Các Cách Chữa Sái Quai Hàm Hiệu Quả Và Nguyên Nhân Xảy Ra
Có thể bạn quan tâm
Có rất nhiều cách chữa sái quai hàm khác nhau như chườm ấm, nắn chỉnh, phẫu thuật… Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng cho các trường hợp cụ thể, chính xác hơn là mức độ lệch khớp hàm của mỗi người. Sái quai hàm có thể xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như ngáp to, cười lớn hay tác động vật lý. Kèm theo đó là rất nhiều dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết rõ ràng.
- 1. Cách chữa sái quai hàm ở nhà
- 1.1 Thực hiện các bài tập giãn cơ
- 1.2. Áp dụng nhiệt và lạnh
- 1.3. Tránh những thói quen gây căng thẳng cho cơ quai hàm
- 1.4 Thay đổi thói quen ăn nhai hằng ngày
- 2. Phương pháp chữa sái quai hàm tại cơ sở y tế
- 2.1. Nắn hàm
- 2.2. Phẫu thuật hàm
- 3. Nên và không nên làm gì sau khi chữa sái quai hàm?
1. Cách chữa sái quai hàm ở nhà
Sái quai hàm hay trật khớp hàm là một tình trạng rất phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến người lớn mà cả trẻ em cũng thường gặp phải. Tùy vào mức độ và các dấu hiệu, triệu chứng khác nhau, có sự đa dạng trong các phương pháp chữa trị.
Ban đầu, nhiều người thường có xu hướng tự tìm cách khắc phục tình trạng sái quai hàm tại nhà.
Theo Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ tại Nha Khoa Paris Bà Triệu cho biết: khi bạn gặp phải tình trạng sái quai hàm, có một số biện pháp chữa trị tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giảm đau và cải thiện tình trạng của mình. Dưới đây là những phương pháp đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thử:
1.1 Thực hiện các bài tập giãn cơ
Bài tập giãn cơ là một phương pháp tốt để giảm căng thẳng và giãn nở cơ quai hàm. Bạn có thể thực hiện các bài tập sau:
Mở rộng miệng: Mở miệng rộng nhất có thể và giữ trong vài giây, sau đó đóng lại từ từ. Lặp lại quá trình này khoảng 5-10 lần.
Massage cơ quai hàm: Sử dụng ngón tay để nhẹ nhàng masage vùng quai hàm và các điểm khuất tất. Áp dụng áp lực nhẹ và di chuyển ngón tay theo hình tròn.
1.2. Áp dụng nhiệt và lạnh
Thay phiên nhau áp dụng nhiệt và lạnh có thể giúp giảm đau và sưng tại khu vực quai hàm. Bạn có thể sử dụng một chiếc bịt nhiệt hoặc túi đá đã được bọc trong khăn mỏng. Áp dụng nhiệt hoặc lạnh trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, và lặp lại quá trình này 2-3 lần mỗi ngày.
1.3. Tránh những thói quen gây căng thẳng cho cơ quai hàm
Có một số thói quen hàng ngày có thể gây căng thẳng cho cơ quai hàm và làm tình trạng sái quai hàm trở nên tồi tệ hơn. Để giảm căng thẳng và tạo điều kiện tốt cho sự phục hồi, hãy tránh những hành động sau:
Nhai thức ăn cứng: Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn cứng và khó nhai như thịt, kẹo hay các loại hạt cứng. Tự ý chỉnh răng: Tránh tự ý chỉnh răng hoặc cố gắng nắn mở miệng quá rộng. Điều này có thể gây thêm căng thẳng cho cơ quai hàm.
1.4 Thay đổi thói quen ăn nhai hằng ngày
Thay đổi thói quen hàng ngày có thể giúp giảm căng thẳng cho cơ quai hàm và cải thiện tình trạng sái quai hàm. Hạn chế tiêu thụ thức ăn cứng và khó nhai như kẹo cao su, thịt cứng và hạt cứng. Tránh những thói quen gây căng thẳng cho cơ quai hàm và thực hiện các bài tập giãn cơ có thể giúp giảm đau và sưng ở khu vực quai hàm.
2. Phương pháp chữa sái quai hàm tại cơ sở y tế
Tùy vào mức độ trật khớp hàm và các biểu hiện đi kèm, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Trong đó có hai phương pháp khắc phục tình trạng sái quai hàm được chỉ định nhiều nhất là nắn và phẫu thuật.
Ở mức độ nhẹ, thì bác sĩ sẽ chỉ tiến hành nắn hàm nhưng nếu như tình trạng của bệnh nhân phức tạp hơn, phương pháp đầu không còn hiệu quả thì bắt buộc phải làm phẫu thuật hàm.
