Đất Phèn Và đất Mặn Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành đất Phèn, đất ...

Đất phèn, đất mặn là gì? Chúng được hình thành như thế nào? Hôm nay, hãy cùng Thongtinkythuat.com đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên và các vấn đề khác liên quan đến đất phèn, đất mặn nhé!

Xem nhanh ẩn
  1. 1. Tìm hiểu thế nào là đất phèn?
  2. 2. Thế nào là đất nhiễm mặn?
  3. 3. Tác hại của đất phèn và đất mặn đối với sự sinh trưởng của cây trồng

Tìm hiểu thế nào là đất phèn?

Đất phèn là gì? Các đặc điểm, tính chất của đất phèn

Đất phèn, hay còn được gọi là đất nhiễm phèn là loại đất chứa nhiều gốc sunfat và có độ pH thấp. Cây trồng trên đất nhiễm phèn sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Các vùng hay xuất hiện đất phèn là đồng bằng, ven biển hoặc những nơi có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

Đất phèn hay còn được gọi là đất chua

Đất phèn hay còn được gọi là đất chua

Đặc điểm chung và tính chất của đất bị nhiễm phèn:

  • Đất phèn có thành phần cơ giới nặng.
  • Đất nhiễm phèn khi khô lại sẽ gây hiện tượng nứt nẻ và cứng.
  • Độ chua của đất nhiễm phèn khá cao, với độ pH thường < 4.
  • Các chất độc hại có trong đất phèn: Al3+, Fe3+, CH4, H2S.
  • Đất phèn thường có độ phì nhiêu thấp, nghèo đạm và mùn.
  • Từ đó khiến cho hoạt động của vi sinh vật trong loại đất này rất kém.

Nguyên nhân hình thành nên đất phèn

Đất phèn thường được tìm thấy ở những nơi có các loại đá trầm tích. Nguyên nhân sinh ra đất phèn thường là do nước biển dâng ngập đất. Trong nước biển có chứa muối sunfat, khi dâng ngập đất sẽ trộn lẫn với trầm tích chứa các chất hữu cơ và oxit sắt trong đất. Đất nhiễm phèn khi khô lại sẽ rất cứng và nứt nẻ. Vi sinh vật hoạt động trong đất nhiễm phèn kém đi nhiều bởi đất phèn rất chua.

Thế nào là đất nhiễm mặn?

Đất mặn là gì? Đặc điểm chung của đất nhiễm mặn

Đất mặn, hay còn được gọi là đất nhiễm mặn, là loại đất chứa nhiều cation natri. Loại chất này thường có trong dung dịch đất hoặc được hấp thụ trên bề mặt keo đất. Các khu vực thường có đất nhiễm mặn là những nơi hay xảy ra xâm nhập mặn và các tỉnh giáp biển như Nam Định, ĐBSCL,…

Đất nhiễm mặn là gì?

Đất nhiễm mặn là gì?

Đặc điểm chung và tính chất của đất nhiễm mặn:

  • Đất mặn có đặc điểm thấm nước kém. Bên cạnh đó, thành phần cơ giới của đất mặn nặng với tỉ lệ sét từ 50% – 60%.
  • Đất mặn khi khô sẽ co lại, gây tình trạng nứt nẻ, rắn chắc.
  • Chứa nhiều chất muối tan như NaCl, Na2SO4. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hút nước cung các chất dinh dưỡng của cây trồng. Nguyên nhân là bởi NaCl, Na2SO4 khiến cho áp suất thẩm thấu lớn.
  • Đất mặn có tính kiềm yếu và có phản ứng trung tính.

Nguyên nhân hình thành nên đất mặn

Đất mặn hình thành do quá trình xâm thực nước biển vào đất liền. Nước biển theo các mạch nước, theo sông tích tụ vào các thành phần gây mặn trong nước dần dần sẽ khiến đất bị nhiễm mặn theo thời gian.

Đất mặn hình thành do quá trình xâm thực mặn

Đất mặn hình thành do quá trình xâm thực mặn

Một nguyên nhân khác tạo thành đất nhiễm mặn là do việc tưới tiêu trong quá trình canh tác. Khi canh tác, người nông dân thực hiện tưới tiêu bằng cách dẫn nước trực tiếp từ sông về. Tuy nhiên, trong nguồn nước này lại chứa nhiều muối khoáng. Vì thế khi tưới tiêu lâu ngày, đất sẽ bị tích tụ muối và nhiễm mặn.

Đất mặn gây ảnh hướng đến hoạt động của vi sinh vật. Nguyên nhân là do trong đất mặn chứa nhiều muối NaCl, Na2SO4, dung dịch của loại đất này từ đó mà nghèo đạm, nghèo mùn, cây trong không thể phát triển bình thường và khỏe mạnh được.

Xem thêm:

  • Độ ẩm của đất bao nhiêu là tốt, thích hợp cho cây trồng
  • Cách giữ ẩm cho đất bằng phương pháp đơn giản, hiệu quả 

Tác hại của đất phèn và đất mặn đối với sự sinh trưởng của cây trồng

Tác hại của đất phèn đối với sự phát triển của cây trồng

Đất phèn chua có độ pH thấp trong khi ion H+ lại cao. Vì vậy, trừ một số ít các loại cây ưa sống trong đất chua, thì hầu hết cây trồng sẽ khó sinh trưởng. Cây trồng của Việt Nam thường chỉ thích hợp sinh trưởng trong môi trường trung tính.

Sinh trưởng trong đất phèn sẽ khiến cây trồng thiếu chất dinh dưỡng hay thậm chí không thể phát triển. Nguyên nhân là do đất nhiễm phèn không thể tự cải tạo, dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng.

Đất phèn ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây trồng

Đất phèn ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây trồng

Cụ thể, khi gieo trồng cây lúa trên đất phèn, nhiều cây có hiện tượng chết mầm, chết mạ, ảnh hưởng không nhỏ đến thành quả của vụ mùa. Bên cạnh đó, còn có trường hợp cuối vụ lúa bị vàng lá, xuất hiện xì phèn, ảnh hưởng xấu đến giai đoạn trổ bông.

Tác hại của đất mặn đối với cây trồng

Đất mặn gây hại sinh lý của cây trồng. Đất thừa lượng muối khiến cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng lên. Áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất tăng cao hơn sức hút nước của rễ cây sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước của cây trồng. Khi đó, cây trồng không hấp thu được nước nhưng vẫn thoát hơi nước sẽ dẫn đến sự mất cân bằng, từ đó gây hạn sinh lý.

Đất nhiễm mặn ảnh hưởng đến sự trao đổi nước của cây trồng, khiến cây trồng bị héo lâu dài. Bên cạnh đó còn khiến ngưng quá trình tổng hợp xytokinin – chất có vai trò quan trọng với sự sinh trưởng của cây trồng.

Đất mặn ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa

Đất mặn ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa

Đất mặn ức chế quá trình hút khoáng của rễ cây, dẫn đến tình trạng thiếu khoáng. Điều này khiến cây bị thiếu năng lượng và kìm hãm quá trình phosphoryl hóa.

Loại đất này gây ức chế sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt là các loại cây chịu mặn kém. Khi sinh trưởng trong đất mặn, những chức năng sinh lý của cây trồng sẽ bị kìm hãm. Tùy thuộc vào nồng độ muối trong đất mà mức độ kìm hãm sinh trường của cây sẽ khác nhau.

Trên đây là thông tin về đất phèn, đất mặn, đặc điểm và nguyên nhân hình thành các loại đất này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Từ khóa » đất Phèn Ven Biển