Đề đọc Hiểu đoạn Thơ Việt Nam Quê Hương Ta- Nguyễn Đình Thi

Bộ đề đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn văn,Tuyển tập đề đọc hiểu văn bản thơ ngoài chương trình. Đọc hiểu văn bản Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Đề bài : Đọc văn bản sau và trả lời cân hỏi:

Việt Nam đất nước ta ơi  Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn  Cánh cò bay lả rập rờn  Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều  Quê hương biết mấy thân yêu  Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau  Mặt người vất vả in sâu  Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn  Đất nghèo nuôi những anh hùng  Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên  Đạp quân thù xuống đất đen  Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa  Việt Nam đất nắng chan hoà  Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh  Mắt đen cô gái long lanh  Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung  Đất trăm nghề của trăm vùng  Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem  Tay người như có phép tiên  Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ 

Câu 1: Chỉ ra thể thơ của bài thơ trên. Câu 2: Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích trên, Câu 3: Đoạn trích trên được viết bởi những phương thức biểu đạt  nào? Phương thức biểu đạt đó có biểu hiện như thế nào? Câu 4: Phân tích nội dung chính của đoạn trích trên, có học sinh viết: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những người anh hùng trong gian khó vẫn luôn kiên cường, nhẫn nại, làm nên vẻ  đẹp của đất nước muôn đời. Hãy chi ra lỗi sai trong diễn đạt của lời phân tích đó.                                                                     ”           ■ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT Câu 1:  thể thơ lục bát. Học sinh lưu ý chi cần chỉ ra tên gọi của thể thơ, không cần giải thích những đặc điểm của ngôn ngữ thể hiện thể’ thơ đó nếu đề bài không yêu cầu. Câu 2: Học sinh có thể chỉ ra một trong số những biện pháp nghệ thuật sau: Biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiên Biện pháp nói quá: Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Câu 3: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là biểu cảm và miêu tả. Biểu hiện của phương thức biếu cảm là bộc lộ cảm xúc tự hào, tâm thế hào sảng của tác giả về hình tượng đất nước. Miêu tả khi tác giả nói về những vẻ đẹp của đất nước về cảnh vật, thiên nhiên và con người: Đó là cảnh vật Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều, là những tấm gương anh hùng Đấi nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, là những người lao động làm nghề thù công Đất trăm nghề của trăm vùng/ Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem. Câu 4: Lời phân tích Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những người anh hùng trong gian khó vẫn luôn kiên cường, nhẫn nại, làm nên vẻ đẹp của đất nước muôn đời sai ở chỗ đã hiểu sai về bản chất của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình không phải là nhân vật được miêu tả trong tác phẩm mà là nhân vật bộc lộ những cảm xúc, tình cảm trong tác phẩm.Ở đoạn trích trên, nhân vật trữ tình là một người yêu nước, tự hào với vẻ đẹp của đất nước.

Nguyễn Thế Hưng

Xem thêm: Bộ đề đọc hiểu môn văn

đề đọc hiểu

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản đất Quê Ta Mênh Mông