Biên Chế Nhà Nước Là Gì Và Những Thủ Tục Xét Tuyển Biên Chế

1. Biên chế Nhà nước là gì ?

Hiện nay, tại các văn bản pháp luật vẫn chưa đưa ra bất cứ định nghĩa nào rõ ràng về biên chế Nhà nước. Tuy nhiên, cụm từ này vẫn đang xuất hiện rất nhiều ở trong hầu hết mọi văn bán Luật, Nghị định, các bản thảo Quy định nói về người cán bộ, công nhân viên chức. Vậy thì chúng ta nên hiểu khái niệm biên chế Nhà nước là gì như thế nào? Bên cạnh đó cũng đừng bỏ qua những thông tin hữu ích như công chức, viên chức là gì để hiểu rõ hơn về biên chế nhà nước.

Vì chưa có một văn bản chính thống nào xác định cụ thể khái niệm biên chế Nhà nước cho nên có rất nhiều khái niệm được đưa ra. Đa số các khái niệm này đều giống nhau về ý tứ, nội dung, chỉ khác nhau về cách diễn đạt cho nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tham khảo để có thể tuyển dụng viên chức thành công.

Để tiện dụng và nhanh chóng nhất, chúng ta có thể cùng nhau đi tìm các cách định nghĩa khác nhau về khái niệm Biên chế Nhà nước là gì ? trong nội dung này nhé.

Theo như Thư viện Pháp luật định nghĩa thì : Biên chế chính là số người làm việc trong một đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, biên chế được quyết định bởi chính đơn vị công tác đó hoặc là được phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo đúng sự hướng dẫn của Nhà nước.

Biên chế Nhà nước là gì ?

Biên chế Nhà nước là gì ?

Một tài liệu khác lại nói rằng : Biên chế là số người đang thực hiện nhiệm vụ ở trong các cơ quan với vai trò chính là thực hiện các nhiệm vụ và chức năng cơ quan giao phó. Biên chế sẽ được hưởng mức lương từ trong ngân sách của Nhà nước, do chính Bộ Nội vụ, các cơ quan ngang bộ và các bộ, các cơ quan thuộc chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Biên chế được xem là một dạng hợp đồng lao động không có thời hạn áp dụng tại các công ty, các đơn vị Nhà nước.

Vậy thì, về cơ bản nội dung định nghĩa hoàn toàn giống nhau ở các nguồn tham khảo. Tựu chung lại, bạn có thể hiểu đơn giản về khái niệm biên chế Nhà nước như sau :

Biên chế là số người đang làm việc ở trong các cơ quan và đơn vị công lập của Nhà nước, được phê duyệt bởi chính đơn vị sự nghiệp đó hoặc phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền đảm bảo đúng các hướng dẫn của Nhà nước. Biên chế là công việc mang tính chất phục vụ không có thời hạn, được hưởng đầy đủ các chế độ gồm có lương, phụ cấp theo quy định Nhà nước ban hành.

Theo định nghĩa trên thì việc vào biên chế có rất nhiều lợi thế, do vậy mà không khó để lý giải vì sao đây lại trở thành mục tiêu và là niềm mơ ước lớn lao của rất nhiều người lao động. Khi được chế độ biên chế thì điều đó đồng nghĩa rằng bạn có được  sự ổn định về nghề nghiệp cho đến khi hết tuổi lao động, về nghỉ hưu. Đồng thời còn được đảm bảo toàn vẹn các chế độ phúc lợi theo đúng luật dành cho người lao động.

2. Phân biệt hình thức biên chế và hợp đồng

Muốn biết được biên chế và hợp đồng khác nhau như thế nào chúng ta phải hiểu rõ được thế nào là biên chế, thế nào là hợp đồng. Biên chế Nhà nước là gì đã được tìm hiểu rất kỹ ở nội dung trên, chúng ta chỉ cần tìm hiểu thêm để biết hợp đồng là gì sau đó tìm kiếm các tiêu chí để phân biệt rạch ròi hai khái niệm này.

Khái niệm hợp đồng mà chúng ta nhắc tới ở đây chính là hợp đồng lao động. Những người làm việc theo chế độ hợp đồng sẽ chịu sự quản lý trực tiếp từ các chử sở hữu lao động, người quản lý của doanh nghiệp.

Chế độ hợp đồng gồm có chế độ hợp đồng ngắn hạn và chế độ hợp đồng dài hạn. Trong đó, hợp đồng ngắn hạn được tính bao gồm hợp đồng khoán việc, hợp đồng làm thời vụ, hợp đồng có xác định thời hạn cụ thể trong khoảng thời gian từ 3 cho tới 36 tháng. Còn hợp đồng dài hạn là dạng hợp đồng không xác định thời gian làm việc, không có giới hạn kết thúc cụ thể.

Tại nhiều cơ quan nhà nước cũng có các vị trí áp dụng chế độ hợp đồng ngắn hạn, đó là những vị trí công việc mang tính đặc thù, có vai trò nhiệm vụ giải quyết những đầu việc còn tồn đọng và chỉ làm tạm thời một thời gian ngắn. Các vị trí này có thể được bổ sung vào biên chế tại những vị trí đang thiếu nhân lực.

