Bí Quyết Nấu Rượu Quê Truyền Thống Thơm Ngon Nhất

Cách nấu rượu quê truyền thống trên mọi miền của đất nước hầu như đều giống nhau, có những công đoạn như: nấu cơm, trộn men, ủ men và chưng cất ra rượu.Tùy vào từng vùng miền, văn hóa, nguyên liệu sản xuất khác nhau mà cho ra những loại rượu có hương vị và nồng độ khác nhau.

  • Tham khảo: Rượu quê biếu Tết Sếp, bạn bè, người thân
  • Giá bán rượu nếp cẩm

Ngày nay, việc sử dụng và thưởng thức những chén rượu quê chính hiệu thơm ngon với chất lượng hàng đầu được sản xuất hoàn toàn thủ công được những người sử dụng quan tâm hàng đầu vì hiện nay trên thị trường những loại rượu công nghiệp không đảm bảo chất lượng đang được bàn bán tràn lan.

Rượu gia truyền Ông Đường với 3 thế hệ gắn bó với nghề làm rượu truyền thống là địa chỉ sản xuất và cung cấp rượu truyền thống uy tín từ năm 1962 với thương hiệu được khẳng định bằng chất lượng cũng như sự tin tưởng tuyệt đối của những vị khách hàng thân thiết với Rượu Ông Đường hàng chục năm nay.

Bí quyết nấu rượu quê truyền thống thơm ngon nhất – Rượu Ông Đường

Bí quyết nấu rượu quê truyền thống thơm ngon nhất

– Đầu tiên chúng ta cần lựa chọn loại gạo thơm ngon nhất ( gạo nếp, gạo tẻ …)

– Men gạo được làm từ 32 vị thuốc bắc ( men lá, men thuốc nam, men thuốc tây …)

– Nước giếng sâu, không nên dùng nước máy vì trong nước có Clo sẽ ảnh hưởng đến hương vị của rượu.

Quy trình nấu rượu thủ công truyền thống

– Công đoạn đầu tiên chúng ta sẽ nấu gạo chín đều, thơm ngon sau đó tãi mỏng ra một mặt phẳng, mục đích là để cho cơm bay hơi và rắc men.

– Tiếp đó chúng ta nghiền men thật nhỏ rồi bắt đầu rắc men lên cơm và rắc đều tay.( chờ cho cơm bay hơi và nguội dần cho tới khi nào sờ thấy ấm tay)

– Công đoạn kế tiếp là Ủ cơm: Sau khi rắc men xong chúng ta đổ cơm vào chum sành ủ khoảng 1 tuần cho lên men, sau đó đổ thêm nước vào ủ tiếp 2 tuần.

– Tiếp đó là công đoạn chưng cất rượu: Sau 2 tuần chúng ta đổ toàn bộ cả nước, cả cái thu được vào nồi đồng sau đó dun sôi, khi nước sôi chúng ta giảm dần nhiệt độ để hơi nước không bốc lên quá nhanh, người ta gọi là bốc bã. Nguyên lý hoạt động là nước sôi, hơi nước bốc lên ngưng tụ lại thành nước chảy ra theo ruột gà, cho nên người ta vẫn gọi rượu là nước cất, do vậy các bác đã mua rượu gạo chuẩn thì chắc chắn không thể ngộ độc, các trường hợp ngộ độc rượu đa phần là uống phải rượu giả, rượu pha chế.

Rượu Ông Đường – Hầm rượu lớn nhất miền bắc

– Cuối cùng sẽ là công đoạn hạ thổ rượu: Rượu gạo mới nấu ra có thể uống luôn nhưng không nên vì lúc này trong rượu còn nhiều methanol, chúng ta cần đổ rượu vào chum sành hạ thổ hoặc để chỗ có nhiệt độ mát, ổn định ít nhất 6 tháng mới nên uống.( chúng ta để càng lâu rượu sẽ càng thơm ngon )

Trên đây là những công đoạn cơ bản để sản xuất rượu thủ công truyền thống, nhưng làm sao từ nguyên liệu đơn giản đó mà cho ra những giọt rượu tinh túy của dân tộc mới cần một quy trình khá phức tạp mà Ông Đường đã phải mất nhiều năm mới đúc kết ra được.

Minh Thắng / Ongduong.com

Từ khóa » Cách Nấu Rượu Thơm Ngon