Biến Rác Thải Thành Xi Măng - Kinh Tế Nông Thôn

Công ty Junk&Co từ Nhật Bản sẽ đầu tư và thành lập một nhà máy xử lý, tái chế giấy chất lượng cao nếu số lượng giấy loại thu gom ở Hà Nội vượt mức 5.000 tấn/tháng.Thông tin trên được ông Nakamura Takatoshi, Giám đốc Công ty Junk&Co Việt Nam nêu ra tại buổi ký kết hợp tác Thỏa thuận hợp tác về Dự án giảm thiểu lượng rác thải  thông qua hoạt động tái chế giấy với Công ty TNHH MTV Môi trường & Đô thị Hà Nội (URENCO).

Cụ thể, thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên sẽ xem xét đến việc thành lập một nhà sản xuất giấy, một trung tâm tái chế nếu có thể thu gom 1.000 tấn giấy/tháng và thành lập nhà máy giấy, trung tâm tái chế nếu thu gom được 5.000 tấn/tháng. Trong khi đó, theo số liệu từ URENCO, lượng giấy phế liệu thải ra tiềm năng của thành phố ước tính ít nhất là 5.850 tấn/tháng.

hop-tac-tai-che.jpg
URENCO và Công ty TNHH JUNK&CO ký kết Thỏa thuận hợp tác

 

Theo bà Nguyễn Thị Thùy Ninh, Phó Trưởng phòng Kinh doanh & Truyền thông, URENCO, rác tái chế được thu hồi ở Hà Nội hiện có 3 nhóm là giấy, nhựa và kim loại. Trong đó, giấy chiếm đến 59%. Hiện nay, URENCO cũng đã ký kết với một số doanh nghiệp tái chế, xử lý giấy, tuy nhiên đều chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của URENCO đề ra.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Môi trường quốc gia Nhật Bản và kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) , năm 2018, sản lượng giấy của Việt Nam là 3.649 triệu tấn/năm và giấy thải được thu gom dùng làm nguyên liệu là 3,66 triệu tấn. Tỷ lệ tái chế giấy là 33%, thấp nhất trong ASEAN so với hơn 60% ở Thái Lan và Indonesia. Để bắt kịp tốc độ đó, cần phải tăng thêm 850.000 tấn/năm.

Trước đó, URENCO đã bắt đầu thu gom rác thải tài nguyên tại một số điểm đường phố được chọn trong quận của Thủ đô Hà Nội vào thứ 7 hàng tuần kể từ tháng 8/2020 và có kế hoạch mở rộng sang các quận khác trong tương lai. Ông Phạm Cao Thắng, Phó Tổng Giám đốc URENCO kỳ vọng, sự hợp tác trong phân loại, thu mua và tái chế rác sẽ thúc đẩy việc làm đẹp hơn cho môi trường Hà Nội. Cùng với đó, đẩy mạnh triển khai, thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; quản lý, thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải tái chế một cách hiệu quả và giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

 

 

 

Từ khóa » Xi Măng Tái Chế được Không