(Hướng Dẫn) Cách Nấu Rượu Gạo Truyền Thống Ngon Đúng Chuẩn

Rượu gạo là thức uống văn hóa có lịch sử lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực nước ta.Trên khắp mọi miền tổ quốc, dù ở đâu, ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh chén rượu trong những dịp vui, những bữa tiệc, liên hoan, xum họp.  Có lẽ bởi vì vậy, nghề nấu rượu cũng trở thành một nghề truyền thống. Mỗi miền khác nhau lại có cách nấu rượu khác nhau. Tạo nên một nét ẩm thực đồ uống phong phú của người Việt. Có rất nhiều cách nấu rượu gạo. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một trong những cách nấu rượu gạo truyền thống phổ biến trong làng nghề nhé.

  1. Vài nét về rượu gạo
  2. Cách nấu rượu gạo truyền thống ngon
    1. Chọn nguyên liệu
    2. Nấu cơm rượu
    3. Trộn men
    4. Ủ men
    5. Chưng cất rượu
  3. Video quy trình nấu rượu gạo truyền thống
  4. Tổng hợp một số mẹo hay khi nấu rượu gạo truyền thống

Vài nét về rượu gạo

Rượu gạo, rượu trắng hay còn gọi là rượu đế, rượu ngang, rượu quốc lủi. Tất cả các loại rượu trên đều được chưng cất từ ngũ cốc lên men và được làm một cách thủ công trong dân gian. Rượu gạo là tên gọi chung của các loại rươu được nấu từ gạo tẻ, gạo nếp, … Sau khi được chưng cất rượu sẽ lọc bỏ tạp chất để có màu trong suốt.

cách nấu rượu gạo truyền thống
Rượu gạo

Mỗi vùng miền trên Việt Nam đều có thể nấu rượu gạo. Nguyên liệu chính được sử dụng để nấu rượu như nếp cái hoa vàng,gạo lứt, gạo nếp, gạo tẻ, nếp cẩm….Mỗi loại rượu chưng cất nó có một đặc điểm, một hương vị riêng, khó có thể so sánh rươu gạo nào, rượu gạo ở đâu ngon hơn. Tất cả tùy vào người thưởng thức.

Cách nấu rượu gạo truyền thống ngon

Mỗi một người nấu rượu đều sở hữu cho mình những bí quyết, công thức riêng khi nấu rượu, Bởi thế nên hương rượu mỗi người lại khác nhau. Để nấu lên được những ly rượu thơm ngon không phải chuyện quá khó nhưng cũng không phải điều dễ dàng. Nấu rượu đòi hỏi sự tỉ mỉ trong một vài công đoạn quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu rượu gạo truyền thống chuẩn vị và an toàn dưới đây nhé.

Chọn nguyên liệu

Nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng. Nó quyết định đến hương vị và chất lượng rượu của bạn. Chọn nguyên liệu nấu rượu gạo, bạn cần lưu ý khi chọn gạo và men.

Chọn gạo và men
Chọn gạo và men

Thông thường, rượu gạo truyền thống sẽ nấu từ hai loại gạo phổ thông: Gạo tẻ và gạo nếp. Kinh nghiệm là nên chọn những hạt gạo đã sát bỏ vỏ trấu và còn vỏ cám. Vì gạo còn vỏ cám rất nhiều vitamin B1 rất tốt cho sức khỏe và giúp rươu thơm ngon hơn.

Rượu bằng gạo nếp thì rượu thành phẩm sẽ rất thơm ngon, đậm, ngọt miệng, cảm giác êm nồng. Còn với gạo tẻ thì không được thơm ngon bằng nhưng giá thành lại rẻ.

Chọn men cũng cần lựa chọn theo sở thích và nhu cầu của bạn. Muốn nấu rượu gì thì lựa mẹn để làm rượu đó. Bạn có thể lựa chọn men lá, men thuốc bắc hoặc men vi sinh. Lưu ý cần chọn men chất lượng, không mốc, bẩn. Nên chọn mua men tại những cơ sở uy tín hoặc người quen để tránh men giả.

Nấu cơm rượu

Bắt tay vào bước đầu tiên trong quy trình nấu rượu gạo truyền thống. Việc nấu cơm rượu cũng rất đơn giản.

  • Trước hết bạn phải ngâm gạo và rửa hết cặn bẩn trong gạo. Làm hạt gạo tơi xốp và trương phồng sau đó đổ vào nồi to để nấu cơm rượu.
  • Đổ nước theo tỷ lệ. Thông thường tỷ lệ là 1:1.
  • Bước này có mục đích để làm chín hạt gạo, hồ hóa tinh bột gạo giúp vi sinh vật dễ lên men rượu.

