Bọ Cánh Cứng | Vien Khoa Hoc Ky Thuat Nong Nghiep Mien Nam
Có thể bạn quan tâm
1. Tổng quan
Tên khoa học: Longitarsus nigripennis hay Lanka ramkrishnae
Phân bố: Nhiều tại Ấn Độ
Vị trí gây hại: Quả, cuống và lá
Bọ cánh cứng có tên tiếng Anh là “pollu beetle”, tên khoa học là Longitarsus nigripennis. Đây được xem như loài sâu hại nghiêm trọng nhất trên vùng canh tác hồ tiêu đen ở Ấn Độ, khu vực đồng bằng và nơi có độ cao dưới 300m so với mực nước biển. Đây cũng là sâu hại chính ở các khu vực đồng bằng và trũng ở Kerala. Tuy nhiên, gần đây người ta còn ghi nhận sự gây hại của chúng trên hồ tiêu trồng ở các vùng đất cao Kerela (Wynad và Idukky) và Karnataka (Coorg) Ấn Độ. Từ “pollu” miêu tả triệu chứng quả tiêu bị hại sẽ bị rỗng bên trong ở Malayalam. Chúng làm tổn thất năng suất khoảng 13%.
Thành trùng bọ cánh cứng hại hồ tiêu
2. Vòng đời
Sâu trưởng thành là 1 loài bọ cánh cứng nhỏ màu đen, kích thước 2,5 x 1,5mm. Đầu và ngực màu nâu vàng, 2 cánh trước màu đen. Trứng nở sau 5-8 ngày, sâu non đục vào trong quả mềm và ăn phần quả bên trong. Sâu non đẫy sức có màu trắng sữa dài khoảng 5mm. Sau khoảng 20-30 ngày, ấu trùng rơi xuống đất và hóa nhộng trong đất.
3. Đặc điểm gây hại
Bọ cánh cứng trưởng thành gây hại trên lá, cuống và lớp vỏ quả. Con cái đẻ trứng vào cuống và quả. Ấu trùng bọ cánh cứng gây ăn phần mô bên trong cuống và những cuống bị hại đó sẽ chuyển sang màu xám và đen. Những quả bị sâu ăn có màu đen và vỡ vụn khi bị ép vào. Trong 1 quả bị bọ cánh cứng hại thường có từ 2-4 sâu non và chỉ 1 trong số đó gây hại chính. Cuống quả tiêu bị hại nặng có thể làm 30-40% số quả hư và rỗng. Đôi khi cuống trái bị tấn công sẽ bị khô phần vỏ ngoài. Phần dưới lá non và lỗ đục trên là gây thiệt hại đáng kể cho hồ tiêu. Sâu trưởng sinh trưởng, phát triển gian đoạn tháng 12 đến tháng 5 bên dưới lá tiêu. Chúng cắn phá tạo thanh các lỗ nhỏ trên lá. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sự gây hại của bọ cánh cứng.
Triệu chứng gây hại trên lá của bọ cánh cứng
Triệu chứng gây hại trên quả của bọ cánh cứng
4. Thời điểm gây hại
Bọ cánh cứng gây hại bắt đầu từ tháng 4-5 thiệt hại nặng nhất vào giai đoạn tháng 9, 10 khi mật số chúng đạt cao nhất. Mật số sâu tăng vào mùa mưa vì các lá non phát triển sẽ là nguồn thức ăn phong phú. Nhiệt độ ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng bọ cánh cứng.
5. Biện pháp phòng trừ
5.1 Biện pháp canh tác
Trong điều kiện che bóng, thiệt hại do bọ cánh cứng gây ra sẽ rất lớn, do đó tỉa cành thường xuyên từ tháng 5 đến tháng 6 là biện pháp quan trọng để hạn chế mật số bọ cánh cứng.
5.2 Biện pháp hóa học
Phun Endosulfan 0,05% hoặc Quinalphos 0,05% vào tháng 6-7 và 9-10 hoặc phun liên tục 2 thuốc trên kèm với 3-4 lần (cách nhau 21 ngày) xử lý phun các thuốc có hoạt chất từ cây neem như Neemgold 0,06%. Cần phun kỹ mặt dưới lá khi phát hiện thấy bọ cánh cứng.
5.3 Giống kháng
Theo tài liệu của Ấn Độ, không có giống hồ tiêu kháng đối với loài sâu hại này, kể cả giống Kelluvally và Karimunda được xem là ít mẫn cảm với sâu hại ở vùng Bắc và Nam Kerala.
Từ khóa » đặc điểm Chung Của Bộ Cánh Cứng
-
Bọ Cánh Cứng, đặc điểm Nhận Dạng Và Những Sự Thật Thú Vị
-
Tìm Hiểu Về Bọ Cánh Cứng - Đặc điểm, Cấu Tạo, Tập Tính, Sinh Sản
-
Đặc điểm Và Tập Tính Của Bọ Cánh Cứng - Thế Giới Côn Trùng
-
Đặc điểm Các Loài Bọ Cánh Cứng Hay Gặp Và Cách Diệt Trừ
-
Các Loại Bọ Cánh Cứng – đặc điểm, Phân Loại Và Cách Diệt Trừ
-
Thói Quen Và đặc điểm Của Bọ Cánh Cứng, Bộ Coleoptera
-
Bọ Cánh Cứng - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Bọ Cánh Cứng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bọ Cánh Cứng đặc Trưng, phân Loại, Cho ăn, Môi Trường Sống Và ...
-
Đặc điểm Hình Thá - Bộ Cánh Cứng Coleoptera
-
Đặc điểm Sinh Học Của Côn Trùng Thuộc Bộ Bọ Cánh Cứng Hại Lá Keo
-
[PDF] Côn Trùng đại Cương - Khoa Nông Nghiệp
-
Hỏi - đáp: Đặc điểm Hình Thái Của Côn Trùng? Các ... - Vườn Rau Sạch
-
Bộ Cánh Nửa- Hemiptera - Health Việt Nam