Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm 2020-2021 Có đáp án

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Đề kiểm tra 1 tiết Số học 6
  • Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn 11
  • Đề kiểm tra 1 tiết Hình học 7
    • Đề kiểm tra 1 tiết lớp 8
    • Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10
    • Đề kiểm tra 1 tiết Toán 9
    • Đề kiểm tra 1 tiết Toán 12
  • HOT
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Tài Liệu Phổ Thông » Đề thi - Kiểm tra Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Nguyên

Chia sẻ: Phạm Vĩ Kỳ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

Thêm vào BST Báo xấu 273 lượt xem 1 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2020 có đáp án tỉnh Thái Nguyên các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Đề thi vào lớp 10
  • Đề tuyển sinh vào lớp 10
  • Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 năm 2020
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn
  • Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Thái Nguyên
  • Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT
  • Luyện thi Ngữ văn vào lớp 10

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Nguyên

  1. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN NĂM HỌC: 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, ... là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn. ... Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội? (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường, SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2019) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm). Xác định 01 phép liên kết được sử dụng trong các câu sau: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Câu 3 (1,0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt nào? Vì sao đó là những thói quen tốt?
  2. Câu 4 (7,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3 – 5 dòng) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) về ý nghĩa của việc giữ lời hứa, Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa, (Trích Cảnh ngày xuân, Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2010) Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2019)
  3. Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 Văn Thái Nguyên 2020 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2. Phép liên kết: - Phép lặp: thói quen - Phép nối: Nhưng Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách. Vì: Chúng đều là những thói quen tốt bởi nó sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp và thành công: - Luôn dậy sớm giúp con người có thêm thời gian để chăm sóc bản thân, làm những công việc chỉn chu hơn cho công việc đi học và đi làm ngày mới. - Thói quen đúng hẹn giúp nâng cao uy tín của mỗi người và tạo được tâm thế chuyên nghiệp, tự tin và là bệ phóng để đạt hiệu quả cao trong công việc. - Thói quen giữ lời hứa cũng là thói quen xây dựng thương hiệu bản thân. Việc giữ lời hứa với người khác sẽ làm đẹp hình ảnh của bản thân. - Thói quen đọc sách chính là thói quen và kỹ năng buộc phải có. Vì kiến thức quá nhiều mà xã hội thì chuyển biến từng ngày, con người buộc phải tự cập nhật kiến thức mà sách chính là nguồn kiến thức khổng lồ kết tinh từ những con người thành
  4. công. Ở sách, con người sẽ tìm được những chân trời kiến thức vô tận và sách chính là người bạn quý báu, người thầy vĩ đại nếu ta biết tận dụng. Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao? Nêu quan điểm của em, có thể lấy dẫn chứng cụ thể để giải thích. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Yêu cầu: đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc giữ lời hứa Tham khảo đoạn văn: Giữ lời hứa là một điều rất đáng quý trong cuộc sống. Vì một khi đã hứa thì phải giữ lời, nếu thất hứa thì chúng ta sẽ phải nhận những hậu quả không đáng có. Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người. Trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn. Ví dụ như bạn rất tin tưởng và giao một công việc rất quan trọng cho một người bạn nhưng người đó lại không thực hiện mà ngược lại: họ tìm cớ để đùn đẩy trách nghiệm cho việc không giữ lời hứa đó, không thực hiện vì những nguyên nhân này, nguyên nhân khác nghe rất êm tai nhưng sự thật đằng sau lại là người đó lười hoặc quên…. Bạn sẽ cảm thấy mình bị lừa dối và không được tôn trọng. Nếu bạn cũng làm vậy với những người khác, lời hứa của bạn chẳng có chút giá trị nào cả, và uy tín của bạn cũng từ đó mà giảm sút. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách
  5. quan, đừng vội phán xét tại sao họ không thực hiện lời hứa mà hãy tìm hiểu nguyên nhân họ không thực hiện lời hứa đó, hãy thông cảm cho họ. Có một câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại: “Nói lời phải giữ lấy lời - Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng, là chân thật , là có đạo lý. Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình. Đừng có lượn lờ như ong như bướm, ý chỉ người nói không chân thật, nói lập lờ, nói đùa cợt rồi không giữ lời hứa. Thế nên, khi hứa bất cứ điều gì thì hãy giữ lời hứa đó. Hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.” Câu 2 (5,0 điểm). Tham khảo bài văn "Truyện Kiều" của đại thi hào là một kiệt tác văn học của Việt Nam ta. Tác phẩm không chỉ thành công ở việc nói lên cuộc đời, thân phận khổ cực của Thúy Kiều mà còn thành công ở việc miêu tả bức tranh thiên nhiên ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của giai nhân " hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh". Đoạn trích " Cảnh ngày xuân" và " Kiều ở lầu Ngưng Bích" là những minh chứng tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du Trước hết đến với Cảnh ngày xuân ta bắt gặp cảnh thiên nhiên vào tiết trời mùa xuân tràn đầy sức sống, đẹp lung linh. Đây là những câu thơ thuộc phần I của 'Truyện Kiều" có sức làm say lòng người “Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa”.
  6. Hai câu thơ đầu vừa có sức gợi về thời gian, lại vừa có sức gợi về không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa. Cả mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã qua tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhè nhẹ, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi. Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn, dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận trải dài xa tít tắp. Động từ “tận” làm cho không gian mùa xuân như đang giãn nở, ngày càng mở rộng ra biên độ và bao trùm cả không gian xuân là một màu xanh biếc của cỏ lá. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ. Biện pháp đảo ngữ có tác dụng tô đậm thêm và làm nổi bật hơn sức trắng của hoa lê trên nền cỏ mùa xuân. Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ đã vận dụng khéo léo, tài tình từ hai câu thơ cổ bên Trung Quốc để viết nên những vần thơ của mình: Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa. Nguyễn Du mượn hình ảnh trong thơ cổ tạo ra tính cổ kính, uyên bác cho tác phẩm. Nhưng ông cũng đã có những bước sáng tạo đáng kể khi tô đậm màu thảm cỏ. Thủ pháp đảo ngữ khiến cho hình ảnh hoa lê trắng thêm sinh động, lung linh. Hồn hoa như lãng đãng khắp bầu trời xuân tươi. Không dừng lại ở đó, thủ pháp tả cảnh của Nguyễn Du còn được nâng lên ở 1 tầm cao mới khi nhà thơ đã đặc sắc tả cảnh để ngụ tình: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
  7. Qua sáu câu đầu đoạn trích ”Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. Câu thơ đầu với từ ”khóa xuân” gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh rất tội nghiệp của Kiều lúc này: Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ trên lầu cao nàng phóng tầm mắt ra thế giới tự nhiên, trước mắt nàng là dãy núi mờ xa, trên đầu là một tấm trăng lạnh lẽo, xung quanh là bốn bề bát ngát với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Từ láy ”bát ngát” gợi lên không gian mênh mông rợn ngợp gợi cảm giác lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời đất. Cái lầu chơi vơi ấy giam hãm một số phận con người. Cảnh ở đây là cảnh thực nhưng cũng có thể là cảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông rợn ngợp của không gian, qua đó làm nổi bật tâm trạng cô đơn của Kiều, không chỉ cảm nhận về không gian Kiều còn cảm nhận về thời gian ”mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín. Cả hai đoạn trích đều có điểm tương đồng đó là đều miêu tả khung cảnh thiên nhiên, là những bức tranh thiên nhiên thật đẹp. Tuy nhiên, ở mỗi cảnh ta lại thấy được tâm trạng khác nhau. Ở Cảnh ngày xuân, đó là thiên nhiên tràn ngập sức sống trong Tiết thanh minh, khi mà cuộc sống của Thúy Kiều vẫn " êm đềm trướng rủ màn che". Còn ở “Kiều ở lầu Ngưng Bích', thiên nhiên ở đây được miêu tả dưới góc nhìn của Thúy Kiều, tuy đẹp mà buồn. Cảnh mang tâm trạng của con người " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Tuyển tập 21 đề thi vào lớp 10 môn Toán

