Bị Sái Quai Hàm Phải Làm Sao để Nhanh Khỏi Nhất? | BvNTP

✴️ Bị sái quai hàm phải làm sao để nhanh khỏi nhất? Mục lục

Các triệu chứng khi bị sái quai hàm

Khi đột ngột cười lớn, ngáp mạnh hoặc nghiến răng sẽ khiến quai hàm chuyển động mạnh đột ngột sẽ gây ra tình trạng sái quai hàm.

Các triệu chứng thường gặp khi bị sái quai hàm gồm:

  • Hàm bị đau hoặc cứng hàm

  • Đau nhức bên trong hoặc xung quanh vùng tai, ù tai

  • Gặp khó khăn khi nhai thức ăn

Ngáp lớn hoặc cười to, nằm ngủ sai tư thế... là những nguyên nhân gây sái quai hàm

Ngáp lớn hoặc cười to, nằm ngủ sai tư thế… là những nguyên nhân gây sái quai hàm

  • Đau nhức vùng mặt

  • Khớp bị cứng, khó há miệng ra hoặc khép miệng lại

Khi bị sái quai hàm, nhiều người chủ quan tự ý hoặc nhờ người khác nắn chỉnh lại quai hàm. Điều này rất nguy hiểm vì nếu thực hiện không đúng cách sẽ khiến quai hàm bị sai lệch nặng hơn. Nắn quai hàm không đúng kiểu còn có thể gây đau đớn cho người bệnh. Thậm chí có thể gây biến chứng nặng như méo miệng, lệch hàm…

Khi bị sái quai hàm, nếu cố tình há miệng to, ngáp rộng có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Bị sái quai hàm phải làm sao?

Tốt nhất, khi bị sái quai hàm, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà. Cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác mức độ sái, lệch quai hàm. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy từng mức độ sái quai hàm mà có phương pháp chữa trị khác nhau.

Nắn quai hàm + vật lý trị liệu

Với những bệnh nhân mắc bệnh sái quai hàm ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện nắn lại phần xương quai hàm bị lệch, kết hợp vật lý trị liệu để cải thiện bệnh.

Cách nắn quai hàm :

– Người bệnh được tiêm thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ để hạn chế đau đớn khi nắn chỉnh

Bị sái quai hàm phải làm sao?

Bị sái quai hàm phải làm sao?

– Người bệnh được điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái nhất có thể

– Đặt 2 miệng gạc lên mặt nhai ở phía trong 2 nhóm răng hàm dưới bên phải và trái

– Bác sĩ dùng 2 ngón tay cái ấn toàn bộ khối xương hàm dưới xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp theo hướng xuống dưới và ra sau.

Nếu người bệnh cảm thấy xương hàm dưới lỏng ra và có thể cử động dễ dàng thì có nghĩa là xương hàm đã trở về vị đúng khớp.

Phẫu thuật chỉnh quai hàm

Trong trường hợp sái quai hàm mức độ nặng, không thể nắn chỉnh sái quai hàm, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Phương pháp này đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ, cùng với trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ mới đạt hiệu quả cao, hạn chế di chứng sau phẫu thuật. Vì thế người bệnh nên lựa chọn các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để điều trị sái quai hàm.

Nguyên tắc điều trị

Bên cạnh đó, người bệnh sái quai hàm cần chú ý tới một vài nguyên tắc sau điều trị:

Người bệnh cần tới bác sĩ để có phương pháp nắn chỉnh hoặc phẫu thuật để điều trị sái quai hàm

Người bệnh cần tới bác sĩ để có phương pháp nắn chỉnh hoặc phẫu thuật để điều trị sái quai hàm

– Không nên ngáp to, cười lớn trong và sau khi điều trị bệnh vì có thể bị tái phát lại

– Thường xuyên xoa bóp vùng mặt một cách nhẹ nhàng, xoa bóp xung quanh quai hàm nhiều lần để hàm trở nên dẻo dai hơn.

– Tránh ăn những thực phẩm cứng, rắn, khó tiêu hóa. Thay vào đó là thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

– Chườm khăn ấm nếu gặp tình trạng co cứng ở khu vực quai hàm

– Bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ

– Áp dụng lối sống sinh hoạt lành mạnh, tránh rượu bia, thuốc lá. Thường xuyên tái khám, kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Sái quai hàm có thể điều trị được nên bạn không cần lo lắng khi mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên để có kết quả tốt, nhanh lấy lại hàm hoàn chỉnh như ban đầu, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

BÀI VIẾT KHÁC

Răng mọc lạc chỗ Sức khỏe răng miệng và chứng chán ăn Lệch khớp cắn là gì ? Nguyên tắc điều trị chỉnh hình can thiệp sớm chen chúc răng Chen chúc răng và điều trị chỉnh hình răng mặt XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Đặt hẹn khám Khám tại nhà

Vì sao bạn bị đau tay?

✴️ Nhuộm Van Gieson

✴️ Ung thư tế bào đáy là gì?

Bệnh chàm dễ kéo theo nhiều bệnh mạn tính khác

✴️ Lưu ý tác dụng phụ từ dừa

✴️ Cây lá gai

✴️ Dexamethason

✴️ Suy thận cấp ở trẻ em (P1)

return to top

Từ khóa » Khi Ngáp Bị Lệch Hàm