Biện Pháp Kỹ Thuật Thi Công Phần Thân - Tài Liệu, Luận Văn

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

Thư viện tài liệu

Thư viện tài liệu trực tuyến lớn nhất, tổng hợp tài liệu nhiều lĩnh vực khác nhau như Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, CNTT, Ngoại ngữ, Khoa học...

Biện pháp kỹ thuật thi công phần thân

Tài liệu Biện pháp kỹ thuật thi công phần thân: biện pháp kỹ thuật thi công phần thân. Phần thân công trình bao gồm các bộ phận chính cấu tạo nên hình dáng công trình và chịu lực cho toàn bộ công trình khả năng bền vững và thầm mỹ của công trình phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thi công và biện pháp thi công. Đối với công trình nhà khung BTCT chịu lực. Biện pháp thi công chủ yếu của phần thân là công tác bê tông. Đây là công tác quan trọng và phức tạp đòi hỏi thời gian, nhân lực và tay nghề của các cán bộ kỹ thuật và công nhân. Trong thời gian thi công phải có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật trên công trường. Đồng thời công tác ván khuôn cũng đòi hỏi sự quan tâm không kém, nó quyết định đến hình dáng và chất lượng cấu kiện. Việc sử dụng ván khuôn hợp lý sẽ có tác dụng đẩy nhanh tiến độ thi công nâng cao chất lượng công trình, giảm giá thành công trình. Thứ tự các công việc thi công phần thân được thực hiện theo dây chuyền : + Lắp dựng cốt thép cột. + Lắp ván khuôn cột + Đổ bê tông cột + Tháo ván khuôn cột + Ghép v...

