Bình Giảng Bài Thơ ĐẤT QUÊ TA MÊNH MÔNG (Dương Hương Ly)
Có thể bạn quan tâm
Đăng nhập / Đăng ký Điểm trùng hợp lịch sử của nhà Hán và nhà... Cảm ơn đã chia sẽ... mùa cải đã gặt mất rồi ... Em cảm ơn anh. Chúc anh luôn vui khỏe và... Xin Chào Cô Chinh, Anh Tuấn xin được... thanks, đúng lúc cần! ... hehehe, chào em zái, ngôi nhà này em có hay... e không hiểu ý nghĩa bức tranh Giai cấp tư... Cám ơn bạn mình mắc lỗi này mà mãi ko... cám ơn nhiều nhé, mình cứ bị cái lỗi này... Chào cô giáo: Lê Thị Chính, chúc cô luôn vui... TVM xin chào cô giáo! Rất mong cô giáo bớt... CHÀO ĐỒNG NGHIỆP-TVM XIN GIA NHẬP!! MỜI ĐỒNG NGHIỆP GHÉ... CHÀO ĐÓN NĂM 2013 KÍNH CHÚC THẦY CÔ VÀ GIA... 1624275 truy cập (chi tiết) 13 trong hôm nay 3318929 lượt xem 14 trong hôm nay 423 thành viên
- Trang chủ
- Liên kết
- Liên hệ
- Dayhocintel.net
- DDGD Bình Dương
- THPT Như Thanh
- Đào tạo KN vi tính
- Nhịp cầu bè bạn
TỔ QUỐC TÔI
MÙA HOA VẪN ĐỢI
HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG
Hỗ trợ trực tuyến
- (Lê Thị Chinh)
Thành viên trực tuyến
2 khách và 0 thành viênThông tin
- Giới thiệu bản thân
- Lưu giữ kỉ niệm
- Hình ảnh hoạt động
- Soạn bài trực tuyến
Các ý kiến mới nhất
Đăng nhập
Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viênTài nguyên dạy học
Thống kê
BÁO MỚI
Menu chức năng 1
Menu chức năng 2
Menu chức năng 3
Menu chức năng 4
Menu chức năng 5
Menu chức năng 6
Gốc > Những bài văn hay >Tạo bài viết mới Bình giảng bài thơ ĐẤT QUÊ TA MÊNH MÔNG (Dương Hương Ly)
Những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã qua lâu. Nhưng những dấu ấn của thời đại ấy vẫn ghi lại đầy đủ trong tâm trí bao lớp người. Chất thơ của một thời hùng vĩ, cao cả dường như kết tinh trong hình tượng người mẹ, để cho các nhà thơ, nhạc sĩ ngợi ca. Có một bài thơ đã ra đời trong những ngày tháng ấy,được phổ nhạc để vút lên âm điệu đầy xúc động về người mẹ: Đất quê ta mênh mông của Dương Hương Ly. Cái hay của bài thơ chính là ở tình cảm xúc động và giản dị. Không phải ngẫu nhiên khi nhan đề bài thơ là "Đất quê ta mênh mông" nhưng hình tượng xuyên suốt bài thơ lại là Bà mẹ đào hầm. Nhà thơ có sự liên tưởng từ thực tế công việc của mẹ nhưng cảm hứng này cũng gắn liền cảm hứng trữ tình công dân của thi ca chống Mỹ. Tố Hữu từng viết: Việt Nam ôi Tổ quốc thương yêu Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng Dương Hương Lylà nhà thơ - chiến sĩ hoạt động trên chiến trường miền Trung - Tây Nguyên, là người trực tiếp chứng kiến và chịu ơn sự hy sinh lặng thầm của những người mẹ nên có lẽ cảm hứng về Đất nước giàu ấn tượng từ người mẹ cũng là điều dĩ nhiên.Người Mẹ bình thường nhưng vĩ đại đã hiện lên trong những dòng thơ đầy ám ảnh,kết tinh vẻ đẹp của cả một thời đại chống Mỹ. Bài thơ bắt đầu từ một câu chuyện được kể lại ngắn gọn, giản dị: Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh Giản đơn là vậy, việc đào hầm của mẹ! Nhưng có sự bất bình thường ở chỗ nhà thơ xâu chuỗi hai khoảng thời gian "tóc còn xanh" đến khi "phơ phơ đầu bạc". Công việc diễn ra thật âm thầm lặng lẽ, hòa cùng không gian của bóng đêm, bền bỉ miệt màikhông ngừng nghỉ. "Bao đêm rồi...", lời thơ như một câu hỏi vọng lên để nhà thơ bày tỏ lòng kính phục sự kiên trì nhẫn nại của mẹ. Hai âm thanh được diễn tả thật khác nhau: một bên là "đại bác", một bên là "tiếng cuốc vọng năm canh".Hóa ra việc đào hầm ấy không hề đơn giản vì đã đối mặt, thách