Tìm Hiểu Về Đất Phèn • Tin Cậy 2022
Có thể bạn quan tâm
Tìm Hiểu Về Đất Phèn
Đất phèn là loại đất rất phổ biến của vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, vì một số đặc tính như pH rất thấp, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng độc chất cao nên việc cải tạo đất phèn để có thể canh tác được rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Cùng Tin Cậy tìm hiểu đất phèn được hình thành như thế nào, cách cải tạo đất phèn ra sao?
1. Ðiều kiện và quá trình hình thành đất phèn
Ðất phèn thường được hình thành và phát triển ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó thoát nước. Do sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn.
Thực vật tự nhiên ở đây chủ yếu là những cây ưa nước có muối như ôrô, cỏ năn, cỏ lác, cỏ gà nước. Những diện tích đang được canh tác chủ yếu trồng lúa, cói và một số loại hoa màu khác song năng suất nói chung còn thấp do đất chua mặn.
Về vị trí so với đất mặn, nhìn chung đất phèn nằm sâu vào đất liền hơn. Ở đồng bằng sông Cửu Long đất phèn có sự xen kẽ rất phức tạp với đất mặn và đất phù sa. Trong đất xảy ra các quá trình mặn hóa, chua hóa, glây và sét hóa làm cho đất có thành phần cơ giới nặng. Tuy nhiên trong đất phèn hai quá trình mặn hóa và chua hóa diễn ra rất mạnh và chúng quyết định các đặc tính của đất phèn.
- Quá trình mặn hóa: được hình thành do trong đất có chứa một số lượng muối tan nhất định như muối NaCl, Na2SO4. Các muối này có nguồn gốc từ nước biển, trải qua thời gian lượng muối NaCl đã giảm nhờ tính hòa tan cao, còn lại muối Na2SO4 được tích lại ở đất phèn. Trong đất phèn do ion Cl– dễ bị rửa trôi trong khi ion SO42- lại thường xuyên được bổ sung, tích lũy bởi quá trình phèn hóa trong qua trình phân hủy các xác hữu cơ (sú, vẹt, đước) do đó tỷ lệ Cl–/ SO42- < 1. Hàm lượng Cl– và SO42- có chiều hướng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện.
- Quá trình chua hóa: được kết luận sơ bộ về nguyên nhân làm cho đất chua là do lưu huỳnh có nguồn gốc từ nước biển tích lũy lại theo 2 con đường:
- Con đường thứ nhất là do những phản ứng hóa học thuần túy như kiểu các muối sunphat ít tan khi nồng độ tăng lên kết tủa lại sinh ra nhiều SO42- làm đất hóa chua.
- Con đường thứ hai qua tích lũy sinh học từ xác các thực vật rừng ngập mặn (phổ biến là các cây sú, vẹt, đước…). Trong quá trình sống các loại cây này hấp thụ và tích lũy S ở dạng hữu cơ, sau khi chết đi xác của chúng được phân giải ở điều kiện yếm khí, các hợp chất chứa lưu huỳnh bị biến đổi thành S2- chủ yếu ở dạng pyrite (FeS2) và sunphua hydro (H2S), hợp chất FeS2 trong đất khi gặp điều kiện oxy hóa chúng sẽ biến đổi tạo ra SO42-.
2. Phân loại đất phèn
Theo phân loại đất của FAO – UNESCO đất phèn được xác định do sự có mặt ở trong phẫu diện đất 2 loại tầng chẩn đoán chính đó là tầng sinh phèn (sunfidic horizon) và tầng phèn (sulfuric horizon). Nếu đất chỉ có tầng chứa vật liệu sinh phèn gọi là đất phèn tiềm tàng, đất có tầng phèn (thường có cả tầng sinh phèn) gọi là đất phèn hoạt động.
Tầng sinh phèn (sulfuric horizon) là tầng tích lũy vật liệu chứa phèn (sulfuric materials) là tầng sét hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S); khi oxy hóa cho pH dưới hoặc bằng 3,5.
Tầng phèn (sulfuric horizon) là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát trển của đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoáng Jarosite dưới dạng đốm vệt màu vàng rơm (2,5Y) có pH thường dưới 3,5. Tầng chứa Jarosite cũng là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động.
Nhóm đất phèn (Thionosols) được chia ra thành các đơn vị sau:
Ðất phèn tiềm tàng: Protothionic Gleysols (FLtp)
Ðất phèn hoạt động: Orthithionic Fluvisols (FLto)
Ðặc điểm chung đất phèn có thành phần cơ giới nặng (sét: %>50%), đất rất chua (pHKCl: 3- 4,5). Hàm lượng hữu cơ trong đất khá (OC%: 2- 4%); hàm lượng lân nghèo đến rất nghèo cả tổng số và dễ tiêu (P2O5% < 0,06%; P2O5 dễ tiêu< 6 mg/100g đất, có nơi chỉ thấy vệt) ; hàm lượng kali từ khá đến giàu (K2O5: 1,5- 2,0%). Hàm lượng S% tương đương hoặc lớn hơn 0,75%. Hàm lượng nhôm di động Al3+ trong tầng sinh phèn cao (có chỗ lên đến >50 mg/100g đất).
1. Ðất phèn tiềm tàng (Protothionic Gleysols- GLtp ):
Có khoảng 600 ha tập trung chủ yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ. Ðất được hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn (Sulfidic Horizon), đây cũng chính là tầng vật liệu chứa phèn (Sulfidic Materials), gồm tầng sét và tầng hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S).
Ðất phèn tiềm tàng hiện đang được khai thác trồng lúa, nuôi tôm, ở những rừng ngập mặn sú, vẹt, đước có một số diện tích phèn nhiều đặc thù hiện đang được bảo vệ để bảo tồn những đàn chim quý hiếm.
2. Ðất phèn hoạt động (Orthithionic Fluvisols- FLto):
Có khoảng gần 1,4 triệu ha phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ðất hoạt động được hình thành do có tầng phèn (Sulfuric Horizon), là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ đất phèn tiềm tàng, tập trung khoáng Jarosite dưới dạng đốm vệt vàng rơm có màu 2,5Y đây cũng chính là tầng chỉ thị của đất phèn hoạt động; pH của đất thường dưới 3,5. Ðất này thường được sử dụng trồng lúa.
3. Cải tạo đất phèn
Diện tích đất phèn bỏ hoang ở nước ta hiện nay còn khá lớn. Những diện tích đất phèn đã được khai thác vào sản xuất cây trồng chủ yếu là trồng 2 vụ lúa (đông xuân và hè thu) năng xuất cây trồng ở đây phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa hàng năm. Trên loại đất này nông dân nông dân có kinh nghiệm “ém phèn” để trồng lúa bằng biện pháp cày nông, bừa sục giữ nước liên tục và tháo nước theo định kì.
Với hệ thống thủy lợi ngày càng được hoàn thiện cùng với sự thay thế những giống có khả năng chống chịu phèn có thể đạt năng suất bình quân 6- 7 tấn thóc/ ha/ năm. Ðất phèn là loại đất cần phải cải tạo khi sử dụng, để cải tạo chúng người ta thường áp dụng các biện pháp chính sau:
Biện pháp thủy lợi
Ðể có thể sản xuất ở trên vùng đất phèn mới khai hoang phải tiến hành thau rửa chua mặn do đó biện pháp thủy lợi phải được đặt lên hàng đầu. Muốn thau rửa mặn người ta thường tiến hành lên líp hoặc xây dựng hệ thống kênh tưới và kênh tiêu song song. Một số nơi có kinh nghiệm khoan các giếng sâu, thường xuyên bơm nước lên ruộng rồi tiêu xuống mương tiêu, hạ thấp mực nước ngầm mặn (mỗi giếng đảm nhiệm diện tích cho khoảng 100 ha).
Bón vôi cho đất
Bón vôi có tác dụng rất tốt cho việc khử chua và hạn chế tác hại của nhôm di động trong đất. Lượng vôi phải dùng rất nhiều và hiệu quả của chu kỳ bón vôi lại rất ngắn (một, hai vụ thì chua trở lại). Do đó theo các kết quả nghiên cứu thì nên bón hàng năm, mỗi năm chỉ bón một lượng vừa phải (tương đương 1/3- 1/4 mức độ chua thủy phân) là kinh tế nhất.
Biện pháp phân bón
Bón phân cân đối giữa N,P,K và hợp lý cho cây trồng. Trong các loại phân bón N,P,K cần lưu ý tới phân lân (P) bón ở đất phèn cho hiệu quả sử dụng rất cao, vì lân cũng chính là yếu tố dinh dưỡng hạn chế rõ nhất đối với cây trồng trên loại đất này. Sử dụng phân hữu cơ lâu dài cũng là biện pháp hiệu quả để cải thiện pH, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
- Biện pháp canh tác
Ðối với các biện pháp canh tác, việc làm đất cần phải lưu ý giữ nước thường xuyên trong ruộng để trồng lúa, không nên để nước cạn và tuyệt đối không cày ải đối với đất phèn. Những nơi đất bị phèn mạnh phải “lên líp” rửa phèn rồi mới sử dụng cho trồng trọt được.
Ðối với cây trồng phải lựa chọn những loại cây có tính chống chịu phèn (hoặc chua mặn), ở những nơi địa hình thấp trũng ngập nước có thể trồng cói một số năm cho giảm lượng muối phèn trước khi trồng lúa. Những nơi đất có địa hình cao có thể trồng dứa, mía hoặc một số loại cây ăn quả có khả năng tồn tại và phát triển được ở đây.
Trong thực tế việc thau chua rửa mặn ở đây gặp rất nhiều khó khăn bởi những vùng đất phèn cũng là những vùng rất thiếu nước ngọt nên việc đảm bảo nước cũng chỉ giải quyết được ở một số vùng có điều kiện thuận lợi về nguồn nước ngọt.
Tác giả: Minh Cường
Mọi thắc mắc về “Tìm hiểu về đất phèn”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 882 249 – 0932 063 123 – 0902 882 247 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Từ khóa » đất Phèn Ven Biển
-
Nhóm đất Phèn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đất Phèn Và đất Mặn Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành đất Phèn, đất ...
-
Diện Tích, đặc điểm Nhóm đất Phèn (Thionic Fluvisols)
-
Đất Nhiễm Mặn, Phèn Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
-
Việt Nam Có Khoảng 2 Triệu Ha đất Phèn Chiếm Gần 16% Diện Tích ...
-
Đất Phèn Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Đất Phèn Là Gì? đất Phèn Trồng Cây Gì? Có độ Ph Bao Nhiêu.
-
Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - ty
-
Tài Nguyên đất - UBND Tỉnh Cà Mau
-
đất Cát Biển, đất Mặn, đất Phèn, đất Lầy Và đất Than Bùn, đất Phù ...
-
[PDF] ẤT VIỆT NAM - ResearchGate
-
Nguyên Nhân Hình Thành Và Biện Pháp Cải Tạo đất Mặn, đất Phèn
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - Hoc24