Bố Cục Và Cách Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trang ChủTiểu HọcLớp 5 Bố cục và cách viết Sáng kiến kinh nghiệm Bố cục và cách viết Sáng kiến kinh nghiệm

I. Đặt vấn đề:

Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn chủ đề. Cụ thể tác giả cần trình bày

được các ý chính sau đây:

- Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, quản lý mà tác

giả đã chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm.

- Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong giảng dạy,

giáo dục, quản lý.

- Khẳng định được chủ đề này chưa có ai nghiên cứu triển khai hoặc nếu đã có

người thực hiện (cụ thể tên SKKN, tác giả, phạm vi nghiên cứu) thì phải chỉ rõ nội

dung mới, phương pháp mới, giải pháp mới so với các tác giả khác.

- Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cần cải

tiến sửa đổi ) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Những sáng kiến kinh

nghiệm này đã được áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt.

pdf 11 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 7900Lượt tải 5 Download Bạn đang xem tài liệu "Bố cục và cách viết Sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên 1 UBND TỈNH PHÚ THỌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc Số:1673/SGDĐT-ĐTBD Phú Thọ, ngày 24 tháng 10 năm 2014 V/v Hướng dẫn đăng ký đề tài NCKH và viết, xét duyệt SKKN Kính gửi: - Thủ trưởng các đơn vị giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ; - Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị. Để công tác nghiên cứu khoa học trong ngành được triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị đăng ký, viết, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) và đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) như sau: PHẦN I. VỀ ĐĂNG KÝ, VIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ SKKN A. Đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD&ĐT: I. Một số quy định chung: 1. Đối với các sáng kiến kinh nghiệm cấp trường/trung tâm: - Cá nhân đăng ký SKKN với Hội đồng Khoa học (HĐKH) cấp trường/trung tâm. HĐKH của trường/trung tâm tổng hợp, xem xét trình thủ trưởng đơn vị quyết định phê duyệt đăng ký SKKN. - Sau khi có quyết định phê duyệt của thủ trưởng đơn vị, các cá nhân có SKKN tiến hành thực hiện theo nội dung và thời gian đăng ký, khi hoàn thành báo cáo HĐKH trường/trung tâm để nghiệm thu, công nhận. - Căn cứ đề nghị của HĐKH trường/trung tâm, thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm tại đơn vị. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu có từ 5-7 thành viên, bao gồm: Chủ tịch, thư ký và các thành viên (Những người trực tiếp tham gia thực hiện sáng kiến kinh nghiệm không được tham gia vào Hội đồng nghiệm thu). Hội đồng có trách nhiệm nghiệm thu, xếp loại và lập danh sách những sáng kiến kinh nghiệm đạt yêu cầu, trình thủ trưởng đơn vị ra quyết định công nhận là sáng kiến kinh nghiệm cấp trường/trung tâm và tổ chức ứng dụng triển khai trong đơn vị. 2. Đối với các sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành: Những sáng kiến kinh nghiệm cấp trường/trung tâm xếp loại xuất sắc, thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ đăng ký xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành. * Hồ sơ đăng ký gồm: - Công văn đề nghị của đơn vị kèm theo Bảng kê danh sách SKKN được xếp theo từng môn. 2 - Biên bản nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm của HĐKH cấp trường/trung tâm; - Mỗi SKKN 02 bản đã được chỉnh sửa, hoàn thiện sau khi được HĐKH trường/trung tâm góp ý, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị. * Thời gian gửi hồ sơ đăng ký xét duyệt SKKN cấp ngành về Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất ngày 30/3 hàng năm. Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ đăng ký xét duyệt SKKN cấp ngành của các đơn vị, Hội đồng Khoa học ngành trình Giám đốc Sở ra Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt SKKN cấp ngành. Những SKKN được đánh giá đạt yêu cầu trở lên được Giám đốc Sở ra quyết định công nhận là SKKN cấp ngành và được lấy làm căn cứ để xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng cuối năm học. II. Nội dung, phương thức đánh giá, xét duyệt và xếp loại SKKN: 1. Những nội dung đánh giá, xét duyệt SKKN: Theo 5 tiêu chí. 1.1. Tính mục đích (20 điểm): Sáng kiến kinh nghiệm phải thể hiện đã giải quyết được các mâu thuẫn, khó khăn có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, quản lí hoặc công tác khác trong cơ sở giáo dục; nêu rõ được mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm để làm gì? (nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tham gia nghiên cứu khoa học, ...) 