Bỏ đường Ra Khỏi Bữa ăn: Lợi ích Mọi Mặt Cho Sức Khỏe - VOH
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn có hay cập nhật những xu hướng giữ gìn sức khỏe mới nhất, hoặc bạn có tính đến việc uống nước ép, nhịn ăn hay tẩy độc cơ thể nhằm giảm cân hay cải thiện sức khỏe của mình, thì hẳn bạn cũng đã biết rằng việc cắt bỏ hay kiêng khem một nguồn thức ăn trong khoảng thời gian dài không phải là cách tốt nhất để ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Trên thực tế, nếu quá trình khử độc cơ thể khắc khe có thể sẽ dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt và hạ đường huyết. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng có một cách thức khử độc mà bạn nên thử; cắt giảm đi lượng đường trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp bạn giảm cân, cải thiện sức khỏe và cho bạn một làn da rạng ngời.
“Đường làm cho ta mập lên, xấu xí hơn và già đi,” bà Brooke Alpert, chuyên gia dinh dưỡng và đồng tác giả của cuốn ‘The Sugar Detox: Lose the Sugar, Lose the Weight -- Look and Feel Great.’ cho biết, “Suốt những năm qua, chúng tôi đã phát hiện rằng đường làm cho chúng ta mập lên, đồng thời dẫn đến các bệnh về tim, cũng như gây lão hóa trước tuổi.”
Chứng nghiện đường
Tin xấu: Chúng ta không thể ngừng tiêu thụ đường được. “Con người chúng ta lệ thuộc vào đường - nói đúng hơn là nghiện đường,” bà Alpert nói, “Chúng ta ăn đường, chúng ta thấy lợi ích của nó, chúng ta trở nên năng động, rồi sau đó ta trở nên mệt mỏi và lại cần phải ăn thêm đường.”
Khoảng 10% dân số Mỹ bị nghiện đường, theo lời ông Robert Lustig, giáo sư dinh dưỡng và thành viên của Viện nghiên cứu Chính sách sức khỏe tại đại học California, San Francisco. Hơn thế, các nghiên cứu cho biết đường đem lại cảm giác thỏa mãn tương tự như cảm giác của những người dùng thuốc gây nghiện.
Một trong những mối lo lớn nhất là lượng đường dư ngầm chứa trong thức ăn. Có thể chúng ta biết rõ rằng bánh kem có chứa hàm lượng lớn đường, thế nhưng lại không hề nhận ra rằng trong những thực phẩm không hề ngọt - như nước trộn salad, sốt cà chua và bánh mì - cũng chứa đầy gia vị màu trắng ấy. Chúng ta không nhận ra rằng những món ăn trông thì có vẻ lành mạnh chứa đầy là đường - thế nên, về cơ bản là, ta ăn đường suốt cả ngày, từ cử ăn sáng đến tối.
Đường hiện diện ở mọi loại thực phẩm mà chúng ta đưa vào cơ thể mỗi ngày, kể cả những thứ mà ta nghĩ là lành mạnh nhất. (Ảnh minh họa)
Loại bỏ đường ra khỏi chế độ ăn: Lợi ích mọi mặt cho sức khỏe
Khử độc cơ thể bằng cách kiêng đường sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm cân. “Chúng tôi tìm được 80 người thử nghiệm đến từ khắp mọi miền đất nước, và sau 31 ngày, họ đã giảm được số cân trong khoảng từ 2-9kg, tùy thuộc vào cân nặng ban đầu và mức nghiện đường của họ,” bà Alpert cho hay, “Nhiều người nhận thấy rằng phần bụng của họ đã giảm đi một lượng lớn cân nặng. Dây nịt của họ bắt đầu lỏng ra.”
Người tham gia cũng nói rằng mắt họ sáng hơn, làn da trở nên rạng ngời hơn và ít quầng thâm hơn. Họ cũng tràn trề năng lượng hơn và ít bị thay đổi cảm xúc đột ngột.
