Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Bao Gồm Những Gì? 8 Yếu Tố Cần Có

Bộ nhận diện thương hiệu là các yếu tố hữu hình, nó đại diện cho thương hiệu một cách trực quan, truyền tải thông tin, bản sắc thương hiệu tới mọi người trải nghiệm.

Trong quá trình Vũ tư vấn và thực hiện nhiều dự án, không ít doanh nghiệp nhầm lẫn rằng bộ nhận diện thương hiệu chỉ bao gồm những yếu tố hình ảnh và thiết kế, một số khác thậm chí còn tin chắc rằng chỉ cần có bản thiết kế logo thương hiệu đẹp mắt là đã quá đủ cho một bộ nhận diện thương hiệu. Trên thực tế khả năng nhận diện của thương hiệu sẽ được khách hàng cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau, vì thế bộ nhận diện của thương hiệu cũng sẽ bao gồm rất nhiều thành phần chứ không chỉ dừng lại ở hình ảnh, chữ viết hay lời nói.

Bộ nhận diện thương hiệu là các yếu tố hữu hình, nó đại diện cho thương hiệu một cách trực quan, truyền tải thông tin, bản sắc thương hiệu tới mọi người trải nghiệm.

Bộ nhận diện là phương tiện để khách hàng có cơ sở đánh giá vai trò, giá trị và tính cách của thương hiệu. Liệu thương hiệu có đủ sức thực hiện những hợp đồng lớn hay không? Hoặc sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp liệu có đáng để tin tưởng? Ở chiều ngược lại, bộ nhận diện cũng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để thương hiệu tạo được ấn tượng tích cực ban đầu trong mắt người tiêu dùng. Vậy một bộ nhận diện thương hiệu hoàn thiện sẽ bao gồm các thành phần nào?

Hạt nhân của bộ nhận diện thương hiệu

Cũng giống như việc xây dựng chiến lược cho một thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu sẽ cần đến sự góp mặt của các yếu tố nền tảng, dùng làm cơ sở để phát triển mức độ nhận diện và đồng thời đảm bảo tính cách hay tông giọng thương hiệu luôn đi đúng hướng. Ở đây khi nói đến bộ nhận diện chúng ta không thể quên nhắc đến ba yếu tố cốt lõi gồm có tên thương hiệu, câu slogan và thiết kế logo.

1. Tên thương hiệu

Thiết kế logo hay một tấm namecard có thể tạo ra những hiệu ứng tức thời lên người xem, nhưng tên thương hiệu mới là điều được lưu giữ và nằm lại trong trí nhớ của phần lớn người tiêu dùng. Không phải thương hiệu nào cũng làm được giống như Apple, khi ông lớn công nghệ Hoa Kỳ có thể làm truyền thông với cả tên thương hiệu (Apple) lẫn biểu tượng của mình (logo táo khuyết).

tên thương hiệu mới là điều được lưu giữ và nằm lại trong trí nhớ của phần lớn người tiêu dùng

Nhìn sang chính đối thủ truyền kiếp của Apple là Samsung, ông trùm kinh tế Đại Hàn ứng dụng chính tên thương hiệu của họ vào trong thiết kế logo, thiết kế với wordmarks Samsung đến giờ vẫn là biểu tượng hằn sâu trong tâm trí của hàng triệu khách hàng toàn cầu. Hay như thương hiệu F&B hiện đang có hơn 20.000 cửa hàng trên khắp thế giới là Starbucks, câu chuyện về đặt tên thương hiệu của họ là một tấm gương mà bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng có thể học hỏi theo.

Thuở sơ khai thương hiệu này được đặt tên là The Cargo House và sau đó là Pequod, lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học cổ điển Moby Dick. Sau đó người đảm nhiệm trọng trách xây dựng thương hiệu của hãng phát hiện ra rằng, một địa danh có tên Thị trấn Starbos đã liên tục được nhắc đến và tạo sự chú ý cho độc giả của quyển sách. Từ đó cái tên Starbucks được ra đời, bằng nguồn cảm hứng của biển cả và mô hình vận chuyển đường thuỷ của dân buôn cà phê thời bấy giờ.

2. Thiết kế logo

Logo không đơn thuần chỉ là một hình ảnh đại diện, mà nó cùng với tên thương hiệu sẽ đóng vai trò cốt lõi trong việc hình thành nên bộ nhận diện thương hiệu. Nếu như doanh nghiệp cần đặt tên cho thương hiệu sao cho thật ấn tượng và dễ nhớ, thì thiết kế của logo cũng cần phải độc đáo và ngay lập tức hằn sâu trong tâm trí khách hàng.

Logo không đơn thuần chỉ là một hình ảnh đại diện, mà nó cùng với tên thương hiệu sẽ đóng vai trò cốt lõi trong việc hình thành nên bộ nhận diện thương hiệu.

