Bộ đề Đọc Hiểu Thu Vịnh - TopLoigiai

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Thu vịnh hay nhất. Hướng dẫn trả lời câu hỏi các đề Đọc hiểu Thu vịnh chi tiết, bám sát nội dung đề thi.

Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước biếc trông như từng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái

Một tiếng trên không, ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

Đọc hiểu Thu vịnh - Ảnh 1
Mục lục nội dung Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 1Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 2Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 3Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 4Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 5Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 6Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 7Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 8

Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 1

Câu 1. Xác định đề tài của bài thơ?

Câu 2. Tìm những hình ảnh gợi tả bức tranh mùa thu.

Câu 3. Không gian mùa thu được biểu hiện thế nào trong 2 câu thơ:

Nước biếc trông như từng khói phủSong thưa để mặc bóng trăng vào.

Câu 4. Qua các hình ảnh về mùa thu trong bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm gì với thiên nhiên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đề tài của bài thơ là đề tài mùa thu

Câu 2.

Những hình ảnh gợi tả bức tranh mùa thu là:

- Trời thu xanh ngắt

- Gió hắt hiu

- Nước biếc

Câu 3. 

Không gian mùa thu được biểu hiện thế nào trong 2 câu thơ: Nước biếc trông như từng khói phủ/Song thưa để mặc bóng trăng vào là: Màu nước đặc trưng đặc trưng cho mùa thu se se lạnh, mặt hồ luôn có một lớp sương mỏng phủ khói. Có ánh trăng thu, bức tranh mùa thu trong thơ thêm sáng. Mọi vật trong đêm thu được pha thêm ánh trăng huyền ảo, mộng mơ.

Đọc ngày bài phân tích điểm 10: Phân tích bài thơ Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến

Câu 4.

Qua các hình ảnh về mùa thu trong bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm: Yêu thiên nhiên, hiểu được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu.

Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 2

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2. Tìm những tính từ miêu tả vẻ đẹp của mùa thu. 

Câu 3. Cho biết tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu thơ “Một tiếng trên không ngỗng nước nào ? 

Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về nỗi thẹn của tác giả qua hai câu thơ cuối?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là thất ngôn bát cú

Câu 2. 

Tính từ miêu tả vẻ đẹp của mùa thu là:  xanh ngắt, biếc

Câu 3. 

Tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu thơ “Một tiếng trên không ngỗng nước nào" là: Tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điều cho câu thơ đồng thời thể hiện được tâm trạng nỗi buồn man mác, àm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.

Câu 4. 

Rung động trước mùa thu, Nguyễn Khuyến cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Nguyễn “thẹn với ông Đào'' là về khí tiết. Câu thơ thể hiện một tấm lòng chân thực, nỗi niềm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn. Đã về ẩn dật rồi, Nguyễn Khuyến vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy chính quyền thối nát tàn bạo thời bấy giờ. Qua đó ta thấy được nhân cách cao cả của thi nhân.

Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 3

Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2. Tìm trong bài thơ những hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ.

Câu 3. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau, nêu tác dụng:

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Câu 4. Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Hai phương thức biểu đạt sử dụng tring bài thơ Thu Vịnh là:

- Miêu tả: cảnh trời xanh ngắt, mặt nước, bóng trăng, chùm hoa, tiếng ngỗng.

- Biểu cảm: cảm xúc buồn và day dứt của tác giả

Câu 2.

- Những hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ là: Trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, bóng trăng, hoa, tiếng (ngỗng)

- Nhận xét: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ rất đẹp, trong trẻo, lúc đầu tĩnh lặc nhưng rồi lại sống động với nhiều màu sắc, âm thanh. Cảnh thì đẹp đó, nhưng lòng người lại cảm thấy buồn với nhiều suy tư.

Câu 3. 

- Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ là:

+ So sánh: nước biết với tầng khói

+ Đối: nước biếc >< song thưa; tầng khói phủ >< bóng trăng vào

- Tác dụng: 

+ Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp huyền ảo, thơ mộng.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho câu thơ.

Đọc hiểu Thu vịnh - Ảnh 2

Câu 4. 