doc13 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 4373 | Lượt tải: 3download Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp kỹ thuật thi công phần thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênbiện pháp kỹ thuật thi công phần thân. Phần thân công trình bao gồm các bộ phận chính cấu tạo nên hình dáng công trình và chịu lực cho toàn bộ công trình khả năng bền vững và thầm mỹ của công trình phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thi công và biện pháp thi công. Đối với công trình nhà khung BTCT chịu lực. Biện pháp thi công chủ yếu của phần thân là công tác bê tông. Đây là công tác quan trọng và phức tạp đòi hỏi thời gian, nhân lực và tay nghề của các cán bộ kỹ thuật và công nhân. Trong thời gian thi công phải có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật trên công trường. Đồng thời công tác ván khuôn cũng đòi hỏi sự quan tâm không kém, nó quyết định đến hình dáng và chất lượng cấu kiện. Việc sử dụng ván khuôn hợp lý sẽ có tác dụng đẩy nhanh tiến độ thi công nâng cao chất lượng công trình, giảm giá thành công trình. Thứ tự các công việc thi công phần thân được thực hiện theo dây chuyền : + Lắp dựng cốt thép cột. + Lắp ván khuôn cột + Đổ bê tông cột + Tháo ván khuôn cột + Ghép ván khuôn dầm sàn + Đặt cốt thép dầm sàn + Đổ bê tông dầm sàn + Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn. 1/. Biện pháp thi công cột. a/. Lắp dựng ván khuôn cột . - Yêu cầu chung. + Đảm bảo hình dáng kích thước cấu kiện theo yêu cầu thiết kế + Đảm bảo độ bền vững ổn định trong suốt quá trình thi công + Đảm bảo độ kín khít + Lắp dựng tháo dỡ dễ dàng. - Biện pháp : + Xác định chính xác vị trí tim cốt các trục chuẩn kết hợp với bản vẽ thiết kế xác định được vị trí tim cột trên mặt bằng theo phương dọc nhà và ngang nhà. Dùng 2 máy kinh vĩ đặt vuông góc nhau để xác định chính xác vị trí của cột trên mặt bằng. + Lắp dựng ván khuôn cột sau khi đã lắp dựng xong cốt thép cột. Ván khuôn cột được gia công theo từng mảng tương ứng với kích thước cột sau đó ghép thành hộp 3 mặt. Luồn hộp ván khuôn cột vào khung cốt thep sddax dựng xong và lắp tiếp mặt còn lại. + Dùng gông để cố định hộp ván khuôn ( khoảng cách các gông theo thiết kế là 60 cm ) + Căn cứ vào vị trí tim cốt, trục chuẩn đã đánh dấu để điều chỉnh vị trí cột trên mặt bằng, kiểm tra độ thẳng đứng của cột, đồng thời dùng các cây chống xiên có ren điều chỉnh để giữ ổn định cho ván khuôn cột. + Tại vị trí cách chân cột 1,5m có chừa sẵn một cửa rộng kích thước 30.30 cm để đổ bê tông tránh hiện tượng phân tầng. Khi bê tông được đổ đến vị trí cách cửa 5 cm thì lắp cửa lại bằng một miếng ván khuôn bằng gỗ đã được chế tạo từ trước. b/. Công tác cốt thép cột. - Yêu cầu : + Cốt thép phải dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính kích thước và số lượng. + Cốt thép phải đặt đúng vị trí thiết kế, đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ. + Cốt thép phải sạch sẽ, không han rỉ. + Khi gia công : cắt, kéo, hàn cốt thép tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép. - Lắp dựng cốt thép : Gia công cốt thép bao gồm các công đoạn sau: Nắn thẳng, đánh gỉ : với thép nhỏ thì dùng tời, máy tuốt để nắn kết hợp với đánh gỉ, thép lớn thì dùng vam thủ công hoặc máy lớn để uốn. Nối cốt thép có thể nối buộc hoặc nối hàn. Việc nối buộc được thực hiện theo qui định của thiết kế . Trên một mặt cắt ngang của tiết không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực chịu lực . Với cốt thép tròn trơn và không quá 50% với cốt thép có gờ . Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới theo TCVN 4453-95 và không nhỏ hơn 250mm đối với cốt chịu kéo và 200mm đối với cốt chịu nén . Việc lắp dựng cốt thép phải đảm bảo : các bộ phận lắp dựng trước không gây cản trở cho các công việc lắp dựng sau Có biện pháp giữ ổn định vị trí cốt thép trong quá trình thi công bê tông Các con kê cần đặt ở vị trí thích hợp tuỷ theo mật độ cốt thép Các cốt đai được lồng trong các cốt dọc. Khi nối xong thì nâng các cốt đai lên và buộc dần theo đúng thiết kế, sau đó ổn định tạm để lắp ván khuôn cột. C/ Công tác bê tông cột Trước khi đổ bê tông cột cần kiểm tra lầ cuối ván khuôn, cốt thép, dàn giáo, sàn công tác phục vụ thi công Vệ sinh ván khuôn, cốt thép Bê tông phải được đổ liên tục đến nửa cột kết hợp với dầm bê tông. Chiều dày mỗi lớp đổ 30-40cm đầm kỹ , sau đó mới đổ lớp tiếp theo . Trước khi đổ bê tông cột phải tưới nước Ximăng ở chân cột tạo sự bám dính tốt . Khi đổ bê tông cột phải chú ý đổ bê tông rơi vào giữa giamr tối đa sự va chạm vào ván khuôn và cốt thép. 2/ Biện pháp thi công dầm sàn. a/ Lắp dựng ván khuôn dầm sàn. Trước hết lắp dựng giáo PAL the trình tự sau: Đặt hệ kích ( gồm đế và kích ) liên kết các bộ kích với nhau bằng giằng ngang và giằng chéo. Lắp dựng khung giáo vào từng bộ kích Lắp các thanh giằng ngang và giằng chéo Lồng khớp nối và làm chặt bằng chốt giữa khớp sau đó chồng tiếp các khung lên đến độ cao cần thiết. Toàn bộ hệ thống chống đỡ của khung có thể điều chỉnh độ cao nhờ bộ kích phía dưới và trên Lắp dựng xong giáo PAL tiến hành lắp tiếp các cây chống đơn làm việc cùng với hệ giáo PAL như thiết kế sau đó tiến hành giằng các cây chống đơn với hệ giáo PAL bằng thanh giằng . Sau đó tiến hành đặt các xà gồ ngang và dọc rồi lắp đặt ván đáy và ván sàn. Đối với cây chống dầm dùng các cây chống đơn và giằng để giữ cây chống này. Sau khi lắp dựng ván khuôn dầm, sàn phải kiểm tra lại độ bằng phẳng của ván sàn, cao trình đáy dầm, độ kín khít của ván khuôn Trong quá trình lắp dựng ván khuôn luôn luôn phải kiểm tra độ ổn định của cây chống và giáo PAL b/ Công tác cốt thép dầm sàn: Cũng như cốt thép cột, lắp dựng cốt thép dầm sàn cũng bao gồm các công việc như chọn loại thép, cắt uốn , tạo hình cốt đai . Cốt thép dầm được đặt trước sau đó đặt thép sàn . Để đảm bảo lớp bê tông bảo vệ , phải dùng các con kê bê tông được đúc sẵn . Đối với những thanh thép quá dài , khó vận chuyển và lắp đặt ta có thể lắp thành từng đoạn sau đó nối lại với nhau và phải đảm bảo theo qui phạm về nối cốt thép . Trong quá trình lắp đặt phải kiểm tra số thanh cốt dọc , vị trí các thanh và khoảng cách giữa chúng , có sai sót phải chỉnh lại ngay. Tránh đi lại nhiều trên những đoạn chỉ đặt cốt thép . c/ Công tác bê tông dầm sàn . Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra xem đã đúng chủng loại số lượng , chiều dày lớp bảo vệ, vệ sinh cốt thép , tưới nước cho ẩm bề mặt cốp pha Bê tông dầm sàn được sử dụng là bê tông thương phẩm được vận chuyển bằng xe chở bê tông đến công trường và dùng máy bơm bê tông nối vào xe chở bê tông . Bê tông được bơm trực tiếp vào dầm , sàn . Bê tông đầm bằng đầm bàn , dùng bàn xoa đánh phẳng mặt sàn . Bê tông phải được đổ liên tục cho tới mạch ngừng thi công theo qui định. Bảo dưỡng bê tông : Bê tông sau khi đổ 10-12h được bảo dưỡng theo TCVN:4453-95 . Cần chú ý tránh cho bê tông không bị va chạm, chấn động trong thời kỳ đông cứng . Bê tông được tưới nước thường xuyên giữa độ ẩm. Thời gian bảo dưỡng bê tông theo bảng 24- TCVN 4453-95. Việc theo dõi bảo dưỡng bê tông được các kỹ sư thi công ghi lại trong nhật ký thi công. Chương VI: An toàn lao động Khi thi công công trình để đảm bảo đúng tiến độ và an toàn cho người và các phương tiện cơ giới ta cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: +Phổ biến qui tắc an toàn lao động đến mọi người tham gia trong công trường xây dựng. +Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thi công cho máy móc và công nhân trong công trường, nhất là cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động cho người công nhân. +Trong tất cả các giai đoạn thi công cần phải theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các đièu lệ quy tắc kỹ thuật an toàn toàn lao động. I. biện pháp an toàn khi thi công bê tông cốt thép Các bộ phận ván khuôn tấm lớn, cũng như các hộp ván khuôn cột xà dầm... được lắp bằng cần trục phải có cấu tạo cứng, các bộ phận phải liên kết với nhau chắc chắn. Việc lắp các tấm ván khuân cột, dầm và xà gỗ phải tiến hành từ trên sàn công