thức sự hủy diệt của kẻ thù. "Tiếng cuốc vọng năm canh" là âm vang tấm lòng người mẹ, để những đứa con dưới hầm bí mật và nhà thơ nhận ra một ý nghĩa thật lớn lao: Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh Tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước Hầm mẹ giăng như lũy như thành Che chở mỗi bước chân con bước Hai mươi năm -đủ để một thế hệ lớn lên, hai mươi năm - cũng là thời gian cả dân tộc phải đốiđầu với sự hủy diệt của kẻ thù để bảo vệ nền độc lập tự do. Có một điều nhà thơ không nói rõ nhưng người đọc có thể nhận ra: đó cũng là thời gian đằng đẵngnhuộm mái tóc xanh của mẹ thành "phơ phơ đầu bạc" - một thời xuân sắc đã điqua. Niềm vui của mẹ, tình yêu đời mẹ nằm trong "tiếng cuốc năm canh" đều đều như nhịp tim thôi thúc. Dương Hương Ly dồn hết tình cảm vào câu thơ ngợi catình mẹ - "nặng tình đất nước". Câu thơ không phải cách so sánh thông thường màchứa đựng niềm cảm phục kính yêu của những đứa con chiến sĩ. Thành quả của mẹ, công sức của mẹ là ở những chiếc hầm bí mật "giăng như lũy như thành". Sức vócmảnh mai của người mẹ "phơ phơ đầu bạc" vụt lớn lao thành sức mạnh Nhân Dân. Từ niềm vuisứơng, biết ơn của một đứa con được bao bọc, chở che trong tình yêu của mẹ, nhàthơ chợt phát hiện ra một điều tưởng như nghịch lý: Đất quê ta mênh mông Quân thù không xăm hết được Lòng mẹ rộng vô cùng Đủ giấu cả hàng sư đoàn dưới đất Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam Như một chân lý giản đơn, khi thế trận của lòng dân "giăng như lũy như thành", kẻ thù phải bó tay, bất lực. Tác giả lại đưa ra một liên tưởng đầy ấn tượng từ "lòng mẹ" đến "lòng đất mẹ". Xưa có câu chuyện mẹ Âu Cơ bọc lũ con trong bọc trăm trứng,nay người mẹ đào hầm bao bọc "cả hàng sư đoàn". Phải chăng tác giả cũng đangnghĩ về một mẹ Âu Cơ của thời đại chống Mỹ? Duy có một điều khác chăng là ngườimẹ ở đây không bước ra từ huyền thoại mà bằng xương bằng thịt, bằng tất cả sựbao dung của tình yêu nước lớn lao. Đó cũng là cơ sở để nhà thơ nhận ra "sức mạnh Việt Nam" từ một nghịch lý "Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất". Sức mạnh của dân tộc tạo nên từ ơn sinh thành của người mẹ, sức mạnh ấy hội tụ cả lòng nhân ái và chủ nghĩa anh hùng. Từ cảm nhận này của Dương Hương Ly, ta chợt nhớ đến một lời ca ngợi của đại văn hào Nga M.Gorki : "Không có Người Mẹ thì cả anh hùng, cả nhà thơ đều không có. Sức mạnh Việt Nam - dân tộc anh hùng và nghệ sĩ- đã bắt nguồn từ người mẹ bình thường mà vô cùng vĩ đại, có lẽ đó là đều nhà thơ phát hiện được từ công việc âm thầm của mẹ. Cuộc sinh nởnào mà chẳng đớn đau! Nhưng nỗi đau của mẹ lại gắn với những trận đòn thù của bầy giặc Mỹ điên cuồng, hèn hạ và bất lực. Có thể tác giả đã hơi tham lam khi đưa thêm vào chi tiết để tố cáo tội ác của kẻ thù cũng như để ngợi ca ý chí kiên cường của mẹ. Không một người mẹ bình thường nào lại không sẵn sàng chịu đau vì những đứa con mình. Sự lặng yên của mẹ là cái lặng im của đất. Ta có thể nhận ra ở đây nỗi đau đớn xót xa của những đứa con chiến sĩ cũng như quyện chặt vào cùng đất mẹ, như chờ phút bùng lên rửa hận. Còn mẹ thì vẫn thế: Trên mình mẹ mang nhiều thương tật Tóc mẹ bạc rồi lại bạc thêm Nhưng đêm đêm Tiếng nhát cuốc vẫn xóay vào ruột đất Trong tiếng cuốc của mẹ, có cả nỗi đau xoáy ruột của cả những đứa con. Tiếng cuốc như thôi thúc, như giục giã lòng con quyết sống mái với kẻ thù. Để rồi sức mạnh của mẹ truyền cả cho những đứa con: Có những đoàn quân từ lòng đất xông lên Quân thù bạt vía Xung quanh chúng đâu cũng là trận địa Đất quê ta mênh mông Lòng mẹ rộng vô cùng "Diệt Mỹ là cao cả của tình yêu", chỉ có chiến đấu tiêu diệt kẻ thù mới là sự đáp lại đầy đủ nhất tình mẹ dành cho những người chiến sĩ. Sự che chở âm thầm, sự hy sinhlớn lao của mẹ dành cho những đứa con dưới hầm bí mật đã góp thêm sức mạnh khiến "quân thù bạt vía". Một lần nữa điệp khúc "Đất quê ta mênh mông - Lòng mẹ rộng vô cùng" lại cất lên như một vĩ thanh để người đọc nhận ra ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu chống Mỹ, vì Đất quê ta, vì Mẹ, vì những tình cảm lớn lao.Và một lần nữa, vóc dáng của Mẹ đã lớn mênh mông ngang tầm Đất Nước. "Đất quê ta mênh mông" của Dương Hương Ly chỉ là một cảm nhận rất riêng của nhà thơ về sứcmạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thời đại chống Mỹ qua hình tượng Người Mẹ đào hầm. Nhưng hình tượng bất tử của Mẹ đã vượt qua thời gian để lưu lại mãitrong những lời ca dạt dào về mẹ. Đó cũng là nguồn cảm hứng về một thời đại giàu chất sử thi mà sau này một lần nữa ta còn gặp trong lời ca về mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "Mẹ về đứng dưới mưa, che từng căn hầm nhỏ...". Hình tượng người mẹ - đất nước trong thời đại chống Mỹ sẽ mãi còn là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận. Hiểu bài thơ để chúng ta hiểu hơn về một thời đại hào hùng của dân tộc. Ta cũng hiểu tấm lòng rất đẹp của một nhà thơ - chiến sĩ dành cho mẹ, cho Tổ quốc. Từ tình yêu của mẹ, ta hiểu vì sao đất nước đối với ta lớn lao nhưng gần gũi thân thương vôcùng. Giờ đây, mỗi khi giai điệu bài ca về người mẹ đào hầm vang lên trên sóng phát thanh, đài truyền hình, vang lên đâu đó giữa đời thường bộn bề toan lo hối hả, hình ảnh mẹ "phơ phơ đầu bạc" trong bài thơ Dương Hương Ly lại hiện lên lồng lộng trong tâm trí, như một lời nhắc nhớ mỗi chúng ta... Qui Nhơn, 2006 - 2010 Trần Hà Nam Nhắn tin cho tác giả Lê Thị Chinh @ 20:12 12/01/2011 Số lượt xem: 14993 Số lượt thích: 0 người   ↓ ↓ Gửi ý kiến- Cảm nhận văn học - "Thu sang" của Hữu Thỉnh (23/12/10)
- Bài văn đạt giải nhất kỳ thi HSG Quốc gia năm 2001, bảng B: Vẻ đẹp con người Việt Nam (24/09/10)
- Bài văn đoạt giải nhì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2000, Bảng A. (24/09/10)
- Bài văn đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 1999, bảng A (24/09/10)
- Sông Đông êm đềm (Sholokhov)- ST (24/09/10)
Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản đất Quê Ta Mênh Mông
-
Mẹ đào Hầm Từ Thuở Tóc Còn Xanh Nay Mẹ đã Phơ Phơ đầu Bạc Mẹ ...
-
ĐỀ Thi Thử LẦN 2 Môn Ngữ Văn Lớp 12(Đề I) Thời Gian - Quê Hương
-
Bài Thơ Đất Quê Ta Mênh Mông - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đất Quê Ta Mênh Mông - Báo Quân Khu 7 Online
-
Đọc Hiểu Về Bài Thơ Đất Quê Ta Mênh Mông
-
[PDF] Đề 1 I. Đọc Hiểu ( 3 ,0 điểm) Đọc đoạn Trích Sau Và Thực Hiện ... - OLM
-
Đề Thi Tốt Nghiệp THPT 2014...new - Ngữ Văn - Nguyễn Quang
-
Đọc Hiểu Việt Nam Quê Hương Ta - Toploigiai
-
Bài Giải Gợi ý đề Văn THPT Quốc Gia 2017
-
Bài Thơ Đất Quê Ta Mênh Mông
-
PHÂN I: ĐỌC HIÊU Đọc Văn Bản Và Trả Lời Các Câu Hỏi Bên Dưới ...
-
Bài Thơ: Đất Quê Ta Mênh Mông (Bùi Minh Quốc) - Thi Viện
-
Đề đọc Hiểu đoạn Thơ Việt Nam Quê Hương Ta- Nguyễn Đình Thi
-
Xác định Từ Láy Trong đoạn Việt Nam đất Nước Ta ơi... - Cam Ngan