Biến Phí Cấp Bậc (Step Costs) Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ - VietnamBiz

Biến phí cấp bậc (Step Costs) là gì? Đặc điểm và ví dụ Biến phí cấp bậc  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Wikihow.com

Biến phí cấp bậc

Khái niệm

Biến phí cấp bậc trong tiếng Anh là Step Costs.

Biến phí cấp bậc là các chi phí không đổi trong một mức độ hoạt động nhất định, nhưng sẽ tăng lên hoặc giảm xuống nếu vượt qua ngưỡng đó.

Biến phí cấp bậc sẽ thay đổi đáng kể khi mức sản xuất của nhà sản xuất hoặc mức độ hoạt động của bất kì công ty nào tăng hoặc giảm. Biến phí cấp bậc được biểu diễn trên biểu đồ bằng các biểu đồ dạng hình bậc thang.

Biến phí cấp bậc (Step Costs) là gì? Đặc điểm và ví dụ Biến phí cấp bậc  - Ảnh 2.

Hình minh họa. Nguồn: Slideplayer.com

Đặc điểm của biến phí cấp bậc

Biến phí cấp bậc tăng lên hoặc giảm xuống giống như các bước theo chiều ngang sau đó theo chiều dọc và tiếp tục tương tư như vậy. Với từng cấp độ hoạt động nhất định, công ty sẽ phải chịu một chi phí cố định nhất định.

Nhưng một khi công ty đó đạt đến một mức độ hoạt động khác, chi phí của nó tăng lên để phù hợp với các hoạt động kinh doanh bổ sung sẽ tăng đáng kể (chắng hạn như không tăng theo biên) hay là một biến phí cấp bậc tăng.

Ngược lại nếu hoạt động kinh doanh chững lại, một phần chi phí hoạt động sẽ giảm xuống dẫn đến một biến phí cấp bậc giảm.

Một số công ty quyết định không thực hiện tăng sản lượng để tránh các biến phí cấp bậc tăng hay để duy trì lợi nhuận hiện tại.

Ví dụ về biến phí cấp bậc

Một nhà sản xuất thiết bị công nghệ cao có thể sản xuất 400 kính thực tế ảo trong một ca làm việc 8 giờ với nhân lực là 25 công nhân và một giám sát viên. Tất cả các kính thực tế ảo đều được giao và không có hàng tồn kho.

Tiền lương và phúc lợi cho nhân viên là 6.500$ mỗi ca làm việc.

Khi cầu kính thực tế ảo tăng lên, do dây chuyền sản xuất đã hoạt động hết công suất, công ty phải bổ sung thêm một ca làm việc khác để sản xuất từ chiếc kính thực tế ảo 401 đến chiếc thứ 800.

Chi phí lao động để sản xuất 401 đơn vị tăng từ 6.500$ lên 13.000$.

Một ví dụ khác, một quán cà phê có thể phục vụ tối đa 30 khách hàng một giờ với một nhân viên.

Nếu cửa hàng nhận được từ 0 đến 30 khách hàng mỗi giờ, họ sẽ chỉ cần trả chi phí để có một nhân viên, giả sử 50$ (20$ cho nhân viên, 30$ cho tất cả các chi phí khác như chi phí cố định và chi phí vận hành).

Nếu cửa hàng bắt đầu nổi tiếng và lượng khách hàng tăng lên hơn 31 người mỗi giờ, họ phải thuê một nhân viên thứ hai khiến chi phí tăng lên 70$ (40$ cho hai nhân viên và 30$ cho chi phí khác).

Một số lưu ý

Kiến thức về biến phí cấp bậc rất quan trọng khi một công ty sắp đạt đến một mức độ hoạt động mới cao hơn có thể xuất hiện một biến phí cấp bậc lớn. Trong một số trường hợp, biến phí cấp bậc có thể làm giảm lợi nhuận mong đợi ban đầu khi sản lượng sản xuất tăng lên.

Các công ty có thể trang trải được biến phí cấp bậc cao hơn nếu doanh thu thu được đủ để trả các chi phí cao hơn và lợi nhuận cuối cùng ở múc chấp nhận được.

Nếu sản lượng gia tăng không nhiều nhưng vẫn phát sinh biến phí cấp bậc, lợi nhuận thực tế của công ty có thể giảm xuống. Nếu đó chỉ là một sự gia tăng nhỏ về sản lượng, nhà quản lí nên tận dụng năng suất bổ sung từ các dây chuyền sản xuất hiện có thay vì phát sinh biến phí cấp bậc.

Ngược lại, biến phí cấp bậc giảm khi mức độ sản xuất giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định. Trong các trường hợp này, nhà quản lí có thể chọn giảm hoặc loại bỏ các chi phí cấp bậc cố định liên quan.

(Theo Investopedia)

Từ khóa » Ví Dụ Về Biến Phí Tỷ Lệ