Nguyễn Khuyến viết bài thơ với cảm hứng từ một đêm thu huyền diệu, nhưng cũng chính trong đêm thu ấy mà niềm thi hứng lại mang nỗi niềm u uẩn. Trước cảnh thu đẹp mà buồn man mác, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ nỗi lòng mình. Với Nguyễn Khuyến cũng như với các nhà thơ chân chính, thơ sẽ luôn gắn liền với nhân cách. Nhân cách lớn thì thơ lớn... Xem thêm

Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 4

Câu 1. Bài thơ Thu vịnh được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ thất ngôn

B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

C. Thể thơ song thất lục bát

D. Thể thơ tự do

Câu 2. Hai câu thực sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

A. Hoán dụ và so sánh

B. Ẩn dụ và cường điệu phóng đại

C. So sánh và cường điệu phóng đại

D. So sánh và đối.

Xem thêm: Trọn bộ các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài Thu Vịnh

Câu 3. Hình ảnh nào xuất hiện trong cả hai bài thơ Thu vịnh và Thu điếu?

A. Trời thu

B. Ao thu

C. Trăng thu

D. Lá thu

Câu 4. Đặc điểm gieo vần của bài thơ Thu vịnh là:

A. Gieo vần chân

B. Vần bằng

B. Vần “ao” được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu; 1, 2, 4, 6, 8

D. Cả A, B, C

Câu 5. Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh là:

A. Điểm nhìn từ trên cao

B. Điểm nhìn từ dưới thấp

C. Điểm nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa lại trở về gần

D. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa

Câu 6. Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh là bức tranh như thế nào?

A. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ

B. Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt

C. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn

D. Bức tranh thiên nhiên mới mẻ, kì thú, đậm chất phương xa, xứ lạ.

Câu 7. Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là gì?

A. Nhớ nhung, sầu muộn

B. Cô đơn, u hoài

C. Chán chường, ngán ngẩm

D. U buồn, tủi hổ

Câu 8. Ý nào không biểu đạt nội của bài thơ?

A. Vẻ đẹp thanh sơ, tĩnh lặng của cảnh vật mùa thu.

B. Nỗi niềm u uẩn của nhà thơ.

C. Vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, bình dị, gắn bó với quê hương, đất nước của Nguyễn Khuyến

D. Những chiêm nghiệm của tác giả trong một lần làm thơ về mùa thu.

Câu 9. Anh/chị có cảm nhận như thế nào về hình ảnh Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu vịnh?

Câu 10. Nhận xét về những nét đặc sắc của việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ Thu vịnh.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. A

Bài thơ Thu vịnh được viết theo thể thơ thất ngôn: Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

Câu 2. D

Hai câu thực sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: Nước biếc – tầng khói phủ; Đối: Nước biếc – Song thưa; trông như – để mặc; tầng khói phủ – bóng trăng vào.

Câu 3. A

Hình ảnh trời thu xuất hiện trong cả hai bài thơ Thu vịnh và Thu điếu

+ Thu vịnh: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

+ Thu điếu: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt 

Đọc hiểu Thu vịnh - Ảnh 3

Câu 4. D

Đặc điểm gieo vần của bài thơ Thu vịnh là: Gieo vần chân ở cuối câu; Vần bằng (thanh huyền hoặc không thanh) ; Vần “ao” được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu; 1, 2, 4, 6, 8

Câu 5. D

Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh là: Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa: Từ bầu trời nhìn xuống cần trúc, mặt nước, giậu hoa rồi lại nhìn lên bầu trời – tiếng ngỗng

Câu 6. C

Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh là bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn: Bức tranh đẹp, thanh sơ, yên bình bởi sự xuất hiện của những hình ảnh dân dã, quen thuộc; cảnh vật hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh. Tuy nhiên không gian vắng người, vắng tiếng cùng hình ảnh gió hắt hiu lại gợi sợ tĩnh lặng, u buồn.

Câu 7. d

Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là u buồn, tủi hổ: 

+ Nhà thơ buồn bởi thời thế loạn lạc – đó là nỗi buồn của người dân mất nước

+ Nhà thơ tủi hổ bởi cảm thấy mình không có được khí tiết như Đào Tiềm, cảm thấy bất lực vì không giúp được gì cho nước cho dân.

Câu 8. D

Nội dung của bài thơ là:

+ Vẻ đẹp thanh sơ, tĩnh lặng của cảnh vật mùa thu.

