đó nói cho nhà tuyển dụng biết điều đã gặt hái sẽ áp dụng cho yêu cầu công việc. Một bí kíp ở đây là hãy giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh(nếu được).
Đây là kỹ năng giúp bạn ghi điểm vượt trội hơn hẳn những ứng viên khác. Nếu đó là công việc cần khả năng giao tiếp thì đây chắc chắn là điều nên làm.
Doanh nghiệp đánh giá bạn là người tự tin, chủ động trau dồi kỹ năng từ khi còn đi học. Yếu tố này cũng sẽ bù đắp phần nào cho sự thiếu kinh nghiệm thực tế.
Bước 5: Sơ lược điểm mạnh, điểm yếu
Trình bày điểm mạnh, điểm yếu là điều nên có trong cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá chính xác hơn về mức độ phù hợp của bạn.
Bạn nên trình bày điểm yếu kèm theo phương hướng khắc phục
- Về lợi thế: Tập trung vào những điểm hữu ích cho vị trí công việc. Đó có thể là khả năng giao tiếp, xử lý vấn đề, chuyên môn cao,…
- Về hạn chế: Trình bày có chọn lọc và không quên thể hiện thái độ sẵn sàng học hỏi, cải thiện năng lực.
Bước 6: Mục tiêu cần có dàn ý giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Sẽ là thiếu sót nếu quên yếu tố này trong cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng sẽ dựa trên mục tiêu để đánh giá khả năng gắn bó của ứng viên.
Khi trình bày nên phân tích dựa trên những kết quả muốn đạt được trong ngắn hạn và dài hạn. Qua đó, đối phương cũng biết bạn có định hướng rõ ràng cho tương lai không. Nó thể hiện thái độ nghiêm túc của ứng viên đối với công việc và sự nghiệp.
Bước 7: Nêu nguyện vọng – kết thúc 3 phút giới thiệu bản thân
3 phút giới thiệu bản thân nên kết thúc bằng việc nêu ra mong muốn cho vị trí làm việc mới. Đó có thể là các yếu tố thiết thực, liên quan tới:
- Môi trường làm việc.
- Các khóa đào tạo.
- Cơ hội thăng tiến,…
Nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc người phù hợp với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cũng nên có sự tham khảo trước để đưa ra nguyện vọng. Nếu quá chênh lệch giữa hai bên sẽ rất khó để hợp tác.
Những điều nên làm khi giới thiệu bản thân
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn không chỉ dừng lại ở những điều nên nói. Trong quá trình này bạn cũng cần xử lý khôn khéo để tăng tính hiệu quả. Dưới đây là những yếu tố bạn sẽ thể hiện qua quá trình trả lời.
1. Ngắn gọn
Thời lượng của buổi phỏng vấn có thể dài ngắn khác nhau, tùy vào vị trí công việc. Tuy nhiên, con số trung bình rơi vào khoảng 30 phút. Trong khi đó, giới thiệu bản thân chỉ là một trong rất nhiều câu hỏi cần trao đổi.
Phần giới thiệu nên tiết chế đủ để không làm ảnh hưởng tới thời lượng chung
Vì thế, dù là cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn nào chỉ nên kéo dài trong 3 phút. Vượt quá mốc này sẽ khiến bạn đánh mất cơ hội thể hiện năng lực cho các phần tiếp theo. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo nêu đủ các yếu tố ở trên.
2. Trung thực
Trong cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cần thể hiện mình là người trung thực. Bạn không nên cố đánh bóng bằng những thứ không có trong thực tế. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng là người đã có nhiều năm kinh nghiệm.
Nếu cố ý lừa dối, ứng viên rất dễ bộc lộ sự lúng túng khi được hỏi sâu hơn. Ngoài ra, họ cũng có thể sử dụng phần thông tin tham chiếu để kiểm tra lại. Hồ sơ sẽ ngay lập tức bị loại khi phát hiện ra sự gian dối, không minh bạch.
Bạn cũng rất khó để ứng tuyển lại lần nữa vì đã bị đưa vào danh sách đen. Vì thế, hãy thành thật khi chia sẻ về kinh nghiệm, thành tích của bản thân. Nếu yếu tố này chưa phải là thế mạnh, nên chứng tỏ thái độ chủ động, tích cực.
Bởi lẽ, một người nhân viên được trọng dụng không chỉ bởi chuyên môn. Cách ứng xử, khả năng thích ứng, học hỏi cũng rất quan trọng. Yếu tố đó thể hiện bạn có thể thích ứng với văn hóa và gắn bó lâu dài tại công ty không.
3. Khiêm tốn
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cần sự ấn tượng nhưng vẫn đảm bảo khiêm tốn. Vì thế, cần làm gì để “khoe” năng lực một cách khéo léo? Sự khiêm nhường được rèn luyện từ trong suy nghĩ. Đó phải là nhân cách trong con người bạn.
Những điều nói ra nên trình bày một cách khiêm tốn
Vì vậy, hãy trình bày với giọng điệu trung tính, không quá phấn khích hay cao giọng. Bên cạnh đó cần tránh tuyệt đối việc hạ thấp người khác để nâng cao mình lên. Qua đó chỉ cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, non trẻ và cạnh tranh thiếu công bằng.
Điều không nên làm
Biết những điều nên thể hiện trong cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là chưa đủ. Bạn cần nắm rõ những thứ cần tránh trong quá trình trao đổi. Lưu ý các vấn đề dưới đây sẽ tăng cơ hội được chọn hơn rất nhiều.