Mọi khách hàng tiềm năng đều có mong muốn được biết thương hiệu đang làm gì, thương hiệu làm điều đó tốt như thế nào và điều đó có mang đến giá trị gì cho họ hay không. Đó là nhiệm vụ của đội ngũ xây dựng hình ảnh thương hiệu và đồng thời là vai trò của một bản thiết kế logo. Logo chuyên nghiệp tạo điều kiện để người chưa từng tiếp xúc hay trải nghiệm thương hiệu có thể tin rằng những gì mà thương hiệu đang làm là đúng đắn và hiệu quả.

Hãy lấy thiết kế logo của Nike làm ví dụ. Biểu tượng swoosh không chỉ là một đường vẽ phá cách, mà còn là phương tiện để Nike kể ra một câu chuyện hay làm biểu tượng cho tầm nhìn và sứ mệnh của họ. Với mong muốn hướng đến một thế giới và môi trường sống tốt đẹp hơn thông qua thói quen chạy bộ, biểu tượng swoosh không chỉ làm rất tốt vai trò của một logo thương hiệu thời trang, mà còn đảm bảo được tính thể thao để trở thành một đại diện hoàn hảo cho tầm nhìn thương hiệu.

3. Tagline và slogan

Tagline và slogan đều là những câu nói vắn tắt nhằm thể hiện vai trò, uy tín hoặc sức mạnh của thương hiệu hay sản phẩm mà thương hiệu đó đang cung cấp. Tuy nhiên trong khi tagline thường gắn bó lâu dài với quá trình phát triển của một thương hiệu, gây ấn tượng tốt lên đại bộ phận khách hàng trong một thời gian dài thì “tuổi thọ” của một slogan lại ngắn hơn rất nhiều.

Sinh ra để phục vụ cho một chiến dịch quảng bá hoặc thúc đẩy doanh số của một dòng sản phẩm mới, slogan thường chỉ tồn tại ngắn hạn và ngay lập tức thể hiện vai trò cũng như giá trị mà dòng sản phẩm đó mang lại. Mặc dù đôi lúc slogan và tagline có thể đổi chỗ hoặc thay nhau ứng dụng, nhưng không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của cả hai trong mọi chiến dịch truyền thông thương hiệu.

Tagline và slogan đều là những câu nói vắn tắt nhằm thể hiện vai trò, uy tín hoặc sức mạnh của thương hiệu hay sản phẩm mà thương hiệu đó đang cung cấp.

Như đã biết thương hiệu Nike đã có nhiều năm gắn bó với câu tagline “Just Do It”, nhưng mới đây khi cộng đồng người Mỹ gốc Phi dậy sóng sau trường hợp một người da màu bị cảnh sát ghì cổ dã man đến chết, Nike đã nhanh chóng xây dựng một chiến dịch phản đối nạn phân biệt chủng tộc với slogan “Don’t Do It” – một cách chơi chữ đối lập với câu tagline quen thuộc của hãng. 

“Đừng giả vờ rằng nước Mỹ vẫn ổn, đừng làm ngơ nữa trước nạn phân biệt chủng tộc, đừng thờ ơ trước hành vi tước đoạt sinh mạng người vô tội, đừng nghĩ rằng điều này chẳng bao giờ ảnh hưởng đến bạn, và đừng cho rằng bản thân bạn không thể trở thành một phần của chiến dịch thay đổi mọi thứ.” Thương hiệu Nike đã đưa ra một loạt tuyên ngôn dựa trên slogan của họ, để thêm lần nữa chứng minh rằng Nike luôn phản đối những bất công ở trong xã hội dưới mọi hình thức.

4. Đường nét và màu sắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Hành vi mua hàng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nhưng cũng không chuyển từ thương hiệu này sang thương hiệu khác nếu doanh nghiệp có được lựa chọn chuẩn xác, trong quá trình định hình đường nét đồ hoạ và màu sắc chủ đạo khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Tất cả những doanh nghiệp đã và đang bắt tay với đội ngũ của Vũ đều nghĩ rằng, hành vi mua hàng có được chính là nhờ chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mang lại.

Đường nét và màu sắc thiết kế là minh chứng rõ nét nhất cho thấy mức độ thấu hiểu khách hàng tiềm năng của đội ngũ xây dựng thương hiệu.

Nhưng hãy nghĩ lại mà xem, một khách hàng hoàn toàn xa lạ chưa từng có cơ hội trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, cũng không được tư vấn truyền miệng bởi khách hàng đi trước thì lấy cơ sở nào để hướng họ đến hành vi mua hàng. Câu trả lời nằm chính ở sự khéo léo, khoa học trong cách lựa chọn đường nét và màu sắc trong thiết kế – dẫn đến chinh phục tâm lý người xem và hướng họ đến hành vi chọn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.

Một sản phẩm thiết kế có đường nét bo tròn mềm mại sẽ tạo ra ấn tượng hoàn toàn khác, so với một sản phẩm sở hữu những đường nét ngay thẳng và góc cạnh. Hoặc khi bạn chọn phát triển nhận diện thương hiệu dựa trên sự sang trọng, tinh tế và hướng đến nhóm khách hàng có cùng sở thích tương tự, thì những màu sắc thuộc nhóm màu nóng như đỏ tươi hay vàng chanh nên ngay lập tức bị loại bỏ. 

Nếu như bộ nhận diện thương hiệu là cơ sở để khách hàng đánh giá vai trò và năng lực của thương hiệu, thì đường nét và màu sắc thiết kế là minh chứng rõ nét nhất cho thấy mức độ thấu hiểu khách hàng tiềm năng của đội ngũ xây dựng thương hiệu.

5. Bộ nhận diện thương hiệu online

Không cần phải đợi đến khi dịch Covid-19 hoành hành trên phạm vi toàn cầu, thương mại điện tử đã sớm cho thấy được giá trị mà nó mang đến cho từng mô hình kinh doanh lớn nhỏ khác nhau, ngay từ những buổi đầu hình thành và phát triển. Chẳng qua là sau nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh, con người ngày càng chuyển sang xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, ưu tiên các giải pháp mua hàng và thanh toán “không chạm” thường xuyên hơn. 

Bộ nhận diện thương hiệu offline và online còn cho thấy sự chuyên nghiệp, chỉn chu của doanh nghiệp

Nếu như doanh nghiệp và thương hiệu nào đang sẵn sàng cho một quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu online, thì giờ là thời điểm hoàn toàn phù hợp để nghiêm túc triển khai ý tưởng này. Không chỉ dừng lại ở giao diện website hay trang Fanpage, mà bộ nhận diện thương hiệu online còn phải đảm bảo được tính đồng bộ đến từng hạng mục nhỏ nhất – như ảnh bìa website, ảnh đại diện fanpage hay font chữ đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu offline.

Sự đồng nhất trong thiết kế giữa bộ nhận diện thương hiệu offline và online còn cho thấy sự chuyên nghiệp, chỉn chu của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng hình ảnh. Đó cũng là nền tảng để gầy dựng lòng tin nơi người tiêu dùng, kích thích hành vi mua hàng và tạo nên lòng trung thành thương hiệu bền vững trong tương lai.

6. Bộ nhận diện thương hiệu môi trường

Chúng ta đã có bộ nhận diện thương hiệu online, bộ nhận diện thương hiệu offline, vậy bộ nhận diện thương hiệu môi trường có phải là tên gọi khác của bộ nhận diện offline không. Câu trả lời chắc chắn là không, bởi vì bộ nhận diện offline được xem như nền tảng của nhận diện thương hiệu với nhiều thành tố như logo, biến thể logo, font chữ, màu sắc chủ đạo,…Trong khi bộ nhận diện thương hiệu môi trường sẽ được hiểu theo một cách khác.

Bộ nhận diện thương hiệu môi trường là tập hợp các phương thức nhận diện thương hiệu ở ngoài phạm vi doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu môi trường là tập hợp các phương thức nhận diện thương hiệu ở ngoài phạm vi doanh nghiệp, khi khách hàng có thể nhìn thấy hình ảnh thương hiệu ở bất cứ nơi đâu, bất kì lúc nào dù khi đó họ không hoàn toàn chủ ý tìm kiếm thông tin về thương hiệu. Có thể kể đến một số hạng mục nhận diện thương hiệu môi trường quan trọng như pano quảng cáo, banner treo tại nơi công cộng, hệ thống biển biểu hướng dẫn, thiết kế thùng xe công ty hoặc phương tiện vận chuyển hàng hoá,…

Nhận diện thương hiệu môi trường có nhiều tác động tích cực đến quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu, nhưng chung quy lại sẽ có ba giá trị thực tiễn nhất như sau: mở rộng thương hiệu và phạm vi nhận diện để tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới, duy trì nhận thức thương hiệu đối với khách hàng mới hoặc khách hàng tiềm năng, nâng cao tần suất hiện diện của sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu đang cung cấp trên thị trường.

7. Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng

Mọi người đều biết rằng bộ nhận diện thương hiệu chính là cách hiệu quả nhất để thương hiệu tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, nhưng liệu một bộ nhận diện thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt đối tác, hay xa hơn là tự xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho chính đội ngũ của mình hay không. Câu trả lời nằm ở vai trò của một bộ nhận diện ứng dụng văn phòng.

Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng

Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng bắt đầu từ những hạng mục cơ bản nhất bao gồm namecard, phong bì thư, chữ ký mail, bìa tài liệu, hoá đơn doanh nghiệp hay template file PPT. Theo thời gian hoặc dựa vào năng lực phát triển cả về phạm vi hoạt động lẫn quy mô doanh nghiệp, mà một thương hiệu có thể mở rộng bộ nhận diện ứng dụng văn phòng thành nhiều đầu mục khác như bút trình ký, sổ tay ghi chép, thiệp mời hay đồng phục nhân viên.

Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng chịu ảnh hưởng không nhỏ của nhóm hạt nhân nhận diện gồm có thiết kế logo, tên thương hiệu và những câu slogan hay tagline. Vì thế, bộ nhận diện ứng dụng văn phòng cũng là một hạng mục lớn giúp thể hiện đầy đủ giá trị, vai trò và văn hoá thương hiệu một khi đã được đưa vào sử dụng.

8. Sự cần thiết của các ấn phẩm quảng cáo

Cũng là sản phẩm của quá trình in ấn như bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng, nhưng những giá trị mà bộ ấn phẩm quảng cáo mang lại có phần thức thời nhiều hơn – so với tính chất ứng dụng lâu dài của bộ nhận diện văn phòng. Để so sánh hãy đặt bộ nhận diện ứng dụng văn phòng và bộ ấn phẩm quảng cáo cạnh bên vai trò của slogan và tagline thương hiệu. Slogan được phát triển và sử dụng cho từng chiến dịch truyền thông quảng cáo nhất định, còn tagline gắn bó lâu dài với tên tuổi và quá trình phát triển thương hiệu.

Sự cần thiết của các ấn phẩm quảng cáo

Bộ ấn phẩm quảng cáo cũng giống như thế, tuy không tồn tại và gắn bó lâu dài với thương hiệu nhưng các ấn phẩm luôn được cập nhật và thiết kế mới liên tục, nhằm phục vụ cho mục tiêu của từng chiến dịch cụ thể. Lấy ví dụ như catalogue là một danh sách các sản phẩm hoặc dịch vụ được thể hiện một cách chuyên nghiệp và trực quan, brochure là một bản mô tả các tiện ích và giá trị mà sản phẩm của một thương hiệu mang đến, hay profile là một bản hồ sơ năng lực của doanh nghiệp và thương hiệu,…

Thậm chí những món quà tặng hay khuyến mãi đi kèm như bộ ấm chén in logo, túi đựng sản phẩm làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, hoặc cả những tờ coupon hay voucher khuyến mãi mua hàng cũng nằm trong gói thiết kế nhận diện bằng ấn phẩm quảng cáo.

Tặng Vũ một ly cà phê nhé

Số tiền donate từ “những tấm lòng vàng” chỉ được dùng để mua cà phê, tiếp sức sáng tạo cho đội ngũ của Vũ và sẽ luôn là như vậy.

Xin chân thành cảm ơn,

Momo Paypal

Tạm kết

Bên cạnh những tác động tích cực đến quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu còn mang trên mình một nhiệm vụ khác cũng quan trọng không kém – đó là tăng thêm năng lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường. 

Bộ nhận diện thương hiệu được hoàn thiện đủ tốt không chỉ giúp doanh nghiệp kể cho mọi người nghe về câu chuyện của mình, mà còn chứng tỏ được năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng và cam kết mang đến những giá trị tốt đẹp cho thị trường nói riêng và đất nước, con người Việt Nam nói chung.

Những câu hỏi thường gặp về bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là các yếu tố hữu hình, nó đại diện cho thương hiệu một cách trực quan, truyền tải thông tin, bản sắc thương hiệu tới mọi người trải nghiệm.

8 yếu tố cần có của bộ nhận diện thương hiệu?

1. Tên thương hiệu 2.Thiết kế logo 3. Tagline và slogan 4. Đường nét và màu sắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 5. Bộ nhận diện thương hiệu online 6. Bộ nhận diện thương hiệu môi trường 7. Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng 8. Sự cần thiết của các ấn phẩm quảng cáo

Hạt nhân của bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Cũng giống như việc xây dựng chiến lược cho một thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu sẽ cần đến sự góp mặt của các yếu tố nền tảng, dùng làm cơ sở để phát triển mức độ nhận diện và đồng thời đảm bảo tính cách hay tông giọng thương hiệu luôn đi đúng hướng. Ở đây khi nói đến bộ nhận diện chúng ta không thể quên nhắc đến ba yếu tố cốt lõi gồm có tên thương hiệu, câu slogan và thiết kế logo.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên, được cảm nhận hữu hình, hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không đơn giản là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng. Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm, hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên.

Tài sản thương hiệu là gì?

Tài sản thương hiệu là tập hợp các giải pháp cải thiện hiệu quả kinh doanh thông qua nâng cao nhận thức thương hiệu từ phía khách hàng.

Từ khóa » độ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì