Bộ 3 đề Thi Thử THPT QG Môn Ngữ Văn Năm 2021 Trường ... - HOC247
Có thể bạn quan tâm
TRƯỜNG THPT SAO VIỆT | ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Mỗi người đều có những điểm mạnh nhất định của mình, vì vậy bạn đừng bao giờ chối bỏ bản thân, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang đánh mất đi cơ hội để hoàn thiện mình. Được là chính mình, bạn sẽ không phải mệt mỏi, khổ sở vì phải mang một chiếc mặt nạ khi đối diện với người khác. Nếu bản thân muốn thay đổi, bạn không cần quan tâm đến lời nói của người khác, mà vẫn cứ là mình trước những lời bình phẩm của người xung quanh […]. Chỉ cần bạn sống chân thành, thẳng thắn thì không phải bận tâm vì những lời gièm pha từ người khác. Trung thực với bản thân, không che đậy điểm yếu của mình, mạnh dạn nhìn thẳng vào thực tại. […]. Chấp nhận mọi khía cạnh của chính bạn, dành thời gian để đối xử tốt với bản thân, khi đó hạnh phúc sẽ đến với bạn.
Cuộc sống có đôi khi không như ta mong đợi, có những việc xảy ra khiến ta không vui, bạn hãy học cách buông bỏ, tự mình vun đắp cho tâm hồn mình. Đừng trông chờ, hy vọng quá nhiều, rồi thất vọng càng nhiều. Sống một cách đơn giản, suy nghĩ đơn giản, sống trọn vẹn với những đam mê, bạn sẽ tìm được con đường đi đúng đắn. […] Muốn sống tốt cuộc sống của mình, bạn phải biết cách hưởng thụ cuộc sống, không ngần ngại tìm kiếm những điều khiến bản thân vui vẻ. Để không phải đắn đo, suy nghĩ đi con đường nào là đúng, chỉ cần bạn tin tưởng, cẩn trọng một chút, bạn sẽ tìm được mục tiêu khiến mình kiên định bước đi. Cho dù có thất bại, hãy xem mỗi lần vấp ngã là một lần trải nghiệm, giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm.
Hãy luôn là chính mình, sống một cuộc sống tự do, tự tại và làm tất cả những gì mình thích.
(Trích Sống phải là chính mình – Minh Uyên, baoninhthuan.com.vn, ngày 18/8/2020)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Anh chị hiểu như thế nào là “chối bỏ bản thân”.
Câu 3. Tác giả đã đưa ra những lời khuyên nào về cách ứng xử trước thất bại.
Câu 4. Lời khuyên “Chấp nhận mọi khía cạnh của chính bạn, dành thời gian để đối xử tốt với bản thân, khi đó hạnh phúc sẽ đến với bạn” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của việc thể hiện chính kiến trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của dòng sông Đà trong đoạn văn sau:
Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.191 – 192)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”: không cho điểm
Câu 2:
Nêu cách hiểu về “chối bỏ bản thân”:
- Không tự tin vào bản thân.
- Không thừa nhận bản thân, quay lưng lại với bản thân, coi thường bản thân, đánh giá thấp bản thân; hành hạ- đọa đày bản thân.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2 ý : 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0,25 điểm.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Thực hiện các yêu cầu sau:
DẶN CON
(Trần Nhuận Minh)
Chẳng ai muốn làm hành khất, Tội trời đầy ở nhân gian
Con không được cười giễu họ, Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao,
Con không bao giờ được hỏi: Quê hương họ ở nơi nào.
Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn, Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay, Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này.
(Đến với Bài thơ hay, Báo Giáo dục và Thời đại, 20/10/2019)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, người bố dặn con những gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ người bố dặn con:
Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào.
Câu 4. Những lời khuyên của người bố trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự đồng cảm của con người cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà hàng chài trong đoạn trích sau:
Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.
- Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.
Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền.
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 72 - 73)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng phương thức “biểu cảm”: không cho điểm
Câu 2:
Theo đoạn trích, người bố dặn con những điều:
- Không được cười giễu người hành khất.
- Không được hỏi quê hương họ.
- Dạy con chó, còn không dạy được, hãy đem bán con chó.
- Cuộc đời vần xoay, con gửi lòng tốt vào thiên hạ, biết đâu nuôi bố sau này.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0 điểm.
- Học sinh trả lời được 2 ý : 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời được 3 ý trở lên: 0.5 điểm
Câu 3:
- Nếu học sinh trích dẫn nguyên các câu thơ vẫn cho điểm theo gợi ý.
- Hai câu thơ người bố dặn con:
Con không bao giờ được hỏi:
Quê hương họ ở nơi nào.
- Con người ai cũng có quê hương, những người hành khất vì hoàn cảnh mà bỏ quê tha hương cầu thực. Con không hỏi quê để không chạm vào nỗi đau của họ.
- Lời người bố dặn con bày tỏ sự đồng cảm cảnh ngộ, tình người trong cuộc sống.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2 ý : 1 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm.
Câu 4:
Ý nghĩa những lời khuyên của người bố:
- Trong bài thơ, người bố dặn con những điều nhỏ nhặt nhưng gần gũi và thường gặp trong cuộc sống. Sống ở đời, con người cần lắm sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ, nhất là đối với những người cơ nhỡ, khó khăn.
- Lời người bố dặn con giàu giá trị nhân văn, thấm đẫm tình người và đạo lý làm người.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày thuyết phục: 1 điểm.
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,5 điểm.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn trong giới hạn khoảng 200 từ.
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự đồng cảm của con người trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự đồng cảm giữa con người với nhau trong cuộc sống. Có thể theo các gợi ý sau:
- Cuộc sống cần lắm sự đồng cảm, thấu hiểu cảnh ngộ, sự sẻ chia, nhất là đối với những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Điều đó thể hiện nếp sống nhân văn cao đẹp, vẻ đẹp của tình người.
- Sự đồng cảm đối lập với lối sống vô cảm, là lối sống đáng bị lên án trong xã hội hiện đại.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
[…] Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết khó là cái gì. […]
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn, vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước, việc đời không liên quan gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này như thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi đường thì sợ nóng, trèo cao thì sợ run chân, áo thì cứ buông trùng, đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư vãn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không thể tự lập được.
Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt… ấy là những cách làm mình yếu đuối, nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2005)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu những biểu hiện của lối sống thừa được tác giả đề cập trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 3: Nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn sau: Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn, vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước, việc đời không liên quan gì đến mình cả. (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: học trò ngày nay phải xông pha.
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích sau:
Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.188-189)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương thức biểu đạt nghị luận/phương thức nghị luận
Câu 2:
Những biểu hiện của lối sống thừa được tác giả đề cập trong đoạn trích:
- Những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn, vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước, việc đời không liên quan gì đến mình cả.
- Cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ.
- Đi đường thì sợ nóng, trèo cao thì sợ run chân, áo thì cứ buông trùng, đóng gót.
- Phép so sánh: những kẻ ru rú như gián ngày
Câu 3:
- Tác dụng: Giúp cho câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm.
- Gợi sự liên tưởng đến hình ảnh xấu xí của những người có lối sống thừa.
(Thí sinh có thể diễn dạt bằng cách khác nhưng phải đảm bảo các ý trên vẫn được điểm tối đa)
Câu 4:
Thí sinh được tự do lựa chọn quan điểm đồng tình/ không đồng tình/đồng tình một nửa nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng-phân- hợp.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tại sao học sinh ngày nay cần phải xông pha, trải nghiệm cuộc sống thực tế.
c) Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có nhiều hướng để triển khai nhưng cần bám sát câu hỏi trong đề để giải quyết đúng trọng tâm và thuyết phục. Có thể triển khai theo ý sau:
- Xông pha là một động từ chỉ việc con người dám dấn thân vào nơi gian nguy hiểm trở, biết dấn thân vào cuộc đời để trải nghiệm và tìm kiếm những giá trị sống đích thực.
- Xông pha giúp con người hiểu rõ những khó khăn, thử thách trong cuộc sống; vượt qua cuộc sống khuôn khổ và luôn được bảo bọc; thoát khỏi vùng an toàn của bản thân để trải nghiệm thực tế và rèn giũa bản thân. Chỉ khi dấn thân vào cuộc đời thực, con người mới có thể trưởng thành và hoàn thiện bản thân.
- Cần lựa chọn hình thúc và con đường xông pha trải nghiệm đúng đắn; cần chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết trước khi dấn thân vào cuộc sống thực tế.
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Sao Việt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Từ khóa » đọc Hiểu Sống đẹp Minh Uyên
-
Đè 8: (Sống Đẹp, Minh Uyên, Nguồn Http://.vn) Câu 1
-
Đè 8: (Sống Đẹp, Minh Uyên, Nguồn Http://.vn ...
-
Đè 8: (Sống Đẹp, Minh Uyên, Nguồn Https:// 1: Xđ ...
-
Bộ đề Đọc Hiểu Sống đẹp - Toploigiai
-
Đè 8: (Sống Đẹp, Minh Uyên, Nguồn Http ... - Nhạc Chuông
-
Đề Thi Thử Môn Ngữ Văn Chọn Lọc 4
-
Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo - Đề 9 - Việt Nam Overnight
-
Đề Số 18 - Đề Kiểm Tra Học Kì 1 - Ngữ Văn 12
-
Trong Cuộc đời đầy Truân Chuyên Của Mình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ...
-
[PDF] Đọc Lâm Ngữ Đường Nghĩ Lại Đào Uyên Minh
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2019 Môn Văn Số 17
-
SỐNG ĐẸP - Home | Facebook
-
Cảm Nhận Phong Cách Giản Dị Của Hồ Chí Minh (6 Mẫu) - Văn 9