Cấu Trú, Bố Cục Sáng Kiến Kinh Nghiệm Giáo Viên Dạy Giỏi Cấp TP Chu ...

Cau truc SKKN GVDG TP chu ky 2017-2019.doc

          CẤU TRÚC – BỐ CỤC  CỦA MỘT SKKN (CẤP TP)

(Đối tượng: Tất cả giáo viên đạt vòng thi thực hànhGVDG cấp thành phố, được miễn là GVDG cấp tỉnh và giáo viên viết SKKN chiến sỹ thi đua năm học 2018-2019. Sáng kiến hoàn thành và nộp cho đ/c Thúy  trong ngày 13/5/2019)

 

         - SKKN được soạn thảo và in trên máy vi tính, trang trí khoa học, in 01 mặt trên khổ giấy A4, Font Unicode kiểu chữ Times New Roman; cỡ chữ 14, định lề trên 2,5 cm, lề dưới 2,5 cm, lề trái 3,5 cm, lề phải 2,0 cm, dòng cách dòng 1,5 lines; số trang được đánh góc dưới phía bên phải và được đóng thành tập có bìa cứng.

         - Một bản SKKN gồm có trang bìa, mục lục, phần nội dung, tài liệu tham khảo, nhận xét đáng giá và được trình bày như sau:

         1. Trang bìa: Nội dung trang bìa được trình bày trong đường kẻ khung chân phương. Tên cơ quan chủ quản và tên trường; các mục: tên SKKN, tên địa danh căn giữa. Tên tác giả căn trái.

         2. Mục lục:

Tên phần/chương:............................................................................. Trang

Tên các mục lớn:..............................................................................

Tên các mục con:.............................................................................

Cách sắp xếp mục: Số thứ tự các mục được đánh như sau:

1.........................................................................................................................

1.1......................................................................................................................

1.1.1...................................................................................................................

 

         3. Nội dung:

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận

2. Cơ sở thực tiễn

3. Các biện pháp nghiên cứu

 III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG

- Kết quả (chính là hiệu quả của sáng kiến cũ – có sự so sánh kết quả của đầu năm và cuối năm)

- Ứng dụng: chính là phạm vi ứng dụng, ở độ tuổi nào? phạm vi toàn trường nào, toàn thành phố, toàn tỉnh).

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Kết luận:  + Nêu ý nghĩa của SKKN

                                      + Bài học kinh nghiệm

- Kiến nghị: Đối với Phòng GD&ĐT; Đối với nhà trường ntn?

         4. Tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo được xắp xếp trên một trang riêng theo thứ tự ưu tiên như sau:

         -  Tài liệu trong nước xếp trước, tài liệu nước ngoài xếp sau theo thứ tự chữ cái tên tác giả: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức.

-  Cách viết tài liệu tham khảo: Số TT đặt trong [], Tên tác giả, năm xuất bản đặt trong (), tên sách/bài báo (in nghiêng), tên nhà xuất bản/tên báo (nếu là các bài báo thì viết tháng, năm xuất bản trước, tên bài báo in nghiêng sau đó đến tên nhà xuất bản/tên báo).

                  Ví dụ:               TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Dĩ, Nguyễn Văn Đồng (1979), Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, tập 1, NXBGD, Hà Nội.

[2] Nguyễn Thanh Hải (2005), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3] (3.1996), Kiểm tra đánh giá trong giảng dạy đại học, Trung tâm đảm bảo chất lượng và nghiên cứu phát triển giáo dục, ĐHSPHN, Hà Nội.

         5. Nhận xét, đánh giá (trang cuối – theo mẫu):

        Thể hiện nội dung đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của Hội đồng khoa học

 

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG MẦM NON NGÔ QUYỀN

Đánh giá đề tài, SKKN đạt: ............ điểm;    Xếp loại: đạt bậc.........

 

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH

 

 

 

HIỆU TRƯỞNG

                                                                             Vũ Thị Liên

 

Đánh giá, xếp loại:

 

         - Bậc 5: đạt từ 91 đến 100 điểm

         - Bậc 4: đạt từ 81 đến 90 điểm

         - Bậc 3: đạt từ 71 đến 80 điểm

         - Bậc 2: đạt từ 61 đến 70 điểm

         - Bậc 1: đạt từ 50 đến 60 điểm

         - Không xếp loại: đối với các đề tài, SKKN đạt dưới 50 điểm.

         * Ghi chú: Những SKKN không đạt yêu cầu thì Hội đồng khoa học của nhà trường xem xét, góp ý đề nghị cá nhân hoàn thiện, bổ sung để đảm bảo các yêu cầu quy định.

 

Từ khóa » Bố Cục Một Sáng Kiến Kinh Nghiệm