Biện Pháp Bảo đảm Tiền Vay Trong Tín Dụng Là Gì? - Tư Vấn LAWKEY
Có thể bạn quan tâm
Nhằm tránh những rủi ro đối với các tổ chức tín dụng khi thực hiện việc cho vay; do đó cần biện pháp bảo đảm. Biện pháp bảo đảm tiền vay trong tín dụng là gì
Khái niệm
Đảm bảo tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp trong phạm vi luật cho phép để bảo đảm thu hồi nợ của bên đi vay trong thời hạn tín dụng đã được xác định giữa Tổ chức tín dụng và khách hàng.
Biện pháp đảm bảo tiền vay không bằng tài sản
a) Bảo lãnh:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Như vậy, đối tượng của quan hệ bảo lãnh đó là bằng uy tín, từ đó, Ngân hàng chỉ có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện thay nghĩa vụ hoặc khởi kiện chứ không thể tác động vào tài sản của bên bảo lãnh được.
b) Tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội:
Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại Tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo khái niệm này thì tổ chức chính trị – xã hội không có nghĩa vụ trả nợ thay vì tổ chức chính trị không có tài sản riêng cũng như tư cách pháp nhân, nên chịu trách nhiệm về tài sản dường như không có.
Biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản
a) Cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay
Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là việc bên vay vốn (bên cầm cố) có nghĩa vụ giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên cho vay (gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn).
b) Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
Thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng là việc bên vay vốn (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn) đối với bên cho vay (gọi là bên nhận thế chấp ) và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp.
Trong thế chấp tài sản, Tổ chức tín dụng chỉ quản lý gián tiếp thông qua các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản.
c) Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba:
Thế chấp, cầm cố tài sản của người thứ ba là việc tổ chức, cá nhân (không phải là bên vay vốn) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ vay (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn) cho bên đi vay.
>> Xem thêm: Mua bán có bảo hành theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Điều kiện với tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay tại tổ chức tín dụng
Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 thì một tài sản có thể bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, tuy nhiên phải tuân thủ các quy định. Một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ nếu thỏa mãn các điều kiện:
– Có sự đồng ý xác lập các biện pháp bảo đảm đó từ các chủ thể của nhiều quan hệ nghĩa vụ;
– Giá trị tài sản tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
Khi một tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ về nguyên tắc giá trị của nó phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. Nhưng nếu các bên có thỏa thuận và thống nhất ý chí một tài sản có giá trị nhỏ hơn các nghĩa vụ được bảo đảm vẫn trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm mà các bên lựa chọn vẫn được đảm bảo thực hiện.
Một tài sản có thể dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ đối với một người nhận bảo đảm. Trường hợp một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ thì mỗi lần bảo đảm phải lập thành văn bản riêng để làm căn cứ xử lý tài sản bảo đảm.
Như vậy, căn cứ các quy định trên, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì một tài sản có thể được dùng để thế chấp cho nhiều ngân hàng nếu đáp ứng các điều kiện trên.
Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Trong Hợp đồng Tín Dụng
-
09 Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng - Luật Thái An
-
Các Biện Pháp Bảo đảm đối Với Hợp đồng Tín Dụng - Luat Su Bao Ho
-
GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG (Phần 1)
-
GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG (Phần 3)
-
Quy định Pháp Luật Về Biện Pháp Bảo đảm (17/11/2021)
-
Khái Quát Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
Biện Pháp Bảo đảm Theo Bộ Luật Dân Sự Năm 2015
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Hợp đồng
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Hoạt động Tín Dụng Của ...
-
Quyền Tài Sản Và Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Hợp đồng Tín ...
-
Biện Pháp Bảo đảm Tín Dụng Của Ngân Hàng Là Gì?
-
1. Quy định Pháp Luật Hiện Hành Về Bảo Lãnh - In Bài Viết
-
Quan Hệ Giữa Hợp đồng Tín Dụng Và Hợp đồng Bảo đảm?
-
Điều 12 - Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam