Đặc điểm Các Loài Bọ Cánh Cứng Hay Gặp Và Cách Diệt Trừ

Bọ cánh cứng là côn trùng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Không những vậy mỗi loại lại có những đặc điểm và sự độc đáo riêng của nó. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các loài bọ cánh cứng hay gặp có thể gây ảnh hưởng tới cây trồng của bà con.

Tìm hiểu về bọ cánh cứng

Mục lục nội dung

  • 1 Bọ cánh cứng là gì
  • 2 Đặc điểm của bọ cánh cứng
    • 2.1 Tập tính
    • 2.2 Vòng đời sinh trưởng của bọ cánh cứng
  • 3 Các loài bọ cánh cứng hay gặp
    • 3.1 Bọ cánh cứng lực sỹ
    • 3.2 Bọ cánh cứng khổng lồ
    • 3.3 Bọ que
    • 3.4 Bọ chân đều khổng lồ
    • 3.5 Bọ rùa
  • 4 Bọ cánh cứng có gây hại không?
    • 4.1 Bọ cánh cứng gây hại cho cây trồng
    • 4.2 Biểu hiện cây trồng bị bọ cánh cứng ăn hại
  • 5 Phương pháp diệt trừ bọ cánh cứng cho cây trồng
    • 5.1 Phương pháp thủ công
    • 5.2 Làm giảm môi trường sống của bọ cánh cứng
    • 5.3 Giảm thiểu các thành phần hóa học có hại trong thuốc bảo vệ thực vật

Bọ cánh cứng là gì

Bọ cánh cứng là một trong những loài lớn nhất thuộc côn trùng. Hiện nay theo nghiên cứu và tổng hợp của các nhà khoa học thì bọ cánh cứng có hơn 250.000 loài đã được phát hiện.

Bọ cánh cứng là một loài thu hút được nhiều sự tìm hiểu của các nhà khoa học ở khắp các nước như châu âu, nhật bản và cả Việt Nam bởi sự đặc biệt của mình. Bằng chứng là ở Việt Nam hiện nay đã có sự xuất hiện của các Diễn đàn bọ cánh cứng, các cuộc thi các chú bọ cánh cứng đẹp nhất với nhiều quy mô lớn nhỏ.

Hiện nay bọ cánh cứng là một loài có sự phân bổ rộng rãi hầu như ở khắp mọi nơi. Chúng có kích thước khá đa dạng từ 1mm đến 75mm. Thậm chí ở vùng nhiệt đới đã phát hiện có những loài dài tới 125mm.

Đặc điểm của bọ cánh cứng

Đúng theo tên gọi của nó thì loài bọ này có bộ cánh cứng cáp ở phía trên có nhiệm vụ bao phủ và bảo vệ bộ cánh thực ở phía trong. Khi chúng bay hay hoạt động thì bộ cánh cứng sẽ mở xòe ra. Còn khi nghỉ ngơi thì bộ cánh này sẽ đóng lại.

Bộ cánh cứng thuộc vào loài nhai chậm. Ở phần miệng của bọ cánh cứng nếu để ý sẽ thấy phía hàm trên rất phát triển. Về kích thước hàm trên và hàm dưới chênh nhau rõ ràng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tập tính

Thức ăn của bọ cánh cứng rất đa dạng và có phần hơi phức tạp. Bọ cánh cứng chủ yếu ăn thực vật. Nhưng đôi khi có loài thức ăn của chúng lại là động vật hay những loài công trùng khác.

Thức ăn ưa thích của chúng là thực vật và chúng tấn công hầu như toàn bộ các bộ phận của cây như cắn lá, thân hoặc phần hoa, quả.

Vòng đời sinh trưởng của bọ cánh cứng

Vòng đời của bọ cánh cứng sẽ bắt đầu từ trứng. Trứng có thể được đẻ ra ở trong đất hoặc trên lá, hạt hoặc trên những bộ phận khác của cây trồng. Sau đó từ trứng sẽ phát triển thành ấu trùng.

Nên xem: Rầy nâu và cách chọn thuốc trị rầy nâu hiệu quả

Ở giai đoạn ấu trùng cây trồng sẽ bắt đầu bị phá hoại nghiêm trọng, chúng gây hại cho tán lá, rễ cây thậm trí đục cả thân cây .Sau đó ấu trùng hóa nhộng và bọ cánh cứng trưởng thành xuất hiện.

Nếu nơi sinh sống có nguồn thức ăn dồi dào và điều kiện khí hậu tốt thì bọ cánh cứng sẽ phát triển rất nhanh. Nhưng đôi khí cũng có những loài phải mất đến cả mấy năm mới có thể biến thành một con bọ cánh cứng trưởng thành.

Hoạt động sinh sống cũng như tìm kiếm thức ăn của bọ cánh cứng trưởng thành thay đổi tùy thuộc vào loài và nguồn thức ăn xung quanh trong môi trường sống của chúng.

