Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - ty
Có thể bạn quan tâm
Nước ta là một quốc gia có diện tích đất phèn lớn. Loại đất này làm ảnh hưởng lớn đến nguồn nước, năng suất và chất lượng cây trồng. Vậy cụ thể thì đất phèn là gì? Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn đất phèn như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về đất phèn
Đất phèn còn được biết đến với tên gọi khác là đất chua mặn. Tên khoa học của loại đất này là Thionic Fluvisols. Cụm từ này chỉ nhóm đất chứa nhiều gốc Sunphat (SO42-) và độ pH thấp, lượng chất độc Al3+, SO42, Fe2+ rất cao. Chính điều này khiến khả năng trao đổi của môi trường đất bị phá hủy. Đất không còn khả năng để tự làm sạch dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, động vật, thực vật và vi sinh vật bị tiêu diệt.
Nguyên nhân hình thành đất phèn
Đất phèn được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển, nơi có nhiều xác sinh vật chứa nhiều chất lưu huỳnh. Xác sinh vật khi bị phân hủy sẽ giải phóng lưu huỳnh (S). Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh kết hợp với sắt trong phù sa để hình thành nên hợp chất pyrit (FeS2). Trong điều kiện thoát khí, thoát hơi nước, FeS2 bị oxi hóa hình thành nên hợp chất axit sunphuric (H2SO4) khiến đất bị chua một cách nghiêm trọng. Tầng đất chứa hợp chất FeS2 được gọi là tầng đất sinh phèn.
Đặc điểm nổi bật và tính chất của đất phèn
Đất phèn chứa thành phần cơ giới rất nặng, tầng đất nhiễm mặn khi khô thường cứng và nhiều vết nứt nẻ. Đặc trưng của đất phèn là đất rất chua, có độ pH dưới 4, trong đất chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây trồng. Ngoài ra loại đất này còn có hoạt động vi sinh vật rất kém.
Biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn
+ Biện pháp thuỷ lợi: Xây dựng hệ thống tưới tiêu để thau chua rửa mặn, xổ phèn và hạ thấp mạch nước ngầm. Kết hợp bón vôi khử chua và giảm tính độc hại của nhôm. Bổ sung thêm cho đất các chất dinh dưỡng hữu cơ đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
+ Áp dụng phương pháp cày sâu, phơi đất ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh.
+ Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người ta sử dụng đất phèn để trồng lúa. Người dân áp dụng phương pháp cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ để cải tạo và sử dụng đất. Bên cạnh đó họ sử dụng đất phèn để trồng các loại cây ưa phèn.
Tìm hiểu về đất mặn
Đất mặn là đất chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất. Loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển như Nam Định, Thái Bình, Cà Mau,...
Nguyên nhân hình thành nên đất mặn
Đất mặn được hình thành dựa trên hai nguyên nhân chính đó là do nước biển bị tràn vào và do ảnh hưởng của mạch nước ngầm nên đất mới bị nhiễm mặn.
Đặc điểm và tính chất của đất mặn
Đặc điểm nhận diện đầu tiên của đất mặn chính là phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50 – 60%. Trong dung dịch đất chứa hàm lượng muối tan cao như NaCl, Na2SO4.
Đất mặn có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm, đất nghèo mùn và nghèo đạm, hoạt động vi sinh vật yếu làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây trồng.
Để có thể sử dụng đất mặn vào trồng các cây nông nghiệp thì cần phải có quá trình cải tạo và sử dụng đất phù hợp. Cách cải tạo như thế nào thì hãy tiếp tục tìm hiểu qua phần tiếp theo nhé!
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn
+ Biện pháp thuỷ lợi: Cải tạo và sử dụng đất mặn bằng cách đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý. Ngăn chặn nước biển tràn vào đất trồng cây nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn, làm sạch đất.
+ Biện pháp bón vôi: Việc bón vôi để cải tạo đất có tác dụng đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo đất. Cách thực hiện biện pháp này rất đơn giản, bạn chỉ cần tháo nước vào ruộng để rửa mặn. Bổ sung thêm cho đất các chất hữu cơ cần thiết sau quá trình bón vôi.
+ Trồng cây chịu mặn: Khi hàm lượng Na trong đất được giảm bớt, bạn có thể sử dụng đất để trồng các cây trồng khác, giúp tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp.
+ Đất mặn sau khi cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa (lúa đặc sản), cói, nuôi thủy sản. Vùng đất ở ngoài để có thể sử dụng để trồng rừng ngập mặn, giúp bảo vệ môi trường.
Trên đây là một số biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn để cách bạn tham khảo. Mỗi loại đất đều có cách hình thành, đặc điểm và tính chất riêng. Cũng vì thế mà cách cải tạo và sử dụng của mỗi loại đất cũng có phần khác nhau. Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi sẽ trên đây có thể hữu ích, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
- Điểm danh các loại hoa trồng bằng củ được yêu thích nhất
- Dung dịch thủy canh là gì? Phân loại dung dịch thủy canh
Từ khóa » đất Phèn Ven Biển
-
Nhóm đất Phèn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Đất Phèn • Tin Cậy 2022
-
Đất Phèn Và đất Mặn Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành đất Phèn, đất ...
-
Diện Tích, đặc điểm Nhóm đất Phèn (Thionic Fluvisols)
-
Đất Nhiễm Mặn, Phèn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
-
Việt Nam Có Khoảng 2 Triệu Ha đất Phèn Chiếm Gần 16% Diện Tích ...
-
Đất Phèn Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Đất Phèn Là Gì? đất Phèn Trồng Cây Gì? Có độ Ph Bao Nhiêu.
-
Tài Nguyên đất - UBND Tỉnh Cà Mau
-
đất Cát Biển, đất Mặn, đất Phèn, đất Lầy Và đất Than Bùn, đất Phù ...
-
[PDF] ẤT VIỆT NAM - ResearchGate
-
Nguyên Nhân Hình Thành Và Biện Pháp Cải Tạo đất Mặn, đất Phèn
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - Hoc24