Chi Phí Biến đổi Là Gì? Đặc điểm Và Cách Phân Loại Chi Phí Biến đổi

+84 28 3622 6868 +84 28 7303 8989 Mở tài khoản Tiếng Việt 中文 English Tiếng Việt Flower YSwealth Flipbook ysradar-ver4 Margin 6.8% ys50 Young investors Trang chủNewsBlogKiến thức kinh tếChi phí biến đổi là gì? Đặc điểm và cách phân loại chi phí biến đổi

Bài viết mới nhất

CBTT_YSVN nhận được Quyết định số 1429/QĐ-UBCK ngày 24/12/2024 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
CBTT_YSVN nhận được Quyết định số 1429/QĐ-UBCK ngày 24/12/2024 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Mua bán theo tín hiệu kỹ thuật – Chiến lược đầu tư thông minh
Mua bán theo tín hiệu kỹ thuật – Chiến lược đầu tư thông minh
Sinh Lời Bền Vững – Chiến Lược Hiệu Quả cho Tài Chính Cá Nhân
Sinh Lời Bền Vững – Chiến Lược Hiệu Quả cho Tài Chính Cá Nhân
CBTT_Quyết định của Hội đồng Thành viên thông qua giao dịch với người có liên quan
CBTT_Quyết định của Hội đồng Thành viên thông qua giao dịch với người có liên quan
CBTT_Họp Hội đồng Thành viên ngày 20/12/2024
CBTT_Họp Hội đồng Thành viên ngày 20/12/2024
Thông báo danh mục ký quỹ tại Yuanta Việt Nam ngày 20-12-2024
Thông báo danh mục ký quỹ tại Yuanta Việt Nam ngày 20-12-2024
Chứng chỉ lưu ký là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Chứng chỉ lưu ký là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Chứng khoán Yuanta Thái Lan chính thức ra mắt DR “FPTVN19”
Chứng khoán Yuanta Thái Lan chính thức ra mắt DR “FPTVN19” Tặng bạn ebook Chiến Lược Đầu Tư Theo Danh Mục Cổ Phiếu Nhận Ebook Bạn chưa có tài khoản tại Yuanta Việt Nam Mở tài khoản ngay

28/06/2022 - 14:48

Chi phí biến đổi là gì? Đặc điểm và cách phân loại chi phí biến đổi

Mỗi doanh nghiệp sản xuất đều có rất nhiều khái niệm về các loại chi phí, vậy chi phí biến đổi là gì? Đây là loại chi phí thường được nhắc đến trong quá trình doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Chi phí biến đổi là gì?

Chi phí biến đổi là gì?

Chi phí biến đổi là gì?

Trong hoạt động kinh doanh, khi nhắc đến và hiểu được những loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng với quy mô sản xuất, mô hình sản xuất như: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu… thì bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi chi phí biến đổi là gì. Những yếu tố cơ bản được liệt kê ở trên được xem là chi phí biến đổi hay còn được gọi là biến phí.

Mỗi doanh nghiệp đều có chi phí biến đổi

>>> Xem thêm: Chi phí cố định là gì? Tìm hiểu đặc trưng và cách phân loại

Chi phí biến đổi tên tiếng anh là variable cost, tổng chi phí biến đổi bằng số lượng sản phẩm đầu ra. Vì vậy, biến phí được xem là tỷ lệ thuận với quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Quy mô giảm, biến phí sẽ giảm, và ngược lại, quy mô tăng thì biến phí sẽ tăng. Đây là điều kiện để doanh nghiệp có thể “cân đo đong đếm” hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: xác định điểm lỗ, điểm hòa vốn, điểm lãi của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp sẽ tuyên bố phá sản, ngừng hoạt động hay nhẹ hơn là rời bỏ thị trường, nếu trong một thời gian dài, các hoạt động sản xuất, kế hoạch đầu tư không mang lại doanh thu để bù đắp cho tổng chi phí biến đổi. Vì vậy việc dự trù được chi phí biến đổi là gì rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống còn của doanh nghiệp.

Chi phí biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình hoạt động

Nếu doanh thu dương sau khi trừ đi chi phí biến đổi và chi phí cố định thì doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sản xuất, hoạt động kinh doanh để duy trì cho dù điểm cuối vẫn là lỗ. Nhưng việc lỗ này có thể xem là “lỗ tạm thời” mà nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận, đặc biệt là những doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc trong điều kiện khách quan ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài, tiêu biểu như đại dịch Covid-19 vừa qua.

Ngược lại với biến phí chính là định phí (hay còn được gọi là chi phí cố định). Cùng với đó, chi phí biến đổi bình quân cũng thường xuyên được nhắc đến cùng định phí.

Ví dụ: Công ty YY sản xuất giày thể thao với chi phí sản xuất cho mỗi đôi giày là 100 ngàn đồng , số lượng sản xuất trong tháng 2 là 1000 đôi, thì chi phí sản xuất sẽ là 10 triệu đồng. Cùng với đó trong tháng 3 công ty không sản xuất được đôi nào do dịch bệnh, lệnh giãn cách thì không phát sinh chi phí sản xuất. Sự chênh lệch từ 10 triệu đồng ⇒ 0 đồng chính là chi phí biến đổi.

Cùng với đó, chi phí biến đổi bình quân được hiểu là tổng chi phí biến đổi sau khi đã chia trung bình chi phí phát sinh trên cùng một đơn vị tính (tháng, ngày, năm, số lượng, sản lượng…). Chi phí biến đổi bình quân khi kết hợp với giá thành sẽ là chỉ số giúp doanh nghiệp đưa ra được phương án nên ngừng hay tiếp tục sản xuất.

