Bộ đề Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn - Thư Viện Đề Thi - Tìm đáp án

Bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn được TimDapAnsưu tầm và đăng tải. Tài liệu được tuyển tập đề thi từ các tỉnh trong cả nước kèm theo đáp án cho các bạn so sánh. Mời các bạn tải về tham khảo, chuẩn bị tốt cho kì thi vào THPT sắp tới

Câu 1: (2.0 Đ)

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10

HÀ TĨNH NĂM HỌC: 2019-2020

Mã đề: 02

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu,

Người xưa đã dạy: "Y phục xứng kỳ đức", có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hoà vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: "Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí lí thay!

Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp

(Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.9)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính.

b. Nêu nội dung của đoạn trích.

c. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường." không? Vì sao?

Câu 2. Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ: “Một sự nhịn, chín sự lành”.

Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được nghe con.

(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, Nxb GDVN, 2014

Hướng dẫn chấm

Ý

Nội dung

Điểm

 

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu

2.0

a,

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận

0.5

b,

Nội dung đoạn trích: Ăn mặc phù hợp với môi trường – hoàn cảnh chung và hoàn cảnh riêng, phù hợp với văn hóa, đạo đức

mới thực sự là ăn mặc đẹp, mới thực sự là sự hiểu biết.

0.5

c, Thí sinh có thể trả lời” đồng tình” hoặc “không”, hoặc “đồng tình một phần” và cần giải thích ngắn gọn rõ ràng sự lựa chọn của mình. (tự do bày tỏ quan điểm nhưng phải phù hợp với lứa tuổi, với chuẩn mực đạo đức, pháp luật). Giải thích thuyết phục mới

1.0

Câu 2:

 

Nội dung

Điểm

 

Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ: “Một sự nhịn, chín sự lành”.

3.0

a.

Đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn nghị luận; đúng kiểu bài

nghị luận về một vấn đề tư tưởng đọa lý.

0.25

b.

Xác định dúng vấn đề nghị luận: bàn về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ “Một sự nhịn, chín sự lành” – bài

học về sự nhẫn nhịn.

0.25

c.

Triển khai bài viết mạch lạc, tự nhiên, hợp lý, kết hợp giữa lí lẽ và

dẫn chứng

2.0

Có nhiều cách triển khai vấn đề. Đây là một hướng tham khảo để

đánh giá

 

- Giới thiệu vấn đề: bài học ứng xử từ câu “Một sự nhịn, chín sự

lành”

0.25

- Giải thích:

+ “Nhịn” là nhẫn nhịn, nhường nhịn. “Lành” là bình yên, hài hòa, là điều tốt đẹp. Hai vế câu tục ngữ có quan hệ nhân quả. Có thể hiểu “nhịn” đề được “ lành”,muốn “lành” thì cần phải biết “nhịn”

+ Các số từ “một”, “chín” nhấn mạnh lợi ích to lớn của sự nhẫn nhịn. Câu tục ngữ khuyên nhủ mọi người cần biết nhẫn nhịn, nhường nhịn, cư xử đúng mực trong giao tiếp bởi vì chỉ “ một sự nhịn” có thể đem lại đến “chín sự lành”, một chút nhẫn nhịn sẽ giữ được, có được rất nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Đây là bài

học ứng xử sâu sắc.

0.25

 

- Bàn bạc, làm sáng tỏ vấn đề:

+ Ứng xử đúng mực, biết nhẫn nhịn sẽ khiến mỗi cá nhân và cả xã hội có được nhiều điều tốt đẹp. Khi có hiểu lầm, người biết

“nhịn” sẽ kiềm chế được cảm xúc, điều chỉnh suy nghĩ, làm chủ

0.5

 

 

hành vi để hóa giải, xoa dịu và giải quyết các mâu thuẫn một cách êm đẹp khiến các bên hiểu nhau, tôn trọng, thông cảm và chia sẻ, tin cậy và gắn bó hơn. Với mâu thuẫn gay gắt, biết kiềm chế để dịu bớt căng thẳng, lựa thời điểm hợp lý để hóa giải, mọi chuyện sẽ trở lại bình thường. Cách ứng xử ấy sẽ hạn chế bạo lực, ngăn ngừa cái xấu, góp phần làm cho xã hội ngày càng lành mạnh.

+ Ngược lại nếu bức xúc, nổi nóng, tinh thần lấn át lí trí sẽ dẫn đến lời nói, hành vi sai trái, gây ra hậu quả đáng tiếc. Tuổi học trò dễ nảy sinh những mâu thuẫn, hiểu lầm dẫn đến xung đột làm rạn nứt tình cảm, tác động xấu đến tinh thần và thể chất của nhau. Hiện tượng bạo lực học đường (xúc phạm, đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng) thời gian qua nói lên điều đó. Thiếu kiềm chế, nổi nóng không biết “nhịn” đúng lúc thường không có cơ hội hối hận, sửa chữa sai lầm. Lời khuyên “Một sự nhịn, chín sự lành “

càng trở nên cần thiết để ta tránh những sai lầm như vậy!

 

 

- Liên hệ, mở rộng vấn đề

+ Đề cao giá trị của nhẫn nhịn trong ứng xử, cha ông ta có những lời khuyên tương tự: “lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “sa chân với lại, sa miệng với không lại”, … Phong trào “nói lời hay, làm việc tốt” trong học sinh cũng rèn luyện cho chúng ta đức tính nhẫn nhịn nói trên.

+ Tuy nhiên không phải lúc nào “sự nhịn”, cũng đem lại “sự lành”. Có lẽ cũng bởi vậy mà cha ông ta dùng số từ “chín”, (với hàm ý nhiều, hầu hết) chứ không phải “mười” (với hàm ý tất cả , trọn vẹn). Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) đã nhịn và phản kháng đúng lúc. Trong lịch sử, khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta vào năm 1946, Bác Hồ đã chỉ rõ “ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, (….). Chúng ta phải đứng lên! …” Khi cần phải đứng lên để bảo vệ danh dự, lẽ

phải, quyền lợi chính đáng.

0.25

 

- Bài học nhận thực và hành động.

+ Rèn tính nhẫn nhịn, biết lắng nghe, chia sẻ, làm chủ cảm xức để luôn ứng xử theo hướng tích cực; suy nghĩ chính chắn trước khi

hành động.

0.5

 

 

+ Phê phán, loại bỏ tính nông nổi, dễ nổi nóng, hành động theo cảm tính nhất thời, thích chuyện bé xé ra to,…

+ Biết vận dụng bài học ứng xử ấy một cách linh hoạt; đấu tranh khẳng định giá trị, đòi lẽ phải, công bằng cho bản thân và cho cộng đồng; góp phần cùng mọi người tạo nên xã hội lành mạnh, tôn

trọng, quan tâm, chia sẻ.

 

 

Khẳng định vấn đề nghị luận

0.25

d.

Sáng tạo: khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo,

có sự khám phá trong triển khai giải quyết vấn đề.

0.25

e.

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp,

ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

Bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn được TimDapAnchia sẻ trên đây là tài liệu hay, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới

  • Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Toán năm học 2020 - 2021
  • 10 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn
  • Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn phần thơ và truyện
  • 50 Bài tập Hình học 9 ôn thi vào lớp 10
  • Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2020 - 2021
  • Đề thi tham khảo vào lớp 10 môn Toán Sở GD&ĐT An Giang năm học 2020 - 2021
  • Đề thi tham khảo vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT An Giang năm học 2020 - 2021
  • Bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bắc Giang

............................................

Ngoài Bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Từ khóa » đọc Hiểu Theo Băng Sơn Giao Tiếp đời Thường