Hỏi Về Trường Hợp Giáo Viên Hợp đồng Trong Biên Chế? - Luật Minh Gia
Có thể bạn quan tâm
Như vậy trường hợp của tôi chỉ cần thi trung bình các môn trên 5 điểm là đậu hay phải thi cạnh cạnh? Nếu thi cạnh tranh tôi không đậu thì tôi có được hợp đồng nữa không? (Vì trường hợp của tôi là năm 2013 làm việc là nhân viên trong trường THPT Bán công hợp đồng dài hạn, năm 2010 trường chuyển thành trường công lập thì toàn bộ giáo viên là vào biên chế, còn nhân viên là hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế do sở nội vụ ký trong đó có tôi, năm 2013 tôi được điều động lên Trung tâm giáo dục thường xuyên làm nhiệm vụ giáo viên dạy nghề và đến tháng 8/2015 sáp nhập các trung tâm, trước khi sáp nhập tại trung tâm cũ còn thiếu chỉ tiêu biên chế nên khi sáp nhập về trung tâm mới tôi đi đâu thì chỉ tiêu biên chế là của tôi và mình tôi thi). Tôi đến nay làm việc được 13 năm. Cho tôi hỏi thêm trường hợp của tôi có được nghỉ phép về thăm gia đình không? Và được nghỉ bao nhiêu ngày? Và căn cứ vào văn bản nào? Rất mong công ty luật tư vấn cho Tôi. Tôi xin cảm ơn
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, thi tuyển viên chức
Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
Trường hợp của bạn là làm việc theo chế độ hợp đồng, đang thi tuyển viên chức. Không có khái niệm "hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế", biên chế chỉ sử dụng đối với cán bộ, công chức làm việc lâu dài và hưởng lương từ ngân sách nhà nước và họ không làm việc theo chế độ hợp đồng.
Căn cứ Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, khi thi tuyển viên chức phải thực hiện các bài thi sau: Thi kiến thức chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Tùy theo yêu cầu của vị trí việc làm, người dự thi phải thi cả ngoại ngữ và tin học văn phòng.Bài thi được tính theo thang điểm 100 trong đó điểm bài thi kiến thức chung được tính hệ số 1, điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành được tính hệ số 1 đối với bài thi viết hoặc thi trắc nghiệm, được tính hệ số 2 đối với bài thi thực hành. Kết quả thi là tổng số điểm của bài thi kiến thức chung và các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải tham gia đủ các bài thi và mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định theo nguyên tắc: Người trúng tuyển có kết quả thi cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
b) Thương binh;
c) Người hưởng chính sách như thương bình;
d) Con liệt sĩ;
đ) Con thương binh;
e) Con của người hưởng chính sách như thương binh;
g) Người dân tộc ít người;
h) Đội viên thanh niên xung phong;
i) Đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;
k) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
l) Người dự tuyển là nữ;
Trường hợp không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ưu tiên tuyển dụng viên chức trực tiếp phỏng vấn và quyết định người trúng tuyển.
Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các lần sau.
Nếu thi tuyển nhưng bạn không trúng tuyển thì bạn vẫn có thể làm việc theo chế độ hợp đồng với đơn vị sự nghiệp.
Thứ hai, chế độ nghỉ ngơi
Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định Quyền của viên chức về nghỉ ngơi:
1. Được nghỉ hàng năm , nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ 1 lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ 1 lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với người lao động theo hợp đồng chưa trúng tuyển viên chức thì chế độ nghỉ ngơi của họ được quy định giống như người lao động làm việc theo hợp đồng và được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động 2012.
Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Điều 112. Nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc
Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn nghỉ nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, ngoài những trường hợp mà pháp luật lao động về iệc nghỉ phép của người lao động thì bạn có thể thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về việc nghỉ phép không lương.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về trường hợp giáo viên hợp đồng trong biên chế?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng!
Trịnh Hoa - Công ty Luật Minh Gia
Từ khóa » Dạy Biên Chế Là Gì
-
Biên Chế Là Gì? Phân Biệt Biên Chế Với Hợp đồng Lao động?
-
Biên Chế Là Gì Mà Sao Ai Cũng Muốn Vào Biên Chế? - LuatVietnam
-
Biên Chế Là Gì? Phân Biệt Biên Chế Và Hợp đồng Lao động
-
Biên Chế Là Gì? Những điều Cần Biết Về Chế độ Hưởng Biên Chế
-
Biên Chế Là Gì? Biên Chế Có Lợi Gì Mà Sao Ai Cũng Muốn Vào?
-
Định Mức Biên Chế Là Gì? Quy định Về Tiêu Chuẩn ... - Luật Dương Gia
-
Biên Chế Là Gì? Phân Biệt Lao động Thuộc Biên Chế Và Lao động Hợp ...
-
Lương Của Giáo Viên Hợp đồng Có Giống Lương Của Giáo Viên Trong ...
-
Biên Chế Nhà Nước Là Gì Và Những Thủ Tục Xét Tuyển Biên Chế
-
Biên Chế Là Gì? Biên Chế Và Hợp đồng Khác Nhau Thế Nào?
-
Những Ngộ Nhận Về "bỏ Biên Chế Giáo Viên"
-
Biên Chế Là Gì? Phân Biệt Biên Chế Với Hợp đồng Lao động Chi Tiết Nhất
-
Thông Tư 32-NV/CB Hướng Dẫn Tuyển Dụng Biên Chế
-
Bạn Hiểu Như Thế Nào Về Tinh Giản Biên Chế?
-
Biên Chế Là Gì? Lợi ích Hấp Dẫn Khiến Ai Cũng Muốn Tham Gia
-
Biên Chế Là Gì? Làm Thế Nào để Vào Biên Chế Nhà Nước
-
Giáo Viên Là Công Chức Hay Viên Chức? - Pháp Luật