Đặc điểm của chi phí biến đổi là gì?

Xác định được đặc điểm của biến phí

Biến phí có 3 đặc điểm chính dưới đây:

  • Tổng biến phí sẽ thay đổi dựa theo sự thay đổi của mức độ hoạt động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
  • Biến phí đơn vị – là biến phí chi ra để sản xuất được một đơn vị sản phẩm không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
  • Biến phí sẽ bằng 0, nếu không có hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.

Phân loại chi phí biến đổi

Nếu như khoanh vùng lại theo các tính chất, hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp thì chúng ta có thể phân loại chi phí biến đổi theo những dạng sau:

Chi phí biến đổi tuyến tính

Đây là loại chi phí biến đổi tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Các chi phí phát sinh sẽ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng… chúng đều được xếp vào dạng chi phí biến đổi tuyến tính.

Để có thể kiểm soát được dạng chi phí này, không chỉ cần kiểm soát được tổng số mà còn cần kiểm soát được biến phí trên một mức độ đơn vị hoạt động – được gọi là định mức biến phí ở một mức độ bi khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí tỷ lệ là cơ sở của biện pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Chi phí biến đổi cấp bậc

Chi phí biến đổi cấp bậc khác chi phí biến đổi là gì? Đây là những loại chi phí thay đổi chi khi mức độ hoạt động thay đổi ở mức độ dao động lớn và rõ ràng. Nếu mức độ hoạt động sản xuất thay đổi ít hoặc không rõ ràng thì sẽ không hình thành nên chi phí biến đổi cấp bậc.

Ví dụ như: Vì mở rộng hoạt động quy mô sản xuất, máy móc phải hoạt động với cường độ, công suất cao hơn, công nhân tăng ca, hoặc thuê thêm nhân công… 

Chi phí biến đổi cấp bậc chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp đến một giới hạn nhất định, khi đó biến phí sẽ thay đổi theo từng bậc. Vì vậy, muốn kiểm soát tốt biến phí cấp bậc cần phải:

  • Tối ưu hóa việc lựa chọn nhân sự phù hợp.
  • Với từng cấp bậc tương ứng, cần xây dựng một biến phí phù hợp.
  • Lựa chọn mức độ hoạt động phù hợp.

Chi phí biến đổi dạng cong

Ngoài những chi phí có thể nhận thấy rõ trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp thì còn có một dạng chi phí không thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa chi phí biến đổi và sản lượng sản xuất. Vậy chi phí biến đổi là gì? Những yếu tố đó được gọi là chi phí biến đổi dạng cong.

Đây là dạng biến phí ít phổ biến và khó phát hiện ra

Đây là dạng biến phí được các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng có nhiều chi phí biến đổi trong thực tế theo một dạng cong. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét để có thể liệt kê chi phí này theo dạng chính xác nhất, giúp doanh nghiệp nắm rõ được tình trạng kinh doanh.

Phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định

Điểm khác biệt giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi là gì? Được thể hiện ngay giữa hai từ “biến đổi” và “cố định”. Chi phí cố định là chi phí phát sinh cố định được định khoản ngay từ khi doanh nghiệp mới thành lập, hoặc đưa vào sản xuất. Bao gồm: chi phí thuê nhà, chi phí khấu hao tài sản, tiền lương cơ bản, bảo hiểm…

Một công ty có sản xuất ra sản phẩm hay không, bán được nhiều hay ít thì họ đều phải chi trả chi phí cố định. Bất kể khối lượng sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận đạt được là bao nhiêu. 

Có sự khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi

Ngược lại với đó, là chi phí phí biến đổi sẽ tăng giảm tùy thuộc vào quy mô sản xuất, sản lượng của doanh nghiệp. Khi khối lượng sản xuất tăng thì chi phí biến đổi tăng, khi dừng sản xuất thì chi phí biến đổi không phát sinh.

Về việc phát sinh chi phí cũng có sự khác biệt giữa hai loại chi phí này, chi phí cố định sau khi đạt được thỏa thuận sẽ không thay đổi trong thời gian dài. Nhưng chi phí biến đổi thì có thay đổi được tính theo ngày, tuần, tháng, số lượng… và chỉ phát sinh khi doanh nghiệp có hoạt động.

Chủ doanh nghiệp cần xác định rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm của các loại chi phí hình thành trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng cần trả lời được câu hỏi: chi phí biến đổi là gì? để có thể hiểu rõ bức tranh hoạt động của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra những chính sách, phương án, quyết định hợp lý và kịp thời. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam.

Bài trước:Chi phí chìm (Sunk cost) là gì? Nguyên nhân và biện pháp tránh bẫy chi phí chìm. Bài tiếp:Chỉ số ROA và ROE và Những thông tin cơ bản trong chứng khoán clipboard facebook twitter goolge linkedin Bài viết cùng chủ đề:
Đầu tư tài chính là gì? Các hình thức đầu tư tài chính
Đầu tư tài chính là gì? Các hình thức đầu tư tài chính
GDP Thực (Real Gross Domestic Product) là gì? Cách tính và tầm quan trọng
GDP Thực (Real Gross Domestic Product) là gì? Cách tính và tầm quan trọng
Tài Chính Xanh là gì? – Xu Hướng Đầu Tư Bền Vững
Tài Chính Xanh là gì? – Xu Hướng Đầu Tư Bền Vững
Chỉ số PMI là gì? Ý nghĩa và Tầm quan trọng của chỉ số PMI
Chỉ số PMI là gì? Ý nghĩa và Tầm quan trọng của chỉ số PMI

Từ khóa » Ví Dụ Về Biến Phí Tỷ Lệ