Biến Rác Thải Thành Vật Liệu Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
- Skip to content
- Skip to main navigation
- Skip to 1st column
- Skip to 2nd column
Biến rác thải thành vật liệu xây dựng
Thứ năm, 02 Tháng 4 2009 12:37 Báo Xây Dựng Một người là kẻ “ngoại đạo” với ngành Xây dựng nhưng đam mê và yêu thích những viên gạch, còn người kia là sinh viên chuyên ngành Xây dựng nhưng không thích đi theo những lối mòn sẵn có, luôn có những ý tưởng khác lạ. Cả hai đều có chung một ý tưởng: Biến rác thải xây dựng (xà bần) thành những vật dụng hữu ích cho cộng đồng. Xà bần thành... gạchĐó là mong ước của ông Lê Văn Cường - Giám đốc Cty TNHH Sản xuất VLXD Thịnh Cường. Thấy xà bần được đem đi chôn lấp hoặc đổ bậy đâu đó, ông không khỏi thấy tiếc và buồn. Tiếc cho sự lãng phí bị chôn vùi, buồn cho một cách nghĩ, cách làm thủ cựu. Từng là máy trưởng của Cty Vận tải biển 3, ông được đi nhiều nước và thấy các nước trên thế giới họ dùng VLXD tái chế cho các công trình công cộng, ông nghĩ "tại sao Việt Nam lại bỏ phí nguồn rác thải VLXD trong khi chúng gây ô nhiễm môi trường". Từ đó ông dành thời gian đọc tài liệu, nghiên cứu những ứng dụng sản xuất về VLXD tái chế. Nhìn thấy triển vọng và khả năng kinh doanh của lĩnh vực này rất lớn, vốn bỏ ra không nhiều, nên nghỉ hưu ông bắt tay vào sản xuất gạch block với nguyên liệu từ xà bần. Ông chọn thị trường Hải Phòng làm bàn đạp và có kế hoạch chinh phục thị trường rộng lớn hơn là TP.HCM. Để sản xuất ra viên gạch block quy trình hết sức đơn giản: Nguồn xà bần (từ các công trình: nhà ở, văn phòng, công sở… bị phá bỏ) cho vào máy nghiền, lọc tạp chất, sau đó cho vào máy nén thuỷ lực cùng một số phụ gia và đổ thành khuôn gạch. “Nguyên liệu đầu vào thì nhiều và rẻ, lại giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường, sản phẩm làm ra không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời cải tạo được môi trường. Đầu ra cũng rất đa dạng, gạch để xây nhà, làm bờ kè, lát vỉa hè, cát dùng san lấp, đá làm những con đường bê tông nông thôn. Quan trọng là giá thành rẻ bằng một nửa giá gạch đỏ vừa tiết kiệm được thời gian xây, công xây, cát, xi măng… và đất trồng trọt không bị mất đi” - ông Cường thổ lộ. Gạch có độ cứng rất cao 250kg/cm2 vì được nén thuỷ lực nên ứng dụng rất nhiều trong các công trình thi công. Với công suất 3 vạn viên gạch/ngày, chỉ sau 6 tháng sản xuất sản phẩm của ông đã chinh phục được thị trường Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình… Tại TP.HCM hiện nay chưa có DN nào tái chế xà bần để sản xuất VLXD. Nắm bắt được nhu cầu, ông Cường muốn nhanh chóng đầu tư sản xuất nhà máy thứ hai tại đây nhưng những thủ tục xin thuê đất đang làm nhụt tinh thần của ông. Đã gần 8 tháng ông lên lên xuống xuống các ban ngành xin thuê đất đặt nhà máy mà chưa được giải quyết với những lý do rất mơ hồ. Mỗi ngày nhìn cơ hội trôi qua mà tuổi tác thì không đợi khiến ông đang có ý định sẽ lên Bình Dương hoặc Đồng Nai đầu tư. Với khả năng của nhà máy mới lượng rác thải xây dựng sẽ được ông xử lý hết 1.500m3/ngày (tương đương với lượng rác thải xà bần của TP.HCM) và cho ra khoảng 10 vạn viên gạch, “quan trọng hơn là mình làm TP.HCM) và cho ra khoảng 10 vạn viên gạch, “quan trọng hơn là mình làm. Tái chế bê tông thành bê tôngCũng lại là rác thải xây dựng, Nguyễn Bình Nguyên, sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH Kiến trúc TP.HCM lại có suy nghĩ tại sao không tận dụng lại đá từ bê tông cũ mà phải khai thác đá để làm bê tông mới trong khi những khối bê tông cũ thì lại đem chôn lấp hoặc đem đổ trộm. Vậy là Nguyên bắt tay vào nghiên cứu, rủ bạn bè cùng nghiên cứu chung, ai cũng lắc đầu vì thấy mạo hiểm. Sau