    pdf 32 p | 8529 | 2895

  • Tập giải đề thi vào lớp 10 môn toán - Đề số 1

    pdf 5 p | 1185 | 199

  • Tập giải đề thi vào lớp 10 môn toán - Đề số 3

    pdf 3 p | 768 | 153

  • Tập giải đề thi vào lớp 10 môn toán - Đề số 2

    pdf 4 p | 810 | 143

  • Tập giải đề thi vào lớp 10 môn toán - Đề số 4

    pdf 1 p | 662 | 111

  • Bộ 30 đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2020-2021 có đáp án

    pdf 161 p | 5899 | 91

  • Tổng hợp đề thi vào lớp 10 môn Toán trường Chuyên Lê Quý Đôn (Bình Định) các năm

    pdf 20 p | 1597 | 78

  • Tập giải đề thi vào lớp 10 môn toán - Đề số 10

    pdf 1 p | 513 | 66

  • 21 Đề thi vào lớp 10 môn Toán

    pdf 32 p | 479 | 63

  • 50 đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)

    pdf 206 p | 4477 | 48

  • Tập giải đề thi vào lớp 10 môn toán - Đề số 5

    pdf 1 p | 473 | 44

  • Tập giải đề thi vào lớp 10 môn toán - Đề số 6

    pdf 1 p | 444 | 37

  • Tuyển tập 27 đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2014-2015 (Hệ chuyên, không chuyên)

    pdf 29 p | 284 | 36

  • 30 đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh năm 2019-2020 (có đáp án)

    pdf 141 p | 617 | 32

  • Bộ đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh năm 2020 có đáp án

    pdf 173 p | 405 | 24

  • Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Toán khối chuyên và không chuyên (Có đáp án chi tiết)

    pdf 169 p | 335 | 11

  • Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Toán chuyên và không chuyên

    pdf 328 p | 205 | 10

  • Đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2025 (Đề minh họa)

    doc 2 p | 7 | 3

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » đọc Hiểu Theo Băng Sơn Giao Tiếp đời Thường