Tạo Ra Loại Xi Măng Bền Vững Giúp Giảm Khí Thải Carbon

Làm xi măng từ muối thải – kiến trúc thân thiện sinh thái

Nhiều loại xi măng có hàm lượng CO₂ thấp đã trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn, bền vững hơn so với xi măng Portland truyền thống. Người ta sản xuất xi măng Portland bằng cách nung hỗn hợp đá vôi và các khoáng chất khác đến khoảng 1.450°C, các phản ứng hóa học trong quá trình này giải phóng một lượng lớn CO₂.

Nhưng ngoài ra, trong bê tông cũng có nhiều loại vật liệu khác, bao gồm cả những vật liệu phần lớn được tạo ra từ chất thải công nghiệp hoặc các sản phẩm phụ như tro bay, xỉ lò cao, đất sét nung, đá vôi nghiền mịn hoặc muội silic. Người ta trộn chúng với xi măng truyền thống, hoặc là chất kết dính mà không cần bất cứ xi măng Portland nào. Quy trình sản xuất các vật liệu này dẫn đến lượng khí thải CO₂ thấp hơn nhiều so với xi măng Portland, có thể giúp giảm lượng khí thải CO₂ từ 50% đến 80%, tùy thuộc vào công nghệ sử dụng.

tao ra loai xi mang ben vung giup giam khi thai carbon
Các phản ứng hóa học trong quá trình sản xuất xi măng giải phóng một lượng lớn CO₂. Ảnh: azom.

Sử dụng các vật liệu từ chất thải công nghiệp hoặc các sản phẩm phụ trong sản xuất xi măng sẽ làm tăng cường độ và độ bền, đồng thời cũng cải thiện tính bền vững bằng cách giảm phát thải CO₂ liên quan và tái chế chất thải công nghiệp. Nhiều loại xi măng trong số này đã được nêu rõ trong báo cáo năm 2016 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc là có tiềm năng lớn nhất trong việc giảm phát thải CO₂ liên quan đến xi măng.

Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2°C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở mức 1.5°C. Để làm được điều này, chúng ta phải cách mạng hóa cách thức xây dựng các thành phố, chuyển sang sử dụng xi măng bền vững, tái sử dụng chất thải công nghiệp và thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn.

Từ khóa » Xi Măng Tái Chế được Không