một thời gian thí nghiệm, Nguyên nghiên cứu thành công được mác bê tông 100 với quy trình cũng hết sức đơn giản: rác xà bần chọn lọc lấy khối bê tông và cho vào máy nghiền, sàng, lọc tạp chất. Cho ra cốt liệu thô làm đá bê tông có kích thước từ 1- 4cm, thay thế các loại đá xây dựng. Vừa không phải tàn phá các ngọn núi đá, vừa xử lý được nguồn rác thải xây dựng, giá thành lại rẻ. Theo tính toán khi thí nghiệm, để sản xuất 1m3 bê tông tái chế mác 100 cần 236 lít nước, 286 kg ximăng, 1.336kg đá bê tông và 636 kg cát vàng, giá thành khoảng 456.682 đồng. Trong khi sản xuất 1m3 bê tông mác 100 bằng đá tự nhiên có giá thành 512.286 đồng, rẻ hơn 55.604 đồng, tiết kiệm được gần 10,8%. Theo thầy Phan Thế Vinh, người hướng dẫn Nguyên thì đề tài này có thể áp dụng tốt, bê tông tái chế có thể làm ghế đá, con lươn, đường nông thôn. Không dừng ở đó, Nguyên mong mỏi sẽ tiếp tục được nghiên cứu và cho ra những mác bê tông cao hơn có sự ứng dụng rộng rãi hơn. Nguyên còn muốn biến những bao thải nilon thành cát… nhưng đó còn đang trong ý tưởng và một ngày nào đó nó sẽ thành hiện thực nếu có lòng đam mê. Thu Hiền TweetTin mới hơn:- Kỹ sư Ngô Văn Thiêm: gương mặt tiêu biểu của ngành Lắp máy Việt Nam
- Chàng trai 8X phục dựng nhà rường Huế
- Sẽ ban hành 2 TCVN Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn và Cọc chiếm chỗ
- "Bê tông hóa vỉa hè": lợi ít - hại nhiều
- Một người Việt được trao giải thành tựu trọn đời tại Mỹ
- Thợ xây dựng Việt Nam ở Nga trong cơn bĩ cực
- Những ưu điểm của dầm hộp bê tông dự ứng lực đúc sẵn
- "Thần đèn" Quốc Khánh - Người mang mệnh trị Thổ
- Thép hay bê tông? Bê tông hay thép?
- Tìm hiểu kỹ thuật xây dựng tháp cổ Chăm Pa tại miền trung Việt Nam
Thêm bình luận
Họ tên (yêu cầu)
E-mail (yêu cầu, sẽ không hiển thị)
Thông báo cho tôi khi có bình luận mới trong chủ đề này!
Đổi mã khác
Gởi Hủy JCommentsTìm kiếm
Tạp chí
- Mẫu ghế sofa cho phòng khách
- Thang máy Otis
- Những điều cần biết về gạch siêu nhẹ
- Định nghĩa mới về chiếu sáng văn phòng năm 2021
- Gạch không nung từ đất và phế thải
- Đá nhân tạo Corian® của DuPont
- Thiết bị nhà bếp và phòng tắm cao cấp Kohler
- Tấm lợp đa dụng
- Bê tông nhẹ với thị trường Việt Nam
- Hệ thống cửa chớp lật tự động
- Siêu thị nội thất cao cấp KLASSY
- Alumax, tấm ốp trần của các công trình hiện đại
- Ưu, nhược điểm của gạch không nung
- Sử dụng kính cho nhà cao tầng
- Vì sao vật liệu xây dựng không nung kém phát triển?
- Kính - vật liệu của những giấc mơ huy hoàng
- Hiệu quả kinh tế khi dùng thạch cao thay tường gạch
- Phát triển vật liệu thân thiện môi trường: Cần một lực đẩy toàn diện
- Sàn gỗ ngoại thất Correct Deck
- Tấm lợp polycarbonate Palram
Quảng cáo
Copyright © 2024 Bản quyền thuộc về Ashui.com. Feed Entries
Thiết kế website chuyên nghiệp |
Thiết kế website chuyên nghiệp |
Từ khóa » Vì Sao Xà Bần Gây ô Nhiễm Môi Trường đất
-
Xà Bần Là Gì ? – Mọi Thứ Bạn Cần Biết | - VLXD Sỹ Mạnh
-
Xà Bần – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tái Diễn Tình Trạng đổ Trộm Xà Bần Gây ô Nhiễm Môi Trường
-
Xà Bần Là Gì? Nên Dùng Xà Bần để San Lấp Mặt Bằng Hay Không?
-
Đà Nẵng: Rác Thải, Xà Bần Trên đường Phố Gây Mất Mỹ Quan đô Thị
-
Rác Thải, Xà Bần “bủa Vây” Phía Tây TP - Báo Thanh Tra
-
Đổ Rác, Xà Bần Gây ảnh Hưởng đến ô Nhiểm Môi Trường, Lưu Thông ...
-
Bãi Xà Bần Gây ô Nhiễm Tiếp Tục Hoạt động Sau Cam Kết Với UBND ...
-
Khu đất Trống Thành 'bãi Rác' Xà Bần - Báo Đà Nẵng
-
Nghịch Lý đổ Phế Liệu, Gạch Vỡ San Lấp đất Nông Nghiệp để Làm... Dự ...
-
Ô Nhiễm Từ Những Bãi Kinh Doanh Xà Bần Tự Phát
-
Dân Ta Phải Biết Sử Ta - UBND QUẬN 8
-
Xà Bần Là Gì ? – Mọi Thứ Bạn Cần Biết
-
Đất Bỏ Hoang Của 'đại Gia' Gây ô Nhiễm Môi Trường