Hiểu một cách nôm na như vậy thì đến đây chúng ta đã có thể phân biệt để tìm kiếm sự khác nhau giữa biên chê và hợp đồng. Cụ thể như sau :

Với nhân viên hợp đồng thì sẽ được ký kết hợp đồng lao động, được hưởng toàn bộ các chế độ đãi ngộ theo hợp động đã ký. Các chế độ mà đơn vị sự nghiệp dành cho bạn không phải diện bắt buộc. Do đó, tùy thuộc vào các cơ quan ngoài nhà nước mà chế độ đãi ngộ sẽ có sự khác nhau.

Trong khi đó nhân viên biên chế là những người đã thi công chức  - viên chức tại một cơ quan nhà nước và phải thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian nhất định mà người ta gọi đó là thời gian thử thách, thường sẽ rơi vào khoảng 1 năm. Sau thời gian này thì bạn mới chính thức trở thành một người cán bộ công nhân viên chức thuộc cơ quan đó. Người nhân viên biên chế là người được hưởng đầy đủ các chế độ quyền lợi, đãi ngộ mà người nhân viên hợp đồng không được hưởng.

Phân biệt hình thức biên chế và hợp đồng

Phân biệt hình thức biên chế và hợp đồng

Có thể kể tới một số quyền lợi mà người nhân viên biên chế được hưởng như :

• Tăng lương dựa vào thâm niên làm việc, theo chế độ bằng cấp và theo trình độ. Ví dụ với trình độ đại học thì cứ 3 năm làm việc sẽ được tăng lên 1 bậc lương.

• Được thi chuyển ngạch bậc lương

• Được hưởng mọi chế độ về khoản thu nhập tăng thêm trong khi đó chế độ hợp đồng chỉ cho phép bạn hưởng 50% khoản thu nhập tăng thêm đó

• Được cử đi đào tạo dựa vào chính nguồn kinh phí của cơ quan, tổ chức nơi bạn làm việc.

Như vậy có thể thấy, biên chế có thể coi là một dạng hợp đồng không có thời gian, là bản hợp đồng an toàn đối với người lao động. Ở các đơn vị tư nhân thường áp dụng các hợp đồng ngắn hạn và dài hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Thông thường, người lao động sẽ chỉ ký bản hợp đồng có xác định thời hạn và ký trong một thời gian ngắn vì họ không muốn bị ràng buộc quá lâu hoặc ít nhất họ còn có thể tự quyết định có muốn ký hợp đồng với doanh nghiệp đó nữa hay không.

Vấn đề được vào « biên chế » trực tiếp liên quan đến vấn đề cơ hội và sự ổn định của các bạn trong sự nghiệp của mình. Bởi vì tâm lý chung ai cũng có nỗi lo thất nghiệp hoặc phải sống trong cảnh chật vật hàng ngày phải mang bộ hồ sơ đi khắp nơi tim viec với nỗi mong chờ không chắc chắn về phần trăm cơ hội sẽ thành công. Bởi vậy mà ai ai cũng đều mong muốn được vào biên chế để tự mình tạo dựng sự ổn định cho sự nghiệp của bản thân mình.

Tham khảo: Ứng tuyển việc làm tại công ty Nhật với mức lương cao và nhiều chế độ đãi ngộ tốt bằng cách tạo và  tải CV tiếng Nhật sau đó nộp ứng tuyển ngay trên timviec365.

3. Muốn vào biên chế, cần nắm những thủ tục gì ?

Nhiều người thắc mắc một câu hỏi rất phổ biến, đó là : cần những thủ tục và điều kiện gì để được xét duyệt vào biên chế ? Xét duyệt biên chế trong thời gian bao lâu? Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng nhất.

Thủ tục vào biên chế Nhà nước

Thủ tục vào biên chế Nhà nước

Để được xét duyệt vào diện biên chế, các bạn cần lưu ý :

• Khi hết thời hạn tập sự, bạn cần báo cáo kết quả trong văn bản đáp ứng đúng những quy định của Nhà nước.

• Người hướng dẫn của bạn trong thời gian thực tập cần phải có trách nhiệm đưa ra ý kiến và đánh giá về bạn thông qua văn bản.

• Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp sẽ trực tiếp đánh giá phẩm chất, đạo đức của người tập sự. Nếu bạn là người tập sự đã đạt yêu cầu về thời gian thì sẽ phải làm văn bản để trực tiếp đề nghị các cấp có thẩm quyền định danh viên chức bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho bạn.

>>> Xem thêm nhiều cách tạo ra chữ ký gmail chuyên nghiệp nhất trên trang Timviec365.vn. Nhanh tay truy cập ngay đi thôi.

Như vậy, những thông tin mà chúng tôi chia sẻ tới bạn chắc chắn sẽ giúp bạn nhanh chóng hiểu được biên chế Nhà nước là gì ? Thông qua những kiến thức này, bạn đã biết bản thân mình nên định hướng sự nghiệp như thế nào hay chưa ?

Từ khóa » Dạy Biên Chế Là Gì