Sái Quai Hàm Khi Ngáp Phải Làm Sao để điều Trị? | TCI Hospital

Chào chuyên mục tư vấn sức khỏe Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Anh cháu bị sái quai hàm khi ngáp to. Quai hàm lệch hẳn sang bên trái, không thể ăn uống bình thường, cơ mặt cử động khó khăn. Cả nhà đang rất lo lắng không biết có thể chỉnh lại như ban đầu không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Thu Hà (Ba Đình, Hà Nội)

Trả lời:

Chào Hà, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Hệ thống Y tế Thu Cúc. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, có vai trò quan trọng trong hệ thống nhai. Vì một lý do nào đó mà bị trật khớp, mòn xương lồi cầu ảnh hưởng tới đĩa sụn khiến cho chúng ta bị đau khi há miệng hoặc nghe thấy tiếng kêu lộc khộc trong miệng.

Cười lớn hoặc ngáp to đột ngột cũng có thể khiến khớp thái dương hàm bị lệch gây ra tình trạng mà chúng ta vẫn hay gặp phải là sái quai hàm.

Ngáp to hoặc cười lớn có thể gây sái quai hàm

Ngáp to hoặc cười lớn có thể gây sái quai hàm

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Sái quai hàm khi ngáp phải làm sao?
    • Bị sái quai hàm có nên tự nắn chỉnh
    • Các bước nắn chỉnh sái quai hàm khi ngáp
  • Cách phòng ngừa sái quai hàm tái phát

Sái quai hàm khi ngáp phải làm sao?

Bị sái quai hàm có nên tự nắn chỉnh

Nhiều người khi bị sái quai hàm chủ quan cứ nghĩ có thể tự nắn chỉnh hoặc nhờ người thân, những người có bàn tay khỏe để bẻ lại quai hàm. Điều này rất nguy hiểm và không nên vì nếu nắn chỉnh không đúng cách, xương quai hàm có thể bị nặng hơn. Ngoài ra, việc điều trị sai cách còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là méo miệng, không thể phục hồi.

Vì thế, khi bị sái quai hàm, người bệnh cần tới ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Thực hiện vật lý trị liệu và nắn chỉnh quai hàm (đối với trường hợp sái quai hàm mức độ nhẹ). Còn đối với trường hợp sái nặng cần phải phẫu thuật chỉnh lại quai hàm. Trường hợp này rất hiếm.

Các bước nắn chỉnh sái quai hàm khi ngáp

Như trường hợp của anh bạn bị sái quai hàm sau khi ngáp thì có thể chỉ cần phải nắn chỉnh quai làm là được. Các bước nắn chỉnh quai hàm như sau:

  • Người bệnh được tiêm thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ để hạn chế đau đớn khi nắn chỉnh
  • Người bệnh được điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái nhất có thể
Sái quai hàm có thể chỉnh lại được bằng cách nắn quai hàm

Sái quai hàm có thể chỉnh lại được bằng cách nắn quai hàm

  • Đặt 2 miệng gạc lên mặt nhai ở phía trong 2 nhóm răng hàm dưới bên phải và trái
  • Bác sĩ dùng 2 ngón tay cái ấn toàn bộ khối xương hàm dưới xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp theo hướng xuống dưới và ra sau.
  • Nếu người bệnh cảm thấy xương hàm dưới lỏng ra và có thể cử động dễ dàng thì có nghĩa là xương hàm đã trở về vị đúng khớp.

Để điều trị hiệu quả sái quai hàm, người bệnh nên lựa chọn các địa chỉ, cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại… Có như vậy mới giúp chẩn đoán chính xác mức độ sái quai hàm và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Cách phòng ngừa sái quai hàm tái phát

Với những người từng có tiền sử sái quai hàm, cần chú ý:

  • Cần giữ thăng bằng cho xương hàm, bỏ thói quen nhai, nghiến răng.
  • Chú ý không nên ngáp lớn hoặc cười to đột ngột
Sau khi nắn chỉnh hàm, người bệnh nên tránh cười lớn, ngáp to hoặc nghiến răng khi ngủ...

Sau khi nắn chỉnh hàm, người bệnh nên tránh cười lớn, ngáp to hoặc nghiến răng khi ngủ…

  • Nên chọn các loại thức ăn mềm, lỏng, tránh các món quá cứng. Hoặc dai, làm cho quai hàm phải hoạt động nhiều
  • Thường xuyên áp dụng các bài tập thể dục xoa bóp vùng mặt, các động tác xoa bóp nhẹ xung quanh hàm nhiều lần sẽ giúp quai hàm dẻo dai, khỏe mạnh hơn
  • Tránh các va chạm quá mạnh ảnh hưởng đến quai hàm.
  • Thường xuyên chườm khăn tẩm nước ấm vào các vùng hay bị co rút
  • Với những người thường bị stress hãy học cách thư giãn, thả lỏng, có chế độ công việc, sinh hoạt, ăn uống hợp lý để ngăn sái quai hàm tái phát

Từ khóa » Khi Ngáp Bị Lệch Hàm