1.2. Tính thực tiễn (20 điểm): - Các sự kiện được nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm phải đúng với thực tiễn của đơn vị, của ngành; - Kết luận của sáng kiến kinh nghiệm thực sự được rút ra từ thực tiễn tiến hành công việc của tác giả (không sao chép từ sách vở, internet, các tài liệu khác). - Sáng kiến kinh nghiệm có khả năng áp dụng trong toàn ngành giáo dục hoặc một số cơ sở giáo dục thuộc vùng, miền. 1.3. Tính sáng tạo, khoa học (25 điểm): - Vấn đề đã nêu ra được giải quyết dựa trên cơ sở thực tiễn. - Các bước tiến hành trong sáng kiến kinh nghiệm phải rõ ràng, mạch lạc đúng quy định. - Khẳng định được các phương pháp tiến hành là mới mẻ, độc đáo; có dẫn chứng số liệu, tư liệu chính xác. 1.4. Khả năng vận dụng của sáng kiến kinh nghiệm (25 điểm): - Phải khẳng định được sáng kiến kinh nghiệm cụ thể là gì? (quy trình mới, thiết bị mới, thao tác mới, biểu mẫu mới, kiến thức mới, ...) - Phải chứng minh được hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (dẫn chứng các kết quả, có số liệu để so sánh hiệu quả cách làm mới với cách làm cũ). - Chỉ ra được bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN. 1.5. Về hình thức (10 điểm): 3 - Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm hợp lí, từ ngữ và ngữ pháp sử dụng chính xác, khoa học. - Thực hiện theo đúng quy định của một sáng kiến kinh nghiệm từ bố cục trình bày, trích dẫn tài liệu tham khảo. (Có quy định, hướng dẫn cụ thể đính kèm) 2. Phương thức đánh giá, xét duyệt SKKN: 2.1. Đối với hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp trường/trung tâm: Chủ tịch hội đồng nghiệm thu tổ chức họp hội đồng để đánh giá, nghiệm thu. Phiên họp hội đồng được tiến hành khi: - Có ít nhất 2/3 thành viên hội đồng có mặt, trong đó có chủ tịch hội đồng. - Có mặt người viết SKKN để trình bày SKKN của mình và giải trình các vấn đề có liên quan theo yêu cầu của hội đồng. Các thành viên hội đồng đánh giá độc lập, sử dụng phiếu đánh giá bằng cách cho điểm. Xếp loại chung của sáng kiến kinh nghiệm: Lấy điểm trung bình của các thành viên có mặt trong hội đồng để xếp loại SKKN. 2.2. Đối với hội đồng đánh giá, xét duyệt cấp ngành - Sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá, xét duyệt bằng hình thức chấm điểm. Mỗi sáng kiến kinh nghiệm có 02 người chấm độc lập. - Xếp loại chung của sáng kiến kinh nghiệm: Lấy điểm trung bình của 2 người chấm để xếp loại SKKN. 2.3. Xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: + Loại xuất sắc: Từ 85 – 100 điểm. + Loại khá: Từ 65 – 84 điểm. + Loại trung bình: Từ 50 – 64 điểm. + Loại không đạt: Dưới 50 điểm. III. Bố cục và cách viết sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện theo mẫu đính kèm. Mỗi SKKN từ 15 - 20 trang. Lưu ý: - Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị đánh giá, xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm cấp trường/trung tâm nghiêm túc lựa chọn những sáng kiến kinh nghiệm xuất sắc nhất để đăng ký cấp ngành và có biện pháp xử lí những trường hợp sao chép SKKN; - Những SKKN sao chép từ các nguồn khác nhau hoặc có nội dung giống nhau, Hội đồng nghiệm thu cấp ngành sẽ trình Giám đốc Sở xem xét, xử lý theo qui định; - Không nhận những SKKN viết tập thể. B. Đối với các phòng GD&ĐT: Phòng GD&ĐT tham khảo hướng dẫn này để tham mưu với UBND huyện, thành, thị hướng dẫn đăng ký nghiên cứu khoa học và viết, đánh giá, nghiệm thu SKKN của cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục do địa phương quản lý. 4 PHẦN II. VỀ ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: 1. Thời gian đăng ký: Chậm nhất vào ngày 10/11 hàng năm, các cơ sở giáo dục gửi hồ sơ đăng ký đề tài NCKH cho năm sau về Sở Giáo dục và Đào tạo. 2. Hồ sơ đăng ký: + Công văn đề nghị của đơn vị; + 02 bản thuyết minh cho mỗi đề tài (theo mẫu). II. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo cụ thể đến các đơn vị khi có hướng dẫn và kế hoạch của Sở Khoa học và Công nghệ. Lưu ý: - Văn bản này thay thế Văn bản số 1539/SGDĐT-ĐTBD ngày 15/10/2012 và Văn bản số 1602/SGDĐT-ĐTBD ngày 14/10/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ; - Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị thực hiện đầy đủ những nội dung trên. Hàng năm, nếu có thay đổi, điều chỉnh Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo đến các đơn vị để thực hiện. Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC - Như kính gửi; PHÓ GIÁM ĐỐC - Giám đốc Sở (b/c); - Các PGĐ Sở; - Thành viên HĐKH Sở; Đã kí - Các đơn vị thuộc Sở; - Lưu VP, ĐTBD. Nguyễn Xuân Khải 5 BỐ CỤC VÀ CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Kèm theo Công văn số: 1673/SGDĐT-ĐTBD ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo) A. Định dạng chung: - Khổ giấy A4 (21.0 x 29.7 cm); - Phông chữ: Times New Roman; size 14; - Lề trên: 2.0 cm; Lề dưới: 2.0 cm; - Lề trái: 3.0 cm; Lề phải: 2.0 cm; - Khoảng cách dòng: 1.5 cm; - Số trang: ở trung tâm lề dưới. B. Cấu trúc của một bài viết SKKN: Các phần chính Ghi chú Trang bìa Danh mục chữ viết tắt (nếu có) Mục lục I. Đặt vấn đề II. Giải quyết vấn đề: 3 phần - Phần 1: Thực trạng của vấn đề - Phần 2: Các biện pháp để giải quyết vấn đề - Phần 3: Hiệu quả của SKKN III. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo. Phụ lục (nếu có) 2 - 3 trang (Trang số 1) 12 - 16 trang 3 - 5 trang 5 - 6 trang 4 - 5 trang 1 trang (Trang cuối) C. Gợi ý về nội dung các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm: I. Đặt vấn đề: Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn chủ đề. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây: - Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, quản lý mà tác giả đã chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm. - Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong giảng dạy, giáo dục, quản lý. - Khẳng định được chủ đề này chưa có ai nghiên cứu triển khai hoặc nếu đã có người thực hiện (cụ thể tên SKKN, tác giả, phạm vi nghiên cứu) thì phải chỉ rõ nội dung mới, phương pháp mới, giải pháp mới so với các tác giả khác. - Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi ) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Những sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt. 6 Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết sáng kiến kinh nghiệm. II. Giải quyết vấn đề: Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một sáng kiến kinh nghiệm, do vậy người viết nên trình bày theo 3 mục chính sau đây: 1. Thực trạng của vấn đề: Trong phần này người viết mô tả và làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn trong thực tế giảng dạy, giáo dục, quản lý mà người viết đang tìm cách giải quyết, cải tiến. Thông thường phần này được cấu tạo bởi 2 ý chính: nêu tình hình (qua công việc thực tế, nghiên cứu tài liệu) và phân tích ưu điểm, tồn tại; nguyên nhân dẫn đến tình hình đó. 2. Các biện pháp giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. 3. Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý: - Đã áp dụng sáng kiến ở lớp nào, khối nào, cho đối tượng cụ thể nào? - Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (có đối chiếu, so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ). Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với SKKN đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu mà người viết muốn trình bày trong SKKN. III. Kết luận, kiến nghị: 1. Kết luận: Cần trình bày được: - Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với công việc giảng dạy, giáo dục, quản lý. - Những nhận định chung của người viết về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm. - Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. 2. Những ý kiến đề xuất: (với Sở GD&ĐT, Lãnh đạo trường/trung tâm) để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả. * Đối với Danh mục tài liệu tham khảo: - Trình tự ghi một danh mục tài liệu tham khảo gồm: Tên tác giả, tên tác phẩm được đặt trong dấu ngoặc kép, nhà xuất bản, năm xuất bản; - Sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo: Sắp xếp các văn bản, nghị quyết của Đảng trước, các tài liệu cá nhân và tập thể sau (kể cả báo, tạp chí,....); - Sắp xếp tác giả theo vần ABC; các cơ quan khác ngoài TW Đảng, Quốc hội, Nhà nước thì đều xếp tên cơ quan theo thứ tự ABC. 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ TRƯỜNG (Trung tâm) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:............................................. Người thực hiện: ... Chức vụ: ....... SKKN thuộc lĩnh vực: Năm........... 8 MẪU BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU SKKN (Kèm theo Công văn số: 1673/SGDĐT-ĐTBD ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo) SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG (TT) ................ Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU SKKN CẤP TRƯỜNG/TRUNG TÂM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: - Họ tên người viết SKKN: - Trường (trung tâm): - Thời gian thực hiện: từ ... tháng ....đến .... tháng ..... năm .... 2. Thời gian đánh giá, nghiệm thu: 3. Thành phần tham dự: - Thành phần HĐ: Theo Quyết định số.............................................................. - Có mặt:.................... Vắng mặt:................., lý do:........................................... ................................................................................................................................. - Đại biểu tham dự: ........................................................................................... 4. Nội dung: 4.1. Thư ký HĐ công bố Quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu đại biểu. 4.2. Chủ tịch HĐ thông qua chương trình làm việc và điều khiển phiên họp thực hiện các nội dung sau: 4.3. Người viết SKKN trình bày SKKN của mình. 4.4. Các thành viên HĐ nêu nhận xét, câu hỏi. 4.5. Phát biểu của đại biểu tham dự (nếu có). 4.6. Trả lời của người viết SKKN. 4.7. Các thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá (Cho điểm vào phiếu). Kết quả đánh giá, xếp loại: (tổng hợp qua phiếu đánh giá): - Tổng điểm của các thành viên HĐ:......................Điểm trung bình:................... - Xếp loại: Đánh dấu “x” vào ô tương ứng. Loại XS: (Từ 85 – 100 điểm). Loại Khá: (Từ 65 – 84 điểm) Loại TB: (Từ 50 – 64 điểm). Không đạt: (Dưới 50 điểm). 4.8. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng:............................................................. ................................................................................................................................ Thư ký Chủ tịch Hội đồng 9 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Kèm theo Công văn số:1673/SGDĐT-ĐTBD ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo) 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: 2. Họ tên người viết SK KN: 3. Tên trường (trung tâm): 4. Họ tên người đánh giá: Nội dung đánh giá: Stt Nội dung đánh giá, xét duyệt Mức đánh giá (điểm) 1 Tính mục đích (tối đa 20đ) Nhận xét: 2 Tính thực tiễn (tối đa 20đ) Nhận xét: 3 Tính sáng tạo, khoa học (tối đa 25đ) Nhận xét: 4 Khả năng vận dụng (tối đa 25đ) Nhận xét: 5 Hình thức (tối đa 10đ) Nhận xét: Cộng điểm Người đánh giá 10 BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Kèm theo Công văn số: 1673/SGDĐT-ĐTBD ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo) 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: 2. Họ tên người viết SKKN: 3. Tên trường (trung tâm): STT Họ và tên các thành viên hội đồng Điểm Ghi chú Tổng cộng điểm Điểm trung bình SKKN xếp loại: ............... Xếp loại: Căn cứ điểm trung bình của các thành viên Hội đồng để xếp loại. Đánh dấu “x” vào ô tương ứng. Loại Xuất sắc: (Từ 85 – 100 điểm). Loại Khá: (Từ 65 – 84 điểm) Loại TB: (Từ 50 – 64 điểm). Loại không đạt: (Dưới 50 điểm). ......, ngàytháng.năm Thư ký Chủ tịch Hội đồng 11