+ Nỗi niềm u uẩn của nhà thơ.

+ Vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, bình dị, gắn bó với quê hương, đất nước của Nguyễn Khuyến

Câu 9. 

Hình ảnh Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu vịnh: Nguyễn Khuyến là một nhà nho rất đôn hậu, giản dị, sống thanh cao và có tình yêu quê hương, đất nước tha thiết. Ông yêu quê hương từ những điều bình dị, thân thuộc, đó là những cảnh vật xung quanh.

Ẩn sâu trong tâm tư tác giả là một nỗi niềm suy tư, u ẩn khó nói nên lời. Ông cảm thất bất lực, day dứt trước cảnh nước mất, nhà tan mà bản thân không biết làm thế nào. Ở thời thế đó, bản thân ông phải rời bỏ chốn quan trường để ở ẩn. Thế nhưng, tình yêu và tình cảm của ông dành cho nhân dân và đất mước vô cùng tha thiết.

Câu 10.

Nhận xét về những nét đặc sắc của việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ Thu vịnh:

- Từ ngữ trong sáng, giản dị, tự nhiên và gẫn gũi với cuộc sống đời thường.

- Sử dụng nhiều tính từ hay làm cho bài thơ có nhiều màu sắc.

- Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, đối lập mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.

Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 5

Câu 1. Xác định đề tài của bài thơ? Nhận xét về đề tài mà nhà thơ lựa chọn?

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề "Thu vịnh"?

Câu 3. Nhận xét về không gian mùa thu được biểu hiện trong 2 câu thơ:

Nước biếc trông như từng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Câu 4. Bài thơ khắc hoạ mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ, em có biết bài thơ nào viết về đề tài này không? Hãy ghi lại tên bài thơ và 2 câu trong bài thơ đó.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

- Bài thơ viết về đề tài mùa thu. 

- Nhận xét: Đề tài mùa thu là đề tài quen thuộc của các tác giả trung đại và hiện đại

Câu 2. 

Nhan đề thu vịnh có nghĩa là làm thơ ca ngợi về mùa thu, cũng có thể hiểu là làm thơ về mùa thu.

Câu 3. Nhận xét về không gian mùa thu được biểu hiện trong 2 câu thơ:

Nước biếc trông như từng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

 - Không gian: đặc trưng của mùa thu là nước biếc với những làn sương mỏ trên mặc nước vào mỗi ban sớm hoặc chiều tối; bóng trăng sáng, tròn vành vạnh ngả bóng xuống mặt hồ.

=> Đây là một không gian rộng của mặt nước với sương mỏng phủ khắp mặt hồ.

- Vậy, không gian mùa thu trong hai câu thơ trên rất huyền, ảo, thơ mộng, tuyệt đẹp.

Câu 4. 

Bài thơ về mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ như: Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Thu tứ (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Thu điếu (Câu cá mùa thu): 

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

- Thu ẩm (Uống rượu mùa thu):

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt

- Thu tứ (Nguyễn Bỉnh Khiêm): 

Tầng mây đàn nhạn bay qua,

Trời quang, trăng sáng như là hẹn nhau

Đọc thêm bộ đề đã ra trong các kì thi năm 2023: 16 câu hỏi bộ đề Đọc hiểu Thương vợ (Quanh năm buôn bán ở mom sông)

Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 6

Câu 1. Tác giả của bài thơ thuộc giai đoạn văn học nào?

Câu 2. Chủ đề của bài thơ?

Câu 3. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh nào? Em hiểu như thế nào về từ “xanh ngắt”?

Câu 4. Em hiểu gì về câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”?

Câu 5. Cảm nhận của em về câu thơ “Nước biếc trông như tầng khói phủ”?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Tác giả của bài thơ Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến) thuộc giai đoạn văn học trung đại Việt Nam.

Câu 2.

Chủ đề của bài thơ là ca ngợi mùa thu, thể hiện tình yêu thương đất nước.

Câu 3.

- Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh trời thu.

- Xanh ngắt có nghĩa là bầu trời chỉ một màu xanh, không có gợn mây nào cả.

Câu 4.