tác trên giàn giáo, sàn phải có thành chắc chắn để bảo vệ. Tháo ván khuôn và giàn giáo chống giữ ván khuôn chỉ được phép theo sự đồng ý của cán bộ chỉ đaọ thi công. Tháo giàn giáo ván khuôn của các kết cấu bê tông cốt thép phức tạp phải tiến hành theo cách thức và trình tự đã đề ra trong thiết kế thi công. Các lỗ để chừa ở trên sàn bê tông cốt thép để đổ bê tông sau khi tháo ván khuôn phải che đậy chắc chắn. Các khung để chuyển vữa bê tông bằng cần trục phải tốt. Trước khi đổ bê tông, cán bộ thi công phải kiểm tra sự đúng đắn và chắc chắn của khuôn đã đặt, dàn giáo chống đỡ và sàn công tác khi đổ bê tông ở trên cao hơn 1,5 m sàn công tác phải có thành bảo vệ. ii. biện pháp an toàn khi hoàn thiện Khi người thi công làm việc ở dưới hố móng, trên các sàn nhà hoặc sàn công tác, vị trí làm việc thay đổi theo kích thước tường vây và có thể ở một độ cao khá lớn, do vậy phải tạo điêù kiện làm việc an toàn cho người thợ ở bất kì vị trí nào. Người đang xây ở các cao trình mới trên dàn giáo không được thấp hơn các hàng gạch so với mặt sàn công tác. Dàn giáo phải có lan can cao ít nhất là 1m và phải đóng vào phía ngoài, tấm ván chắn dưới cũng phải có bề rộng là 1,5 cm. Để đảm bảo không xếp quá tải lên sàn và lên giàn giáo cần phải treo các bảng qui định giới hạn và sơ đồ bố trí vật liệu... các lỗ cửa chưa chèn khung cửa sổ, cửa đi phải được che chắn. Nếu việc xây dựng được tiến hành từ giàn giáo trong thì cần đặt lớp bảo vệ dọc tường theo chu vi nhà. Trong thời gian xây và khi xây xong phải dọn tất các gạch thừa, dụng cụ và các thứ khác để đề phòng trường hợp bị rơi xuống dưới. Khi làm việc ở bên ngoài tường công nhân làm việc phải đeo dây an toàn. Các mảng tường nhô ra khỏi mặt tường 30 cm cần phải xây từ giàn giáo phía ngoài. Việc liên kết các chi tiết đúc sẵn với tường vây phải tiên hành chính xác và thận trọng, phải kịp thời vây tường lên để giữ thăng bằng. III. biện pháp an toàn khi tiếp xúc với máy Trước khi bắt đầu làm việc phải thường xuyên kiểm tra dây cáp và dây cẩu đem dùng. Không được cẩu quá sức nâng của cần trục, khi cẩu những nguyên vật liệu và trang thiết bị có tải trọng gần sức nâng của cần trục cần phải qua hai động tác: đầu tiên treo cần 20-30 cm kiểm tra móc treo ở vị trí đó và sự ỏn định của cần trục sau dó mới nâng lên ở vị trí cần thiết. Tốt nhất các thiết bị phải được thí nghiệm, kiểm tra trước khi sử dụng chúng và phải đóng nhãn hiệu có chỉ dẫn các sức cẩu cho phép. Người lái cần trục phải qua đào tạo, có chuyên môn. Người lái cần trục khi cẩu hàng bắt buộc phải báo trước cho công nhân đang làm việc ở dưới bằng tín hiệu âm thanh. Tất cả các tín hiệu cho thợ lái cần trục phải do tổ trưởng phát ra. Khi cẩu các cấu kiện có kích thước lớn đội trưởng phải trực tiếp chỉ đạo công việc, các tín truyền đi cho người lái cẩu phải bằng điện thoại, bằng chuông điện hoặc bằng các dấu hiêu qui ước bằng tay, bằng cờ. Không cho phép truyền tín hiệu bằng lời nói. Các công việc sản xuất khác chỉ được cho phép làm việc những khu vực không nằm trong khu vực nguy hiểm của cần trục. Những khu vực làm việc của cần trục phải có rào ngăn đặt những biển chỉ dẫn những nơi nguy hiểm cho người và xe cộ đi lại. Những tổ công nhân lắp ráp không được đúng dưới vật cẩu và tay cần của cần trục. Đối với thợ hàn cần có chuyên môn cao, trước khi bắt đầu công tác hàn cần kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị hàn điện, thiết bị tiếp điện và kết cấu cũng như độ bền chắc cách điện. Kiểm tra dây nối từ máy đến bảng phân phối điện và tới vị trí hàn. Thợ hàn trong thời gian làm việc ở những nơi ẩm ướt phải đi ủng cao su. IV.Kỹ thuật an toàn khi xây tường. Khi người công nhân làm việc ở dưới hào, hố móng, trên sàn các tầng nhà hay trên dàn giáo, vị trí thay đổi theo kích thước tường xây và có thể là một độ cao khá lớn phải tạo điều kiện đảm bảo thi công an toàn cho người thợ làm việc ở bất kỳ vị trí nào. Khi xây móng và tầng hầm cần phải có thang để công nhân lên xuống. Người thợ xây dựng ở các cao trình mới trên dàn giáo không