Thế nhưng, bất kỳ sự thay đổi nào với cơ thể cũng vậy, trong giai đoạn đầu, bạn sẽ gặp phải những khó khăn và sự phản ứng nhất định đến từ chính cơ thể bạn. Tùy vào mức độ "nghiện đường", bạn có thể có các triệu chứng khó chịu như chứng rối loạn thần kinh (bao gồm giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và hay nhầm lẫn), trở nên cáu bẳn và hay mệt mỏi. Nhưng đừng quá lo lắng, các triệu chứng đó rồi cũng giảm dần đi.
“Nếu cảm thấy không ổn, hãy dừng lại và ăn trái cây. Nhưng nếu bạn có thể vượt qua và uống nước đầy đủ, bạn sẽ xóa bỏ được cơn nghiện đường của mình,” bà Alpert khuyên.
Cần phải lưu ý rằng kế hoạch ăn uống này có thể không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường, vận động viên các môn hoạt động mạnh hay những ai đang sử dụng thuốc điều chỉnh đường huyết, cũng như phụ nữ mang thai.
Cuối cùng, trước khi bắt đầu khử độc kiêng đường, hãy nhờ bạn bè/người thân giúp đỡ. “Bạn cần phải có người xung quanh ủng hộ để giúp mình thành công,” ông Lustig nói, “Cả gia đình phải cùng nhau thực hiện kế hoạch này.”
Đường - "kẻ thù" ngọt ngào thầm lặng của cơ thể. (Ảnh minh họa)
Ngưng hẳn đường trong vòng 3 ngày đầu tiên
Tin vui là, dẫu cho bạn không thực sự bị ‘nghiện đường’ thì việc cắt bỏ đường khỏi chế độ ăn uống của mình sẽ vẫn giúp bạn giảm được số cân thừa, sức khỏe tốt hơn và có một vẻ ngoài rạng ngời hơn.
Bà Alpert nói: “Phương pháp hiệu quả nhất để giúp các bệnh nhận của tôi bỏ đi thói quen đó là việc ngưng ăn đường tuyệt đối, thay vì kêu gọi họ giảm từ từ. Khi họ ngưng ăn đường, hệ quả tích cực số một từ việc này là khẩu vị của họ đã được hiệu chỉnh lại. Giờ đây họ đã có thể nếm được đường tự nhiên trong trái cây, rau củ và các sản phẩm từ sữa mà trước đây họ không cảm nhận được.”
Vì thế, trong 3 ngày đầu khử độc kiêng đường, bà Alpert không chỉ khuyên không ăn đường thừa, mà còn không ăn cả trái cây, các rau củ có tinh bột (ví dụ như ngô, đậu, khoai lang và bí đỏ), các sản phẩm làm từ sữa, ngũ cốc và đồ uống có cồn. Về cơ bản, bạn chỉ ăn mỗi chất đạm, rau củ và chất béo có lợi.
Dù cho chất làm ngọt nhân tạo không tạo calorie nhưng bạn cũng không được ăn chúng. “Những gói bột nhỏ sặc sỡ đó chứa biết bao nhiêu là vị ngọt, và chính do vị ngọt đó mà khẩu vị của ta trở nên nhạt dần, miễn nhiễm và không còn cảm nhận được vị ngọt thực sự,” bà Alpert cho biết.
Sau 3 ngày đầu tiên mọi việc sẽ dễ dàng hơn
Một khi đã hoàn thành 3 ngày đầu kiêng tuyệt đối đường, bạn có thể thêm ít trái cây như táo vào bữa ăn.
“Đến ngày thứ tư, một quả táo sẽ có vị như kẹo vậy,” bà Alpert nói, “Củ hành tây sẽ có vị ngọt! Hạnh nhân sẽ có vị ngọt! Một khi đã loại bỏ đường đột ngột thì khẩu vị của bạn đã được hiệu chỉnh lại, và bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được vị đường tự nhiên.”