1. Không biết nói gì
Đây là điều dễ gặp phải ở những ứng viên lần đầu tham gia phỏng vấn hoặc ít kinh nghiệm. Sau khi giới thiệu tên tuổi, họ cảm thấy bối rối, không biết cần triển khai ý gì tiếp theo. Im lặng, ngập ngừng, để thời gian chết là điều tối kỵ.
Để thời gian trôi qua trong im lặng khiến bạn bị đánh giá thấp
Bạn cần tận dụng từng giây phút của buổi hẹn đó nhằm chứng minh bản thân. Nếu chưa thể ứng biến linh hoạt, hãy chuẩn bị trước cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Mở đầu suôn sẻ cũng giúp tâm lý thoải mái, trả lời tốt hơn cho các phần sau.
2. Quá công thức trong cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Quá công thức, rập khuôn cũng là điều cần tránh trong cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Bạn nên đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng để biết họ muốn nghe gì. Sẽ ra sao nếu một ngày tiếp xúc với nhiều ứng viên những ai cũng trả lời theo cách như:
Cách trả lời nên sáng tạo, mang nhiều màu sắc cá nhân
- Tên tôi là…
- Tôi…tuổi.
- Điểm mạnh, kinh nghiệm của tôi là…
Họ cảm thấy nhàm chán, khó tập trung vào điều bạn đang truyền đạt. Điều này càng dễ nhận thấy hơn khi bạn là một trong số ứng viên cuối cùng. Vì vậy, điều cần có là làm nổi bật dấu ấn cá nhân. Ngoài ra, để không buồn tẻ, bạn nên kết hợp với những điều sau:
- Cố gắng để giọng nói có nhịp điệu, tránh kiểu giao tiếp đều đều.
- Thay đổi cấu trúc câu.
3. Quá khoa trương
Tự tin trong cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng để không vượt quá ranh giới, trở thành người khoa trương. Giả sử, bạn đã từng phụ trách mảng thiết kế bài đăng cho một shop quần áo online nhỏ.
Nhà tuyển dụng luôn biết cách khai thác thông tin để xác định độ chính xác
Tuy nhiên, khi đi phỏng vấn lại trình bày rằng mình là content leader chẳng hạn. Nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức hỏi sâu hơn về:
- Thương hiệu.
- Số lượng chi nhánh.
- Quy mô…
Khi không trả lời được sẽ lộ rõ sự khoa trương và nhận điểm trừ từ công ty. Vì thế, bạn chỉ nên dừng lại ở việc tự tin nói ra những điều có trong thực tế.
Mẫu giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn nên biết
Để hình dung rõ hơn về cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, hãy tham khảo mẫu dưới đây. Tuy nhiên, cần biến đổi để bài nói mang màu sắc cá nhân hơn nhé!
Em chào anh/chị. Lời đầu tiên cho phép em gửi làm cảm ơn chân thành vì đã được trao cơ hội phỏng vấn. Tiếp đó, em cũng xin giới thiệu một chút về thông tin cá nhân:
- Em tên là…
- Hiện đã tốt nghiệp trường đại học A, chuyên ngành B.
Tính đến thời điểm hiện tại. em đã có một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing. Công việc của em tập trung chủ yếu vào việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng.
Trong quá trình đó, em cũng luôn có ý thức rèn luyện thêm kỹ năng mềm. Nhờ vậy, các nhiệm vụ đã đề ra đều hoàn thành với hiệu quả đạt chuẩn.
Trong tương lai gần, em sẽ tiếp tục học hỏi thêm nhiều kỹ thuật mới, áp dụng cho công việc. Xa hơn nữa, em mong muốn mình có đủ khả năng để quản lý nhiều dự án lớn hơn.
Với những gì đã tích lũy, em tin mình sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vị trí mà công ty đang tuyển dụng cũng rất phù hợp với định hướng phát triển cá nhân. Vì thế, em rất muốn được trao cơ hội, trở thành thành viên chính thức tại doanh nghiệp.
Trên đây là những điều cần chuẩn bị sẵn sàng khi ứng tuyển vị trí việc làm nào đó. Chỉ cần bạn tự tin, khéo léo thể hiện điều mình có, cơ hội sẽ đến. Vuiapp.vn hy vọng cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ở trên hữu ích với độc giả.
Từ khóa » Bài Giới Thiệu Về Bản Thân Khi đi Phỏng Vấn
-
Cách Giới Thiệu Bản Thân ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng Khi Phỏng Vấn
-
Bài Mẫu Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn Cho Mọi đối Tượng
-
Mẹo Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn ấn Tượng Nhất Mà Bạn Cần Biết
-
Mẹo Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn ấn Tượng Nhất Mà ... - 123Job
-
Chia Sẻ Cách Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn Tốt Nhất - Edumall
-
Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn: Làm Thế Nào để "đầu Xuôi đuôi Lọt"?
-
Bí Quyết Giới Thiệu Bản Thân ấn Tượng Khi Phỏng Vấn Xin Việc
-
Cách Giới Thiệu Bản Thân Khi đi Phỏng Vấn: Nên Và Không Nên
-
Cách Giới Thiệu Về Bản Thân Khi đi Phỏng Vấn Xin Việc
-
3 Phút Giới Thiệu Bản Thân Khi đi Phỏng Vấn Cực ấn Tượng
-
Kinh Nghiệm Trình Bày Bài Giới Thiệu Bản Thân Theo Mẫu
-
Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn - Bí Quyết Ghi điểm Tuyệt đối
-
Bí Quyết Giới Thiệu Bản Thân Khi đi Phỏng Vấn Xin Việc Gây ấn Tượng
-
7 Cách Giới Thiệu Bản Thân Ấn Tượng Khi Đi Phỏng Vấn