2.1. Nắn hàm
Để có thể thực hiện một cách dễ dàng và nhằm giúp hạn chế các cơn đau cho bệnh nhân, đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau hoặc giãn cơ.
Bệnh nhân sau đó được điều chỉnh tư thế ngồi sao cho đúng và thoải mái nhất, đồng thời cũng tạo sự thuận lợi cho bác sĩ trong suốt quá trình nắn hàm.
Khi nắn hàm, bác sĩ sẽ đặt hai miếng gạc chuyên dụng ở mặt nhai dưới của nhóm răng hàm hai bên. Tiếp theo, bác sĩ dùng hai ngón tay cái với lực mạnh để ấn toàn bộ xương hàm ở nơi bị trật theo hướng xuống dưới và ra sau nhiều lần.
Đến khi người bệnh cảm thấy xương hàm đã mềm hơn và có thể cử động một cách dễ dàng, không đau tức là xương đã về đúng vị trí ban đầu.
2.2. Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm được chỉ định trong các trường hợp sái quai hàm ở mức độ nặng, nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bạn cũng không cần quá lo lắng, vì trường hợp đó cũng không quá nhiều.
Đây là một phương pháp có sự can thiệp trực tiếp vào xương hàm và cần thực hiện ở các chuyên khoa răng hàm mặt. Với đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm “thực chiến” dày dạn, am hiểu thực sự để đảm bảo về kết quả và sự an toàn về sức khỏe của người bệnh.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
3. Nên và không nên làm gì sau khi chữa sái quai hàm?
Sái quai hàm là bệnh sẽ không thể tự khỏi và dễ bị mắc lại, vậy nên sau khi đã chữa trị khỏi bạn cần lưu ý đối với những điều nên và không nên làm dưới đây.
+ Những điều nên làm sau khi chữa sái quai hàm:
Nên ngủ đủ giấc, đúng tư thế.
Nên ăn đồ ăn mềm, không cần phải nhai nhiều.
Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng vùng xương hàm.
Xây dựng lối sống chuẩn, lành mạnh, bớt lo âu, căng thẳng.
Tránh lao động nặng, thường xuyên làm việc quá sức.
+ Những điều không nên làm sau khi chữa sái quai hàm:
Tác động mạnh, thường xuyên vào xương hàm.
Cười to, ngáp lớn nhiều.
Ưa chuộng các món ăn cứng, dai, giòn.
Nếu như bạn phẫu thuật hàm để khắc phục tình trạng lệch khớp thì cần phải tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là tái khám đúng hẹn. Bởi một cuộc phẫu thuật hàm sẽ không tránh khỏi những tác động xâm lấn trực tiếp vào vùng xương hàm. Nên quá trình chăm sóc sau khi phẫu thuật luôn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả. Nhất là đối với vấn đề vệ sinh vết mổ, nếu không đảm bảo còn gây ra viễm trùng rất nguy hiểm.
Trên đây là các cách chữa sái quai hàm mà bạn nên “bỏ túi” cho mình ngay. Các cách được phân chia rất rõ ràng đối với ở nhà và tại các cơ sở y tế. Tùy theo mức độ và các dấu hiệu mà sẽ áp dụng phương pháp cụ thể sao cho hiệu quả nhất. Nhưng đặc biệt bạn cần tránh để tình trạng trật khớp hàm kéo dài, bởi không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn để lại không ít di chứng khác như lệch mặt.
Từ khóa » Khi Ngáp Bị Lệch Hàm
-
“Ngáp Sái Quai Hàm…” - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
Sái Quai Hàm Khi Ngáp Phải Làm Sao để điều Trị? | TCI Hospital
-
Cách Chữa SÁI QUAI HÀM Tự Khỏi Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh
-
Trật Khớp Hàm: Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả
-
Sai Khớp Hàm Dưới - Rối Loạn Nha Khoa - Cẩm Nang MSD
-
Bị Sái Quai Hàm Phải Làm Sao để Nhanh Khỏi Nhất? | BvNTP
-
Nguyên Nhân Và Cách Chỉnh Hàm Lệch | Vinmec
-
Cách Xử Trí Trật Khớp Thái Dương | Vinmec
-
Trật Khớp Hàm, Không Khép được Miệng Do Ngáp Lớn - VnExpress
-
Tư Vấn Ngáp Hay Bị Chệch Quai Hàm Có Nguy Hiểm Không ? Chuyên ...
-
Đau Xương Hàm Gần Tai: Triệu Chứng Cảnh Báo Nhiều Bệnh
-
1. SÁI QUAI HÀM KHI NGÁP PHẢI LÀM SAO?
-
Cách Chữa Há Miệng Có Tiếng Kêu An Toàn - Hiệu Quả - Không Tái Phát
-
Trẹo Quai Hàm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu ...