Đề Thi Thử Môn Ngữ Văn Chọn Lọc 4
Có thể bạn quan tâm
I.PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Sự quý giá của thời gian không phải là để giúp chúng ta có thể làm được những điều này, điều nọ… Có quá nhiều những điều này nọ như thế để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả! Vấn đề là chúng ta phải biết sống như thế nào để xứng đáng với giá trị thời gian ấy. Chúng ta lao động như một phương tiện để nuôi sống, nhưng bản thân sự lao động sáng tạo cũng chính là cuộc sống của chúng ta. Ngược lại, những giá trị vật chất được tạo ra luôn luôn có giới hạn tạm bợ của nó, và rõ ràng không thể là mục đích cuối cùng để chúng ta nhắm đến. Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.
(..) Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc. Khi chúng ta ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, chúng ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt, không đáng kể. Đời sống của ta quý giá, và đời sống của mọi người quanh ta cũng quý giá không thể lấy gì đánh đổi được.
(…) Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta nhìn lên bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm… Mỗi một thực thể xinh đẹp ấy đều nhắc nhở ta biết là đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm màu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người xung quanh mình.
(Nguyên Minh – Thời gian là vốn quý)
Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2:Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói sau:Có quá nhiều những điều này nọ như thế để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả! (0,5 điểm)
Câu 3:Theo anh/ chị vì sao tác giả lại cho rằng:Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt?(1,0 điểm)
Câu 4:Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? (1,0 điểm)
I.PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1:(2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu ra trong phần đọc hiểu: Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc.
Câu 2:(5,0 điểm)
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng gọi sông Hương là “cô gái di gan phóng khoáng và man dại”, “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”, “giọng như nàng Kiều trong đêm tình tự”, “Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, “người con gái dịu dàng của đất nước”.
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của Sông Hương qua cách gọi tên đó?
----------------------------------------Hết---------------------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| Đọc hiểu | 3,0 |
1 | Chỉ ra được phương thức biểu đạt chínhđược sử dụng trong đoạn trích trên là: Nghị luận/ Phương thức nghị luận. | 0,5 | |
2 | Lí giải ý nghĩa câu văn: Có quá nhiều những điều này nọ như thế để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả!
|
0,5
| |
3 | Tác giả cho rằng:Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt vì:
| 1,0 | |
4 | Đoạn trích có nhiều thông điệp ý nghĩa về thời gian và cuộc sống. Thí sinh có thể chọn một thôngđiệp có ý nghĩa nhất với bản thân như:
| 1,0 | |
II |
| Làm văn |
|
1 | Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý kiến:“Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc”. | 2,0 | |
a, Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn -Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hay song hành nhưng cần đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. - Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
b, Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị, sự quý giá của thời gian. | 0,25 | ||
c, Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ sự quý báu của thời gian đối với cuộc sống của con người. Có thể theo hướng sau: |
| ||
+ Luôn sống ở tư thế chủ động, tích cực tham gia mọi hoạt động xung quanh để học hỏi, để tìm thấy niềm vui và những điều thú vị trong cuộc sống, + Biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh. + Dám dấn thân, trải nghiệm để chinh phục thử thách.
| 1,0 | ||
Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, hợp lý, sáng tạo về vấn đề nghị luận. | 0,5 | ||
2 | Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua các cách gọi tên. | 5,0 | |
a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b, Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua các cách gọi tên | 0,25 | ||
c, Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. |
| ||
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích | 0,5 | ||
* Khái quát về cách gọi tên: - Ngay từ nhan đề, tác giả đã nhìn sông Hương như một mối quan hệ với tên gọi. Vì vậy, chưa thỏa với một tên gọi – sông Hương, cái tên chung với tất cả mọi người, thì tác giả lại có cách gọi của tên mình. Mỗi cái tên đều gợi một vẻ đẹp khác nhau. => Qua các cách gọi tên ta thấy được tình yêu của tác giả đốivới dòng sông. | 0,5 | ||
* Vẻ đẹp của sông Hương qua các cách gọi tên - “Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”: + Cách gọi này khiến người đọc thấy bất ngờ. + Cách gọi này được thốt ra khi sông Hương chảy trong lòng Trường Sơn rừng già. + Cách gọi này hợp lí với dòng chảy của sông Hương với những vũ điệu bốc lửa, bí ẩn thường trực, cứng cỏi, cá tính…
+ Sông Hương ra khỏi lòng trường Sơn mang vẻ đẹp mẫu tính, vẻ đẹp của sự chở che, cống hiến. Sông Hương đã hóa thân thành người mẹ bồi đắp phù sa văn hóa cho mọt vùng cố đô. + Cách gọi này cho thấy thái độ thiết tha, trân trọng của tác giả đối với dòng sông.
+Tác giả nhìn sông Hương như một dòng sông nhạc. Cách gọi này hé lộ cho người đọc thấy đươc sự hài hòa, sâu sắc, lí âm của dòng sông. + Đây là cách gọi gợi cảm về cả hình tượng lẫn thời điểm đã được hình tượng hóa một cách khái quát – dòng sông nhạc đã được lắng sâu. Trữ tình của dòng chảy âm nhạc. -“Nàng Kiều trong đêm tình tự”: + Đây là cách gọi cụ thể nhất nên tạo ra được ấn tượng riêng + Cách gọi định danh và được dùng khi dòng sông Hương ra khỏi thành phố, và dòng sông lưu luyến, vương vấn, không muốn chia xa để về với biển. + Cách gọi duyên dáng, sâu sắc, đầy chiều sâu tâm trạng.
+ Cách gọi này bộ lọ trí tưởng tượng phong phú, sự uyên bác của tác giả, hé lộ vẻ đẹp trong quá khứ nguyên sơ của dòng sông. | 2,5 | ||
| *Đánh giá: - Dù cách gọi khác nhau về hình ảnh, ngôn ngữ, trạng thái, nhưng đều nhận thấy sông Hương mang nhiều vẻ đẹp: đa sắc biến ảo, nữ tính, thơ mộng, trẻ trung. Thông qua cách gọi có thể thấy ngôn ngữ tài hoa được cá thể hóa cao độ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chính ngôn ngữ đã làm đẹp cho dòng sông. - Cách sử dụng nhiều tên gọi có ý nghĩa: Tạo nên một ấn tượng trong trí nhớ người đọc; Làm cho vẻ đẹp của sông Hương biến hóa hơn; thể hiện cảm xúc của tác giả trước dòng sông. | 0,5 | |
| d, Chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,25 | |
| e, Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,25 | |
| Tổng điểm: 10 |
|
Bài viết gợi ý:
1. Đề thi thử môn Ngữ Văn Chọn lọc 3
2. Đề thi thử môn Ngữ Văn Chọn lọc 2
3. Đề thi thử môn Ngữ Văn chọn lọc 1
4. Đề thi thử môn Ngữ Văn trường THPT Chuyên Hưng Yên lần 2 năm 2019 (có lời giải chi tiết)
5. Đề thi thử môn Ngữ Văn trường THPT Chuyên Đại học Vinh lần 2 năm 2019 (có lời giải chi tiết)
6. Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT Anh Sơn 1 - Nghệ An lần 3 (có lời giải chi tiết)
7. Đề thi thử môn Ngữ Văn sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hoá ngày 9/4/2019 (có lời giải chi tiết)
Từ khóa » đọc Hiểu Sống đẹp Minh Uyên
-
Đè 8: (Sống Đẹp, Minh Uyên, Nguồn Http://.vn) Câu 1
-
Đè 8: (Sống Đẹp, Minh Uyên, Nguồn Http://.vn ...
-
Đè 8: (Sống Đẹp, Minh Uyên, Nguồn Https:// 1: Xđ ...
-
Bộ đề Đọc Hiểu Sống đẹp - Toploigiai
-
Đè 8: (Sống Đẹp, Minh Uyên, Nguồn Http ... - Nhạc Chuông
-
Bộ 3 đề Thi Thử THPT QG Môn Ngữ Văn Năm 2021 Trường ... - HOC247
-
Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo - Đề 9 - Việt Nam Overnight
-
Đề Số 18 - Đề Kiểm Tra Học Kì 1 - Ngữ Văn 12
-
Trong Cuộc đời đầy Truân Chuyên Của Mình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ...
-
[PDF] Đọc Lâm Ngữ Đường Nghĩ Lại Đào Uyên Minh
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2019 Môn Văn Số 17
-
SỐNG ĐẸP - Home | Facebook
-
Cảm Nhận Phong Cách Giản Dị Của Hồ Chí Minh (6 Mẫu) - Văn 9