được thấp hơn hai hàng gạch so với mặt sàn công tác. Dàn giáo phải có lan can cao ít nhất là 1 m là ván làm lan can phải đóng vào phía trong. Tấm ván chắn dưới cùng phải có bề rộng ít nhất là 15 cm. Để đảm bảo không xếp quá tải vật liệu lên sàn và lên dàn giáo cần phải treo các bản quy trình giới hạn và sơ đồ bố trí vật liệu. Các lỗ cửa chưa chèn khung cửa sổ, cửa đi phải che chắn tốt nhất là làm sẵn một số khung di chuyển được cho công tác này. Nếu việc xây tiến hành từ dàn giáo trong thì cần đặt lớp bảo vệ dọc tường theo suốt chu vi của nhà, lớp bảo vệ thứ nhất ở độ cao không quá 6 m so với mặt đất, lớp thứ 2 cao hơn lớp thứ nhất khoảng 6-7 m tuỳ theo từng biên pháp xây tường. Lớp bảo vệ gồm các tấm ván đặt nghiêng ( 70° so với tường) và có thành gỗ gác lên các giá thép chôn trong tường. Chương V: an toàn lao động 1. An toàn lao động khi thi công cọc nhồi : - Khi thi công cọc nhồi cần phải hướng dẫn công nhân, trang bị bảo hộ, kiểm tra an toàn các thiết bị phục vụ. - Chấp hành nghiêm chỉnh ngặt quy định an toàn lao động về sử dụng, vận hành máy khoan cọc, động cơ điện, cần cẩu, máy hàn điện các hệ tời, cáp, ròng rọc. - Các khối đối trọng phải được chồng xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định. Không được để khối đối trọng nghiêng, rơi, đổ trong quá trình thử cọc. - Phải chấp hành nghiêm ngặt quy chế an toàn lao động ở trên cao: Phải có dây an toàn, thang sắt lên xuống.... 2. An toàn lao động trong thi công đào đất: a) Đào đất bằng máy đào gầu nghịch : - Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi người đi lại trên mái dốc tự nhiên, cũng như trong phạm vi hoạt động của máy khu vực này phải có biển báo. - Khi vận hành máy phải kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải. - Không được thay đổi độ nghiêng của máy khi gầu xúc đang mang tải hay đang quay gần. Cấm hãm phanh đột ngột. - Thường xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp, không được dùng dây cáp đã nối. - Trong mọi trường hợp khoảng cách giữa ca bin máy và thành hố đào phải >1m. - Khi đổ đất vào thùng xe ô tô phải quay gầu qua phía sau thùng xe và dừng gầu ở giữa thùng xe. Sau đó hạ gầu từ từ xuống để đổ đất. b) Đào đất bằng thủ công : - Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành. - Đào đất hố móng sau mỗi trận mưa phải rắc cát vào bậc lên xuống tránh trượt, ngã. - Trong khu vực đang đào đất nên có nhiều người cùng làm việc phải bố trí khoảng cách giữa người này và người kia đảm bảo an toàn. - Cấm bố trí người làm việc trên miệng hố đào trong khi đang có người làm việc ở bên dưới hố đào cùng 1 khoang mà đất có thể rơi, lở xuống người ở bên dưới. 3. An toàn lao động trong công tác bê tông : a) Lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo: - Không được sử dụng dàn giáo: Có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận: móc neo, giằng .... - Khi hở giữa sàn công tác và tường công trình > 0,05 (m) khi xây và 0,2 (m) khi trát. - Các cột giàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định. - Cấm xếp tải lên giàn giáo, nơi ngoài những vị trí đã qui định. - Khi dàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác: Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. - Khi dàn giáo cao hơn 12 (m) phải làm cầu thang. Độ dốc của cầu thang < 60o - Lổ hổng ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can bảo vệ ở 3 phía. - Thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phận kết cấu của dàn giáo, giá đỡ, để kịp thời phát hiện tình trạng hư hỏng của dàn giáo để có biện pháp sửa chữa kịp thời. - Khi tháo dỡ dàn giáo phải có rào ngăn, biển cấm người qua lại. Cấm tháo dỡ dàn giáo bằng cách giật đổ. - Không dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên dàn giáo và khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên. b) Công tác gia công, lắp dựng coffa : - Coffa dùng để đỡ kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt. - Coffa ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và khi cẩu lắp phải tránh va chạm vào các bộ kết cấu đã lắp trước. - Không được để trên coffa những thiết bị vật liệu không có trong thiết kế, kể cả không cho những người không trực tiếp tham gia vào việc đổ bê tông đứng trên coffa. - Cấm đặt và chất xếp các tấm coffa các bộ phận của coffa lên chiếu nghỉ cầu thang, lên ban công, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình. Khi chưa giằng kéo chúng. - Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra coffa, nên có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn, biển báo. c) Công tác gia công, lắp dựng cốt thép : - Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo. - Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3 (m). - Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1,0 (m). Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định. - Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn. - Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân. - Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30 (cm). - Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ cần tuân theo chặt chế qui định của quy phạm. - Buộc cốt thép phải dùng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay cho pháp trong thiết kế. - Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép và chạm vào dây điện. d) Đổ và đầm bê tông: - Trước khi đổ bê tôngcán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt coffa, cốt thép, dàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ sau khi đã có văn bản xác nhận. - Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biến cấm. Trường hợp bắt buộc có người qua lại cần làm những tấm che ở phía trên lối qua lại đó. - Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông. Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh máy, vòi bơm đổ bê tông phải có găng, ủng. - Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần: + Nối đất với vỏ đầm rung + Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm + Làm sạch đầm rung, lau khô và quấn dây dẫn khi làm việc + Ngừng đầm rung từ 5á7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30á35 phút. + Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác. e) Bảo dưỡng bê tông: - Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng dàn giáo, không được đứng lên các cột chống hoặc cạnh coffa, không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dướng. - Bảo dưỡng bê tông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bi che khuất phải có đèn chiếu sáng. g) Tháo dỡ coffa : - Chỉ được tháo dỡ coffa sau khi bê tông đã đạt cường độ qui định theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công. - Khi tháo dỡ coffa phải tháo theo trình tự hợp lý phải có biện pháp đề phăng coffa rơi, hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo coffa phải có rào ngăn và biển báo. - Trước khi tháo coffa phải thu gọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đất trên các bộ phận công trình sắp tháo coffa. - Khi tháo coffa phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết. - Sau khi tháo coffa phải che chắn các lỗ hổng của công trình không được để coffa đã tháo lên sàn công tác hoặc nám coffa từ trên xuống, coffa sau khi tháo phải được để vào nơi qui định. - Tháo dỡ coffa đối với những khoang đổ bê tông cốt thép có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong thiết kế về chống đỡ tạm thời. 4. Công tác làm mái : - Chỉ cho phép công nhân làm các công việc trên mái sau khi cán bộ kỹ thuật đã kiểm tra tình trạng kết cấu chịu lực của mài và các phương tiện bảo đảm an toàn khác. - Chỉ cho phép để vật liệu trên mái ở những vị trí thiết kế qui định. - Khi để các vật liệu, dụng cụ trên mái phải có biện pháp chống lăn, trượt theo mái dốc. - Khi xây tường chắn mái, làm máng nước cần phải có dàn giáo và lưới bảo hiểm. - Trong phạm vi đang có người làm việc trên mái phải có rào ngăn và biển cấm bên dưới để tránh dụng cụ và vật liệu rơi vào người qua lại. Hàng rào ngăn phải đặt rộng ra mép ngoài của mái theo hình chiếu bằng với khoảng > 3 (m). 