Câu thơ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” có nghĩa là: “cần trúc” là những cây trúc non, có ngọn cong như những cần câu. “cần trúc” lơ phơ vài lá trúc khẽ đung đưa trước gió. “Gió hắt hiu” là gió thổi nhè nhẹ, không vội vàng, lưu luyến mà rất nhẹ nhàng. Cả câu thơ là biểu hiện rõ nhất cho nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Tưởng rằng không gian lay động là ồn ào náo nhiệt nhưng lại vô cùng tĩnh lặng đậm chất thu.

Câu 5.

Cảm nhận của em về câu thơ “Nước biếc trông như tầng khói phủ” là:

Mở đầu câu luận, tác giả tiếp tục phác thảo rõ nét hơn cảnh sắc mùa thu: “Nước biếc trông như tầng khói phủ”. Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. “Biếc” ở đây chỉ sắc xanh của nước: vừa xanh, vừa trong; còn gợi lên hình ảnh vừa tĩnh lặng vừa như sáng lấp lánh. Mùa thu, vào sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông như khói phủ. Cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Cách sử dụng “tầng khói phủ” cũng đem lại hiệu ứng gợi hình, gợi cảm hơn hẳn. Không phải “làn” mà lại là “tầng”. Tầng khói phủ khác làn khói phủ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, độ sâu, như chất chứa cái gì đó ở bên trong. Nước biếc cỏ tầng khói phủ thì màu nước không còn biếc nữa mà hoà lẫn vào làn khói lam mờ, trở nên mông lung, huyền ảo. Cách so sánh này thấy sự rất độc đáo, rất thơ!

Đọc hiểu Thu vịnh - Ảnh 4

Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 7

Câu 1. Bài thơ gieo vần gì?

Câu 2. Giữa hai câu thơ: 

“Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào”

tác giả sử dụng nghệ thuật gì?

Câu 3. Nguyễn Khuyến rất thích dùng từ “xanh ngắt” để miêu tả trời thu. Ông còn sử dụng từ này trong câu thơ nào? Hãy ghi lại.

Câu 4. Hiệu quả của âm thanh “tiếng ngỗng” trong việc khắc hoạ khung cảnh mùa thu?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Bài thơ Thu vịnh gieo vần chân và vần bằng.

Câu 2.

- Nghệ thuật so sánh: “nước biếc” trông như “tầng khói phủ”. Tác dụng: Cho thấy sương phủ kín mặt nước dày đặc, từng tầng lớp một, có chiều cao, độ sâu.

- Nhân hóa: “bóng trăng”. Cho thấy trăng gần gũi với con người, gần với con người hơn.

Câu 3.

Các câu thơ khác mà Nguyễn Khuyến dùng từ “xanh ngắt”

- Thu ẩm: Câu thơ "Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt"

- Thu điếu: Câu thơ "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt"

Câu 4.

Khung cảnh thu vô cùng tĩnh lặng, bỗng lạc vào đây “tiếng ngỗng” làm cho khung cảnh mùa thu chuyển từ tĩnh sang động. Tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian mùa thu đã làm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.

Đọc hiểu Thu vịnh - Đề số 8

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 2. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái”?

Câu 3. Em hiểu như thế nào về cụm từ “ toan cất bút”?

Câu 4. Em biết gì về ông Đào?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú.

Câu 2.

“Mấy chùm trước giậu" làm sao biết được đó là hoa gì, màu sắc như thế nào. Chỉ biết đó là “hoa năm ngoái”. Tứ thơ của Nguyễn Khuyến còn trừu tượng hơn, ở đây chẳng có hoa đào, hoa cúc gì cả. Hình ảnh “hoa năm ngoái” thể hiện thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến của thi nhân. Câu thơ thể hiện một nỗi buồn man mác.

Câu 3.

Em hiểu về cụm từ “ toan cất bút” là:

Tác giả rung động trước cảnh sắc mùa thu. “toan cất bút” nghĩa là chuẩn bị cầm bút để làm thơ nhưng lại thấy ngập ngừng.

Câu 4.

Ông Đào ở đây tức là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng.

--------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các em các câu hỏi giải đáp cho đề Đọc hiểu Thu vịnh. Hy vọng các câu trả lời trong bộ đề sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em.

Từ khóa » Bài Thơ Trời Thu Xanh Ngắt Mấy Tầng Cao