Các loài bọ cánh cứng hay gặp

Như đã nói với các bạn ngay từ đầu thì bọ cánh cứng là một loài rất đa dạng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một trong số các loại đó nhé.

Bọ cánh cứng lực sỹ

Đây là loài bọ cánh cứng có kích thước lớn như chính cái tên gọi của nó. Loài này thường tìm thấy nhiều ở Trung mỹ và Nam Mỹ.

Loài bọ cánh cứng này có sức khỏe gần như nổi trội nhất. Dựa vào sức khỏe và bộ cánh cứng mạnh mẽ của mình chúng có thể mang được vật nặng hơn 800 lần so với trọng lượng cơ thể. Sừng của chúng được dùng để nâng lên đặt xuống đối thủ của mình.

Loài này có tập tính sinh hoạt vào ban đêm là chủ yếu. Ban ngày cũng có nhưng ít hơn. Thời điểm giao phối của loài này là vào mùa mưa, trong thời điểm này con đực trở nên rất hung dữ. Chúng sẵn sàng chiến đấu với bất kì đối thủ nào.

Bọ cánh cứng khổng lồ

Nơi mà các nhà nghiên cứu tìm thấy chúng là ở những khu rừng nhiệt đới ở châu phi. Loài bọ cánh cứng này có kích thước và cân nặng nổi trội. Chúng còn được mệnh danh là người khổng lồ vì chúng có kích thước lớn nhất trong các loài bọ cánh cứng.

Những con bọ cánh cứng đực của loại này có thêm một đôi sừng để chiến đấu với kẻ thù và đi tìm thức ăn. Còn con cái trên trán lại có bộ phận giống hình chữ V có tác dụng giúp chúng trong việc đào hang để tiến hành đẻ trứng khi mùa sinh sản tới.

Bọ que

Thường tên gọi của bọ cánh cứng sẽ dựa vào đặc điểm nổi trội của chúng mà được hình thành. Loại bọ que này cũng không phải là ngoại lệ. Bọ que có hình dạng cũng như kích thước rất giống cành cây nhỏ.

Nhờ vào ngoại hình của mình mà chúng được mệnh danh là loài có tài năng ngụy trang bậc nhất trong các loài côn trùng. Bọ que có thể hòa lẫn để lẩn trốn vào thiên nhiên một cách hoàn hảo. Điều này giúp nó lẫn trốn được trước sự truy bắt của kẻ thù một cách hiệu quả.

Hiện nay đã phát hiện được khoảng 3000 loại bọ cánh cứng có hình dạng que như thế này. Thậm trí một số loài trên thân thể của chúng còn có đốm nâu và độ sần sùi y như cành cây khiến cho kẻ thù khó mà nhìn ra chúng.

Nên xem: Cúc họa mi “thần dược’ giúp giải độc gan, lưu thông máu

Loài này thường sống nhiều ở các vùng đồi núi và đồng bằng. Chúng thường sinh hoạt và đi kiếm ăn vào ban đêm còn ban ngày chủ yếu là sẽ trốn ở dưới những lá cành cây, lá cây.

Bọ chân đều khổng lồ

Loài bọ này sẽ có hình dáng khá giống với những loài tôm tích ở biển vì chân của chúng đều nhau và khá to. Chúng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất ở Đại Tây Dương những nơi có mực nước từ 200 – 2000mm.

Điều đặc biệt của loài bọ cánh cứng này là ở đôi mắt. Mắt của chúng có khả năng phản chiếu ánh sáng. Chính vào sự đặc biệt này mà giúp chúng có thể tìm thấy đồ ăn ở dưới đáy biển. Thường chúng sẽ đợi và lấy những thức ăn của loài khác đem lại để ăn.

Khi gặp nguy hiểm chúng thường tự vệ bằng cách cuộn mình lại để thay đổi hình dáng cũng như kích thước khiến kẻ săn mồi hiểu lầm mà bỏ đi.

Bọ rùa

Bọ rùa là một loại có kích thước nhỏ trong các loài bọ cánh cứng hay gặp. Kích thước của bọ rùa chỉ khoàn 4 – 7mm. Bọ rùa có ngoại hình khá là sặc sỡ, bộ cánh cứng của bọ rùa thường có màu cam hoặc đỏ lấm chấm đốm đen.

Lợi ích của bọ rùa

Tiêu diệt mầm bệnh cho cây trồng

Nhiều loài bọ cánh cứng là côn trùng có ích trong đó có bọ rùa. Thức ăn yêu thích của bọ rùa là rệp và rệp sáp. Người trồng trọt thường đánh giá cao loài côn trùng này và cố gắng giữ chúng lại trong vườn để tiêu diệt mầm bệnh cho cây trồng một cách tự nhiên.

Không những vậy hiện nay trong lĩnh vực trồng trọt các nhà khoa học đang nghiên cứu biện pháp khai thác và bảo vệ bọ rùa. Từ đó đưa ra giải pháp để đưa bọ rùa vào mô hình trồng trọt để giúp cho cây trồng loại trừ bệnh từ loài rệp.

Bọ cánh cứng có gây hại không?

Như các bạn đã biết bọ cánh cứng có rất nhiều loại, chúng sính sống ở nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới. Mỗi loài bọ cánh cứng sẽ có những tập tính sống cũng như nguồn thức ăn ưa thích khác nhau.

Các loài bọ cánh cứng hay gặp gây hại thường được người trồng trọt rất sợ khi nhắc đến. Vì nó gây hại cho cây trồng của họ. Nhưng cũng có những loại bọ cánh cứng lại không hề gây hại mà thậm chí còn đem lại lợi ích không hề nhỏ. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Bọ cánh cứng gây hại cho cây trồng

Bọ cánh cứng được coi là một trong những loại côn trùng có sự tàn phá cây trồng mạnh nhất. Trong một đêm chúng có thể ăn trụi hết những trồi non trên cây của bạn nếu số lượng bọ cánh cứng trong vườn đủ lớn.

Nếu không kịp thời phát hiện ở thời điểm ấu trùng thì sẽ rất khó tiêu diệt chúng khi chúng đã trở thành con bọ cánh cứng trưởng thành. Vì loài bọ cánh cứng khi đã trưởng thành sức sống của chúng khỏe và sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc trừ sâu.

Nên xem: Làm giàu từ mô hình nuôi cá nàng hai

Biểu hiện cây trồng bị bọ cánh cứng ăn hại

Cây trồng khi bị bọ cánh cứng ăn hại sẽ có hiện tượng chồi non và lá bị ăn trụi. Từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của cây. Cây trồng sẽ bị còi cọc, chậm lớn và có thể chết.

Phương pháp diệt trừ bọ cánh cứng cho cây trồng

Phương pháp thủ công

Để tiêu diệt các loài bọ cánh cứng hay gặp gây hại cho cây trồng có thể dùng biện pháp thủ công. Đó là treo bóng đèn sáng trước tấm tôn bóng có khả năng phản chiếu ánh sáng. Ở dưới tấm tôn đặt sẵn chậu nước. Bọ cánh cứng sẽ bay đập vào mái tôn và rơi xuống nước.

Một cách khác các bạn có thể tiến hành ở dưới gốc hoặc trèo lên cây. Sau đó rung lắc mạnh. Bọ cánh cứng sẽ rơi xuống đất, khi đó ta sẽ tiến hành nhặt và đem đi tiêu hủy.

Làm giảm môi trường sống của bọ cánh cứng

Một số loài bọ có thể được loại bỏ đơn giản bằng cách sử dụng chân không. Hoặc các phương pháp tiêu diệt vật lý khác.

Tiến hành kiểm tra kỹ các vật dụng bằng gỗ, nhựa… mới mua về xem có trứng hay bọ cánh cứng hay không. Nhiều khi mầm bệnh lại do chính chúng ta đem về nhà mà không hề hay biết.

Ngoài ra, các bạn nên cố gắng kiểm soát độ ẩm. Giữ cho môi trường luôn khô ráo sẽ ngăn ngừa sự xâm nhập của bọ cánh cứng. Nếu phát hiện thấy những ổ trứng của bọ cánh cứng trên đồ vật. Phải tiến hành rửa sạch, khử trùng ngay lập tức.

Có một số loại bọ cánh cứng lại bị thu hút bởi ánh sáng. Chúng thường tìm đến nơi có ánh sáng để trú ngụ. Vì vậy để hạn chế mầm bệnh do bọ cánh cứng đem lại. Việc đơn giản nhất là các bạn giảm bớt ánh sáng. Đồng thời tiến hành che chắn để bọ cánh cứng không có lối để xâm nhập vào.

Giảm thiểu các thành phần hóa học có hại trong thuốc bảo vệ thực vật

Hiện nay việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng là biện pháp phổ biến. Được sử dụng nhiều nhất để diệt bệnh cho cây. Tuy nhiên các bạn không biết rằng việc làm này lại vô tình xả ra môi trường đất và không khí rất nhiều chất hóa học có hại.

Vì vậy việc tận dụng cơ chế tự nhiên loài này tiêu diệt loài kia là việc làm cần thiết. Nên áp dụng vào trồng trọt để giảm thiểu các hoạt chất có hại.

Trên đây là các đặc điểm về các loài bọ cánh cứng hay gặp đặc biệt. Và các tác hại cũng như cách phòng ngừa bọ cánh cứng hiệu quả. Chúc bà con áp dụng thành công!

Theo: Băng Giá

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đặc điểm Chung Của Bộ Cánh Cứng