Tài liệu đính kèm:

  • pdfCV 1673 Vv Huong dan SKKN năm hoc 2014-2015.pdf
Sáng kiến liên quan
  • docSáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để duy trì và nâng cao hiệu quả Mô hình trường học mới (VNEN) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

    Lượt xem Lượt xem: 2109 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docSKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

    Lượt xem Lượt xem: 2695 Lượt tải Lượt tải: 3

  • docxSKKN Một vài biện pháp đánh giá kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh lớp 5 trường TH Nguyễn Viết Xuân

    Lượt xem Lượt xem: 836 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docSáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích và thể tích cho học sinh lớp 5

    Lượt xem Lượt xem: 5794 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docĐề tài Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet

    Lượt xem Lượt xem: 1917 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docĐề tài Một số kinh nghiệm dạy từ vựng hiệu quả trong khối lớp 3 trường TH Nguyễn Viết Xuân

    Lượt xem Lượt xem: 2544 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docMột vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

    Lượt xem Lượt xem: 2315 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docSKKN Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5

    Lượt xem Lượt xem: 3152 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docSáng kiến kinh nghiệm Vài suy nghĩ về việc dạy cho học sinh cách dùng từ tượng thanh tượng hình trong văn miêu tả lớp 5

    Lượt xem Lượt xem: 1708 Lượt tải Lượt tải: 4

  • docSKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5

    Lượt xem Lượt xem: 3226 Lượt tải Lượt tải: 2

Copyright © 2022 SKKN.vn - Thư viện sáng kiến kinh nghiệm hay - Kiến Thức Vui

Facebook Twitter

Từ khóa » Bố Cục Một Sáng Kiến Kinh Nghiệm