5. Công tác xây và hoàn thiện : a) Xây tường: - Kiểm tra tình trạng của giàn giáo giá đỡ phục vụ cho công tác xây, kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác. - Khi xây đến độ cao cách nền hoặc sàn nhà 1,5(m) thì phải bắc giàn giáo, giá đỡ. - Chuyển vật liệu (gạch, vữa) lên sàn công tác ở độ cao trên 2(m) phải dùng các thiết bị vận chuyển. Bàn nâng gạch phải có thanh chắc chắn, đảm bảo không rơi đổ khi nâng, cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2(m). - Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây thì bên ngoài phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường 1,5(m) nếu độ cao xây 7,0(m). Phải che chắn những lỗ tường ở tầng 2 trở lên nếu người có thể lọt qua được. - Không được phép : + Đứng ở bờ tường để xây + Đi lại trên bờ tường + Đứng trên mái hắt để xây + Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống + Để dụng cụ hoặc vật liệu lên bờ tường đang xây - Khi xây nếu gặp mưa gió (cấp 6 trở lên) phải che đậy chống đỡ khối xây cẩn thận để khỏi bị xói lở hoặc sập đổ, đồng thời mọi người phải đến nơi ẩn nấp an toàn. - Khi xây xong tường biên về mùa mưa bão phải che chắn ngay. b) Công tác hoàn thiện : Sử dụng dàn giáo, sàn công tác làm công tác hoàn thiện phải theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Không được phép dùng thang để làm công tác hoàn thiện ở trên cao. Cán bộ thi công phải đảm bảo việc ngắt điện hoàn thiện khi chuẩn bị trát, sơn,... lên trên bề mặt của hệ thống điện. * Trát : - Trát trong, ngoài công trình cần sử dụng giàn giáo theo quy định của quy phạm, đảm bảo ổn định, vững chắc. - Cấm dùng chất độc hại để làm vữa trát màu. - Đưa vữa lên sàn tầng trên cao hơn 5(m) phải dùng thiết bị vận chuyển lên cao hợp lý. - Thùng, xô cũng như các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở những vị trí chắc chắn để tránh rơi, trượt. Khi xong việc phải cọ rửa sạch sẽ và thu gọn vào 1 chỗ. * Quét vôi, sơn: - Giàn giáo phục vụ phải đảm bảo yêu cầu của quy phạm chỉ được dùng thang tựa để quét vôi, sơn trên 1 diện tích nhỏ ở độ cao cách mặt nền nhà (sàn) <5(m) - Khi sơn trong nhà hoặc dùng các loại sơn có chứa chất độc hại phải trang bị cho công nhân mặt nạ phòng độc, trước khi bắt đầu làm việc khoảng 1giờ phải mở tất cả các cửa và các thiết bị thông gió của phòng đó. - Khi sơn, công nhân không được làm việc quá 2 giờ. - Cấm người vào trong buồng đã quét sơn, vôi, có pha chất độc hại chưa khô và chưa được thông gió tốt. Trên đây là những yêu cầu của quy phạm an toàn trong xây dựng. Khi thi công các công trình cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBienphap TC Than.DOC
Tài liệu liên quan
  • Đồ án tổ chức thi công: Chọn kết cấu công trình

    32 trang | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0

  • Tính dầm dọc trục C

    20 trang | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0

  • Thiết kế dầm cầu chạy

    7 trang | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 1

  • Điều kiện địa chất công trình móng cọc ép

    43 trang | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 2

  • Đồ án Tốt nghiệp kĩ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp

    6 trang | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 1

  • Đồ án Tổ chức thi công - Nguyễn Đức Hiệp

    18 trang | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 4

  • Tìm hiểu một số giải pháp xử lý nền đường đắp trên nền đất yếu thông qua hai đoạn trên tuyến

    35 trang | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 5

  • Tính toán tổng quan móng cọc khoan nhồi

    47 trang | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 2

  • Thiết lập đơn vị và tạo tiêu chuẩn Việt Nam cho thanh cốt thép trong ASD 2011

    10 trang | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0

  • Tìm hiểu tính toán bố trí cốt thép thường dầm hộp

    12 trang | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 ThuVienTaiLieu.vn - Tải luận văn tham khảo

ThuVienTaiLieu.vn on Facebook Follow @ThuVienTaiLieu.vn

Từ khóa » Thi Công Phần Thân Là Gì