Bắt đầu từ ngày thứ tư, mỗi ngày, bạn có thể thêm dần một quả táo và một sản phẩm làm từ sữa. Các sản phẩm như sữa chua hay phô mai nên được làm hoàn toàn từ chất béo và không bỏ chất làm ngọt. “Chất béo, chất xơ và chất đạm sẽ khiến quá trình hấp thụ đường chậm đi, vì thế, nếu thiếu đi chất béo của các sản phẩm từ sữa, bạn sẽ hấp thụ đường nhanh hơn,” bà Alpert lưu ý. Bạn cũng có thể ăn thêm các rau củ nhiều đường khác như cà rốt và đậu Hà Lan, cũng như là ăn các loại bánh chứa nhiều chất xơ mỗi ngày.
Trong tuần thứ hai, bạn có thể ăn thêm các quả mọng chứa chất chống oxi hóa và thêm một phần ăn sản phẩm từ sữa. Bạn cũng có thể tiêu thụ lại các rau củ chứa nhiều tinh bột như khoai mỡ và bí mùa đông.
Đối với tuần thứ ba, bạn có thể ăn các loại ngũ cốc như đại mạch, diêm mạch và yến mạch, hoặc thậm chí cả những trái cây như nho và quýt clementine. Bạn cũng có thể uống thêm một lần uống rượu vang đỏ nữa trong tuần và ăn thêm một ounce sô cô la đen mỗi ngày.
“Tuần thứ ba sẽ khá dễ thở,” bà Alpert nói.
Thói quen ăn uống lành mạnh là chìa khóa cho một sức khỏe tốt. (Ảnh minh họa)
Tuần thứ tư là tuần cuối. Ngoài các loại bánh chứa nhiều chất xơ, bạn đã có thể thưởng thức lại tinh bột hai lần một ngày, bao gồm bánh mì và gạo. Số ly rượu trong một tuần được tăng lên năm ly.
Tuần thứ tư sẽ định hình giai đoạn duy trì hiệu quả của kế hoạch này - tuy nhiên, bạn có thể thưởng cho mình kem hoặc một lát bánh sinh nhật. “Do đã loại bỏ được thói nghiện đó, thì một hai lần ăn kem sẽ không khiến bạn thành ‘ngựa quen đường cũ’ đâu,” bà Alpert nói. Đồng thời, luật không ăn trái cây sẽ bị bãi bỏ một khi bạn đã hoàn thành được 31 ngày.
“Mục đích chính của việc này là đem lại cho mọi người quyền lực và quyền làm chủ, cũng như tìm chỗ đứng cho các loại thức ăn đó trong cuộc sống chúng ta,” bà Alpert nói.
Từ khóa » Có Nên Loại Bỏ Hoàn Toàn đường
-
Loại Bỏ đường Hoàn Toàn Khỏi Chế độ ăn, Nên Hay Không?
-
Không Cần Kiêng đường Hoàn Toàn, Vẫn Có Chế độ ăn Lành Mạnh ...
-
Điều Gì Sẽ Xảy Ra Với Cơ Thể Nếu Ngừng ăn đường Hoàn Toàn?
-
Điều Gì Xảy Ra Khi Bạn Ngừng ăn đường Trong Một Tháng?
-
Ăn Nhiều đường Rất Có Hại Nhưng Kiêng Hoàn Toàn Cũng Có Hại
-
Không Nên Loại Bỏ Hoàn Toàn đường - VnExpress
-
Loại Bỏ đường Khỏi Chế độ ăn Uống, Cuộc Sống Của Tôi Thay đổi ...
-
4 Tác Hại 'âm Thầm' Tàn Phá Cơ Thể Nếu Bạn Bỏ Cơm Thường Xuyên
-
Điều Gì Sẽ Xảy Ra Khi Bạn Không ăn đường & đồ Ngọt - ELLE Man
-
Đường: Ăn Bao Nhiêu Mỗi Ngày Là đủ? | Vinmec
-
3 Mẹo Tuyệt Hay để Cắt Giảm đường Trong Bữa ăn | Prudential Việt Nam
-
3 Người Này đã Thử Nhịn đường Trắng Tuyệt đối Trong 2 - Kenh14
-
Người Bị Covid-19 Nên ăn Gì Và Kiêng Gì để Nhanh Hồi Phục?
-
Tìm Hiểu: Bị Covid Không Nên ăn Gì để Tránh Khiến Bệnh Nặng Hơn?