Trộn men

  • Đầu tiên, bạn cần loại bỏ lớp trấu trên viên men.
  • Sau đó say nhuyễn hoặc đập nhuyễn men ra.
  • Chờ cơm bớt nóng thì bạn rắc men đều lên trên.
  • Sau đó trộn đều để men phủ khắp hạt cơm nếp nhé.

Lưu ý cần rải men khi cơm có độ ấm vừa tay. Tránh cơm quá nóng hoặc quá nguội thì vi sinh vật đều không thể phát triển tốt được.

Ủ men

Ủ men có hai giai đoạn là ủ men khô và ủ men ướt.

Giai đoạn 1: Ủ khô

Đây là giai đoạn lên men cơm rượu trong môi trường kị khí. Cho cơm nếp đã rắc đều men vào nơi có thể đậy kín. Sau khoảng 4 -5 ngày, bình cơm rượu sẽ tự động dậy nước, thơm mùi rượu

Nhiệt độ phù hợp để lên men cơm rượu thành công là vào khoảng 20 – 25 độ C. Trời lạnh có thể khắc phục cho ủ gần bếp. Trời nóng mà nơi sản xuất không có điều hòa thì rượu nhanh chua và năng suất thấp. Vì thế, bạn nên cân nhắc thời điểm và không gian ủ men để rượu ngon và hiệu suất cao nhất nhé.

Giai đoạn 2: Ủ ướt

Khi giai đoạn ủ khô đã hoàn thiện. Chúng ta đã thu được cơm rượu và dung dịch rượu cốt đầu tiên. Để bước qua giai đoạn chưng cất rượu, chúng ta cần ủ ướt men.

  • Bạn mang cơm rượu đã lên men thêm nước vào.
  • Đổ nước theo tỷ lệ. Cứ 10 kg gạo bạn sẽ đổ thêm 15 lít nước.
  • Đậy kín để quá trình lên men được hoàn toàn, Rượu hóa hết tinh bột và đường.

Giai đoạn ủ ướt sẽ diễn ra trong vòng từ 1-2 tuần. Thời gian tùy thuộc vào thời tiết. Khi nếm cơm và nước thấy vị cay, nước trong là có thể đem đi chưng cất.

Chưng cất rượu

Đổ tất cả nước và cái rượu vào nồi. Nếu muốn năng suất và chống khê bạn có thể đem vắt chỉ lấy nước bỗng. Khi chưng cất cần hết sức lưu ý nhiệt độ. Tránh tình trạng cháy hay trào bỗng ra ngoài. Nó sẽ khiến rượu bị khê, đục rất khó uống. Hiện nay trên thị trường đã có những loại nồi nấu rượu bằng điện thế hệ mới. Có khả năng tự động cao. Nhờ vậy, việc nấu rượu cũng trở nên an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều

Video quy trình nấu rượu gạo truyền thống

Tổng hợp một số mẹo hay khi nấu rượu gạo truyền thống

Kinh nghiệm nấu rượu là bí quyết của mỗi người để tạo nên những mẻ rượu ngon. Nhờ kỹ thuật của người nấu rượu mà cho ra loại đồ uống có hương vị thơm ngon, đậm đà. Sau đây, chúng tôi xin mách nhỏ các bạn một số cách nấu rượu ngon hiệu quả nhất.

  • Không được chọn gạo bị ẩm mốc, tránh rượu bị đắng, có mùi lạ.
  • Rải men cần lưu ý nhiệt độ cơm, nên rải men lúc cơm ấm tay. Ngoài ra cần rải men đều tay với một lượng phù hợp, tránh rải quá nhiều hoặc quá ít.
  • Cần chú ý nhiệt độ ủ men
  • Khi ủ khô, nên tách phần cơm và phần nước đường chảy ra khi ủ. Nó sẽ giúp hiệu suất lên men cao hơn.
  • Ủ ướt cần chọn nguồn nước tốt. Tốt nhất là nước sạch, có độ PH thấp hơn 1 chút so với nước sinh hoạt thông thường.
  • Rượu nấu xong nên được xử lý để giảm bớt độc tố. Có thể cho vào chum hạ thổ từ 6 tháng đến 1 năm. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể tham khảo máy lão hóa rượu.

Trên đây cách nấu rượu gạo truyền thống mà chúng tôi tổng hợp và sưu tập được. Rất hy vọng qua bài viết, các bạn đã có một cái nhìn tổng quát và kiến thức cơ bản để có thể nấu những mẻ rượu ngon. Và chúng tôi luôn hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ độc giả để có thể hoàn thiện hơn kiến thức về ngành rượu.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

Từ khóa » Cách Nấu Rượu Thơm Ngon