Kinh Nghiệm Xây Nhà - Phần Thân

KINH NGHIỆM XÂY NHÀ PHẦN THÂN

Tiếp theo của tập hợp bài viết kinh nghiệm xây nhà, trong phần I người viết đã trình bày về kinh nghiệm xây nhà phần móng. Bài viết này sẽ trình bày về kinh nghiệm phần thân - Phần II

  1. Các công việc phần thân

Thi công phần thân gồm các công việc về thi công cột, sàn và xây tường bao che hay người ta còn gọi là phần khung nhà. Thông thường hiện nay, cột dầm sàn được đổ bê tông, còn tường bao che được xây bằng gạch hoặc làm vách ngăn bằng các loại vật liệu mới. Tuy nhiên tường xây gạch vẫn là phổ biến hơn cả.

  1. Thi công cột

  • Các giai đoạn thi công cột

    • Định vị tim cột: Đây là giai đoạn thi công mà người giám sát kỹ thuật cần xác định vị trí chính xác của tim cột, mép cột theo bản vẽ thiết kế để có thể thi công đúng theo ý đồ của người thiết kế. Việc định vị tim cột người ta có thể dụng các loại máy đặc dụng trong Xây dựng như máy thủy bình. Thô sơ hơn thì người ta có thể dùng dây, thước và quả dọi để xác định chính xác vị trí.

Hình 1: Máy thủy bình trong thi công

Hình 1: Máy thủy bình trong thi công xây dựng

  • Dựng thép

Việc dựng thép cần đảm bảo: Đúng đường kính thép đối với thép chủ, đúng đường kính và khoảng cách đối với thép đai.

Chẳng hạn như hình vẽ dưới đây minh họa một phần bản vẽ cột. Người thiết kế thường vẽ hình chiếc cột như hình bên tay phải, sau đó có thể hiện mặt cắt, và mặt cắt được vẽ chi tiết như bên tay trái (như hình). Các bạn nhìn vào sẽ thấy trong bản vẽ có ghi rõ các thông tin thép là 4phi16 (4 thanh thép và đường kính thép là 16). Các thanh thép đai phi6a150 tức là đường kính thép là 6 và khoảng cách cách thanh thép đai là 150mm ta bố trí 1 thép đai. Nếu chủ nhà muốn kiếm tra thì cũng nên tự sắm 1 cái thước để đo đạc khi cần thiết.

Kinh nghiệm xây dựng phần thân - Chi tiết thép cột

Hình 2: Chi tiết thép cột

  • Ghép ván khuôn cột
  • Đổ bê tông cột
  • Các lưu ý khi thi công cột
    • Với thép chủ cần dựng thép thẳng, không cong vênh, đúng số lượng, chủng loại
    • Với thép đai cần đặt đúng khoảng cách theo bản vẽ thiết kế
    • Vệ sinh thép sạch trước khi tiến hành đổ bê tông
    • Trong khi tiến hành đổ bê tông cần tiến hành dùng đầm dùi đầm kỹ để tránh hiện tượng cột bị rỗ mặt do bê tông không đều

  1. Thi công sàn
  • Ghép ván khuôn sàn
  • Thép sàn
  • Đổ bê tông sàn
  • Lưu ý khi đổ bê tông sàn
    • Khi đổ bê tông sàn chủ nhà cần chú ý tới tỉ lệ cấp phối (Đã nói ở bài kinh nghiệm xây nhà - Phần I)
    • Thép sàn cần bố trí đúng khoảng cách
    • Trong tr­ường hợp thiết kế có làm thép hai lớp thì cần chú ý đặt thép chống hoặc hàn chống để tách hai lớp thép trên và dưới ra. Phải hiểu rằng thép lớp trên chịu lực khác thép lớp dưới, nên nếu thi công hai lớp thép này dính vào nhau thì rất có thể dẫn tới sau này sẽ bị nứt sàn chạy xung quanh ô sàn.

  1. Xây tường bao che

Bài viết liên quan

Đơn giá xây nhà phần thô mới nhất 2021 - Thi Công Trọn Gói Đơn giá xây nhà phần thô mới nhất 2021 - Thi Công Trọn Gói Tìm nhà thầu thiết kế xây dựng 2019, Cách tìm thầu hay nhất Cần tìm nhà thầu thiết kế xây dựng Tuyệt chiêu xây nhà trọng gói tại Cần Thơ tiết kiệm Tuyệt chiêu xây nhà trọng gói tại Cần Thơ tiết kiệm Bí quyết xây nhà trọn gói tại Đà Nẵng - Tiết kiệm cho chủ đầu tư Bí quyết xây nhà trọn gói tại Đà Nẵng - Tiết kiệm cho chủ đầu tư Bí quyết Xây nhà trọn gói tại Vĩnh Phúc giá rẻ Bí quyết Xây nhà trọn gói tại Vĩnh Phúc giá rẻ Bí quyết tìm kiếm công ty xây nhà Uy tín - Tiết kiệm 2019 Bí quyết tìm kiếm công ty xây nhà Uy tín 2019  Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Bình Dương – Hiện đại, tiết kiệm năm 2019 Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Bình Dương – Hiện đại, tiết kiệm năm 2019 Bí mật xây nhà trọn gói Nha Trang tiết kiệm 2019 Bí mật xây nhà trọn gói Nha Trang tiết kiệm 2019 Báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội – Bí mật của chuyên gia Báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội – Bí mật của chuyên gia Tìm nhà thầu nhận xây nhà trọ trọn gói giá rẻ -  Uy tín, tiết kiệm 2021 Tìm nhà thầu nhận xây nhà trọ trọn gói giá rẻ - Uy tín, tiết kiệm 2021

Từ khóa » Thi Công Phần Thân Là Gì