Dân Ta Phải Biết Sử Ta - UBND QUẬN 8
Có thể bạn quan tâm
Phân loại rác thải là một chu trình mà chất thải được chia ra thành nhiều phần khác nhau. Phân loại có thể diễn ra theo phương thức thủ công tại nhà hoặc được thu gom bởi dịch vụ hoặc phân loại một cách tự động bằng máy. Phân loại bằng tay là phương thức sử dụng đầu tiên trong lịch sử.
Với sự phát triển nhanh của xã hội, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm và sự tăng lên của nó là không được mong đợi. Nhiều chất thải hơn có nghĩa là nhiều hơn sự tiêu thụ và lãng phí nguồn tài nguyên.
Rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Thông thường việc vứt/ xả rác được nhiều người dân thực hiện một cách tùy tiện, chưa nói đến việc phải phân loại rác như thế nào mà chỉ cần nhắc đến hành động xả rác bừa bãi của một bộ phận người dân từ thành thị đến nông thôn cũng đủ khiến những người làm công tác bảo vệ môi trường phải đau đầu. Việc xử lí rác thải là 1 vấn đề khách quan và cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi người dân và một số cơ sở thường xuyên xả các loại nước thải, nước hút bể phốt ra môi trường mà còn là do rác thải gây ô nhiễm và tắc nguồn nước gây ra.
Ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc vứt/ xả rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải tài nguyên. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người.
Vì vậy, công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.
VÌ SAO PHẢI THỰC HIỆN PHÂN LOẠI “RÁC” TỪ NGUỒN
Ø Chất thải chưa được xem là nguồn tài nguyên tái tạo;
Ø Ngân sách thành phố phải chi cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng.
Ø Là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, tác động đến môi trường sinh sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, dân cư
MỤC TIÊU CỦA VIỆC PHÂN LOẠI “RÁC”
Ø Thực hiện tái chế, tái sử dụng;
Ø Thu hồi năng lượng;
Ø Giảm chôn lấp chất thải.
Ý NGHĨA, LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÂN LOẠI “RÁC” TỪ NGUỒN
ü Nâng cao nhận thức cộng đồng trong thải bỏ “RÁC” thải
ü Giảm chất thải phát sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí.
ü Nâng cao hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải.
ü Tạo thêm nguồn nguyên liệu để sản xuất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm quỹ đất
ü Giảm chi phí trong quản lý và xử lý CTRSH.
ü Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn góp phần bảo vệ môi trường sống.
è Mỗi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc phân loại CTRSH khi có phát sinh.
CÁCH THỨC PHÂN LOẠI CTRSH TẠI NGUỒN
Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 03 nhóm:
Ø Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy.
Ø Nhóm chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng (hay còn gọi là phế liệu).
Ø Nhóm chất thải còn lại.
CHI TIẾT CÁC NHÓM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐƯỢC PHÂN LOẠI
ü Tả em bé, băng vệ sinh
ü Vỏ bao bì bánh, kẹo, giấy bạc.
ü Hạt hút ẩm,
ü Đồ sành, sứ, gốm vỡ.
ü Túi nylon, giấy ăn đã sử dụng
ü Vải, sợi cũ rách, khăn cũ.
ü Cao su (găng tay…)
ü Đầu lọc thuốc lá
ü Tóc, lông động vật, đất, cát.
ü Dao, lưỡi lam, kéo.
ü Vỏ sò, vỏ hến, vỏ trứng.
ü Trấu thải, tro than.
CHI TIẾT CÁC NHÓM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐƯỢC PHÂN LOẠI
Ø Tạp chí, báo, giấy, sách vở các loại;
Ø Vỏ hộp sữa, hộp giấy carton, thùng carton, hộp đựng trứng, khay đựng trứng;
Ø Đồ nhựa các loại (lon nước ngọt, xô, chậu, túi,..)
Ø Đồ nhôm (lon bia, nồi, ấm,..)
Ø Đồ thủy tinh (chai, lọ,.),
Ø Đồ kim loại (sắt, thép,..);
Ø Nhóm cao su (vỏ xe, dép, săm lốp,..)
ð Phế liệu trong sinh hoạt: người dân, chủ nguồn thải có thể bán, cho các cá nhân, tổ chức thu gom có chức năng hoặc lực lượng thu gom tại nguồn
LƯU Ý: Rác có kích thước lớn (xà bần, gỗ, tủ, bàn, ghế sofa…):
Ø Không được bỏ chung vào rác sinh hoạt
Ø Hộ gia đình, chủ nguồn thải thỏa thuận với đơn vị thu gom, vận chuyển có chức năng để chuyển giao.
Vui lòng tuân thủ việc phân loại.
v Không vứt rác trên vỉa hè, lòng đường.
v Giao “RÁC” theo giờ thu gom quy định của địa phương
v Sử dụng nhãn dán trên túi theo hướng dẫn.
Việc phân loại rác tại nguồn không chỉ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường mà nó còn tạo thành một thói quen tốt. Người dân có ý thức phân loại rác, bảo vệ môi trường thì tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng hơn, vấn đề ô nhiễm nguồn nước do rác thải cũng sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Vì vậy, thói quen phân loại rác ngay từ hộ gia là một điều cần thiết nhất hiện nay./.
Dương Chí Quang - Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 8
CÁC KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN.
- Rác là nguồn ô nhiễm, hãy làm sạch rác ở mọi nơi.
- Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe con người.
- Hãy phân loại “RÁC” thải để tái sử dụng, tái chế góp phần tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Ăn uống đúng nơi – Rác rơi đúng sọt.
- Hãy giữ gìn vệ sinh, không vứt rác ra đường.
- Chung tay phân loại “RÁC” thải tại nguồn vì một môi trường bền vững.
- Hãy nghĩ xanh, hành động xanh vì môi trường.
- Hãy phân loại rác. Hành động nhỏ - ý nghĩa lớn.
- Hãy phân loại “RÁC” thải tại nguồn để chất thải được tái chế.
Từ khóa » Vì Sao Xà Bần Gây ô Nhiễm Môi Trường đất
-
Xà Bần Là Gì ? – Mọi Thứ Bạn Cần Biết | - VLXD Sỹ Mạnh
-
Xà Bần – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tái Diễn Tình Trạng đổ Trộm Xà Bần Gây ô Nhiễm Môi Trường
-
Xà Bần Là Gì? Nên Dùng Xà Bần để San Lấp Mặt Bằng Hay Không?
-
Đà Nẵng: Rác Thải, Xà Bần Trên đường Phố Gây Mất Mỹ Quan đô Thị
-
Rác Thải, Xà Bần “bủa Vây” Phía Tây TP - Báo Thanh Tra
-
Đổ Rác, Xà Bần Gây ảnh Hưởng đến ô Nhiểm Môi Trường, Lưu Thông ...
-
Bãi Xà Bần Gây ô Nhiễm Tiếp Tục Hoạt động Sau Cam Kết Với UBND ...
-
Khu đất Trống Thành 'bãi Rác' Xà Bần - Báo Đà Nẵng
-
Nghịch Lý đổ Phế Liệu, Gạch Vỡ San Lấp đất Nông Nghiệp để Làm... Dự ...
-
Ô Nhiễm Từ Những Bãi Kinh Doanh Xà Bần Tự Phát
-
Biến Rác Thải Thành Vật Liệu Xây Dựng
-
Xà Bần Là Gì ? – Mọi Thứ Bạn Cần Biết
-
Đất Bỏ Hoang Của 'đại Gia' Gây ô Nhiễm Môi Trường