Nhận Biết Thương Hiệu Là Gì? Lý Luận Về Sự Nhận Biết Thương Hiệu
Có thể bạn quan tâm
Thương hiệu chính là tài sản vô hình của một doanh nghiệp hay một tổ chức, khi thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên ưu thế trong quá trình phát triển và thu hút đầu tư, gia tăng mối quan hệ với khách hàng. Chính vì vậy, không chỉ xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá được mức độ nhận biết của người tiêu dùng với thương hiệu của mình để có những điều chỉnh phù hợp để điều chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động. Vậy nhận biết thương hiệu là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nhận biết thương hiệu
Nhận biết thương hiệu là gì?
Nhận biết thương hiệu (Tiếng Anh: Brand Awareness) là một thuật ngữ chung mô tả mức độ quen thuộc (nhận biết) của người tiêu dùng với một thương hiệu hoặc các sản phẩm của thương hiệu đó. Nói một cách đơn giản, nhận thức về thương hiệu là thước đo mức độ đáng nhớ và dễ nhận biết của một thương hiệu đối với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thông thường, khi khách hàng quyết định mua hàng hóa, dịch vụ của của một thương hiệu nào đó, họ thường sẽ lựa chọn sản phẩm của thương hiệu mà mình đã biết bởi vì như vậy họ sẽ cảm thấy thoải mái và được an toàn hơn. Những thương hiệu được khách hàng nhớ đến đầu tiên hoặc nổi bật nhất trong trí nhớ của khách hàng về một chủng loại nào đó sẽ nằm trong danh mục ưu tiên mua sắm của khách hàng hay ít nhất cũng có cơ hội được khách hàng lựa chọn. Ngoài ra, một thương hiệu được nhiều người biết đến cũng cho khách hàng có cảm giác đáng tin cậy hơn và chất lượng cũng sẽ tốt hơn các thương hiệu ít người biết đến.
Thiết lập nhận thức về thương hiệu là một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ khiến người tiêu dùng phát triển sở thích theo bản năng đối với thương hiệu và các sản phẩm của thương hiệu đó. Làm cho một thương hiệu dễ nhận biết và đáng nhớ là trọng tâm của hầu hết các chiến lược tiếp thị bởi vì nó là động lực chính đằng sau sự tin tưởng của thương hiệu, và cuối cùng là tạo ra doanh số bán hàng.
Khái niệm nhận biết thương hiệu là gì?
Mức độ nhận biết thương hiệu là gì?
Mức độ nhận biết thương hiệu là số phần trăm (%) dân số hoặc thị trường mục tiêu nhận thức được sự hiện diện của một thương hiệu hay công ty nào đó.
Mức độ nhận biết thương hiệu có thể được xác định bằng công thức:
Mức độ nhận biết thương hiệu = % Khách hàng nhớ đến thương hiệu đầu tiên + % Khách hàng nhớ đến thương hiệu mà không cần nhắc nhở + % khách hàng nhớ đến thương hiệu nhờ nhắc nhở.
Bạn đang làm đề tài về đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu hay giá trị thương hiệu. Bạn cần trợ giúp tìm kiếm đề tài, tài liệu tham khảo hay xây dựng mô hình nghiên cứu… Tham khảo dịch vụ viết luận văn thuê của chúng tôi tại: https://luanvan99.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid5.html |
Các cấp độ nhận biết thương hiệu
Có thể nói, nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình mua sắm của khách hàng, và đây cũng có thể được coi là tiêu chí quan trọng trong việc đo lường và đánh giá sức mạnh của một thương hiệu. Sự nhận biết thương hiệu có thể được chia thành 04 cấp độ. Cụ thể:
- Cấp độ cao nhất - Thương hiệu được nhận biết đầu tiên (Top Of Mind): Đây là tầng cao nhất trong tháp nhận biết, thương hiệu lúc này đã chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong trí nhớ của khách hàng. Ví dụ như khi nói đến xe máy, mọi người sẽ nghĩ ngay đến Honda.
- Cấp độ thứ hai - Không nhắc mà nhớ (Spontaneous Brand Awareness): Hình ảnh của thương hiệu sẽ hiện ra trong tâm trí khách hàng khi chủng loại của hàng hóa đó được nhắc đến. Ở cấp độ này, người được phỏng vấn sẽ tự mình nêu tên thương hiệu mà không cần xem danh sách các thương hiệu.
- Cấp độ thứ ba - Nhắc để nhớ (Helped Brand Awareness): Ở cấp độ này, khách hàng có thể nhớ ra thương hiệu khi được cho biết trước về nhóm sản phẩm của thương hiệu nhưng mức độ nhận biết còn rất yếu.
- Cấp độ thấp nhất - Không biết (Unfamiliarity): Ở cấp độ này, khách hàng hoàn toàn không có sự nhận biết nào đối với thương hiệu được hỏi, dù được trợ giúp bằng cách cho xem thương hiệu để nhắc nhở. Mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng tại cấp độ này là bằng 0.
04 Cấp độ nhận biết thương hiệu
Tầm quan trọng của nhận biết thương hiệu là gì?
- Tăng thị phần và doanh số: Bằng cách xây dựng nhận thức về thương hiệu, doanh nghiệp có thể tăng thị phần của mình trên thị trường. Nếu doanh nghiệp là người đầu tiên đánh dấu thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng, doanh nghiệp đó sẽ nâng cao rào cản đối với các doanh nghiệp khác đang cố gắng thâm nhập thị trường. Hơn nữa, bước đầu tiên của quy trình mua sắm là lựa chọn và xem xét một vài thương hiệu, việc nhớ ra thương hiệu đầu tiên sẽ rất có lợi thế, hay nói cách khác, nhận biết thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số.
- Mở rộng các kênh tiếp cận khách hàng mới: Doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu để mở rộng nội dung và thông điệp của mình trên các kênh mới - tiếp cận khách hàng mới và cung cấp thông tin về thương hiệu của mình từ nhiều nền tảng khác nhau.
- Cải thiện nhận thức về thương hiệu: Các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu không chỉ giúp nhiều người biết đến hơn về doanh nghiệp mà cũng có thể làm thay đổi cách mọi người nghĩ về doanh nghiệp đó. Điều này sẽ góp phần vào sự thúc đẩy mức độ quen thuộc với thương hiệu cũng như lòng trung thành thương hiệu của khách hàng.
- Có được dữ liệu đối tượng khách hàng mục tiêu: Bằng cách tạo một mạng lưới rộng khắp với chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu, doanh nghiệp có thể thu thập một bộ dữ liệu có giá trị về khách hàng và người mua tiềm năng của mình. Với những thông tin chi tiết này trong tầm tay, doanh nghiệp có thể tạo các phân khúc đối tượng duy nhất, đưa ra các chiến lược nhắm mục tiêu lại và tối ưu hóa cho các chiến dịch trong tương lai.
Tầm quan trọng của nhận biết thương hiệu là gì?
Các yếu tố nhận biết thương hiệu
Thương hiệu của một doanh nghiệp hay tổ chức được thể hiện qua 03 yếu tố chính:
Thông qua triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh (hay tuyên bố sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược công ty) đóng vai trò như một “bản thiết kế” hoạt động của doanh nghiệp. Nó phác thảo mục đích tổng thể và các mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp, việc truyền tải triết lý kinh doanh của doanh nghiệp tới khách hàng và công chúng là một trong những công việc quan trọng và khó khăn nhất. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải thiết kế hàng loạt các công cụ liên quan như:
- Khẩu hiệu: Khẩu hiệu phải là cam kết của doanh nghiệp đối với công chúng và người tiêu dùng. Đồng thời khẩu hiệu cũng phải phải nói lên cái đặc thù trong sản phẩm, dịch vụ và của doanh nghiệp và là tuyên ngôn trong cạnh tranh và định vị thị trường.
- Phương châm kinh doanh: Phải lấy yếu tố con người là trọng tâm, là cơ sở cho mọi quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời, thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng sản sản phẩm, cùng với đó là sự phát triển về tư duy của cả đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp
- Cách ngôn và triết lý: Tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp từ việc thỏa mãn nhu cầu mong muốn người tiêu dùng, củng cố mức sung túc cho xã hội, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng thời, phải lấy việc giành thắng lợi đó làm đặc trưng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp và không ngừng tái tạo những giá trị mới.
Triết lý kinh doanh
Thông qua hoạt động của doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện qua các động thái trong hoạt động kinh doanh, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của cán bộ công nhân viên, xây dựng bầu không khí, đào tạo nâng cao khả năng chuyên môn, nghiên cứu và phát triển, quản lý kênh phân phối,…Toàn bộ các hoạt động này cần được quản lý, điều chỉnh và thực thi theo tinh thần chiến lược thống nhất hóa.
Thông qua hoạt động truyền thông thị giác
Nhận biết thương hiệu thông qua kênh truyền thông thị giác là toàn bộ các tín hiệu hình ảnh mà khách hàng và công chúng có thể nhận biết về thương hiệu doanh nghiệp. Đây được coi là hình thức nhận biết phong phú nhất, tác động đến cảm quan con người và có sức tuyên truyền trực tiếp và cụ thể nhất. Thông qua hoạt động truyền thông thị giác, thương hiệu sẽ gây ấn tượng lâu bền nhất, dễ đọng lại trong tâm trí và làm cho con người có những phán đoán tích cực để thỏa mãn mình thông qua các tín hiệu của doanh nghiệp mà biểu trưng (logo) là tín hiệu trung tâm.
➣ Các phương tiện nhận dạng thương hiệu:
- Quảng cáo: Truyền thông trên diện rộng mang tính chất phi trực tiếp giữa người với người. Quảng cáo thường trình bày một thông điệp ngắn mang tính chất thương mại theo những chuẩn mực nhất định, cùng một lúc truyền đến những đối tượng rải rác khắp nơi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, phương tiện di động, mạng xã hội,…
- Khuyến mãi: Đây là hình thức trái ngược với truyền thông thương mại vì tạo ra động cơ cho khách hàng để ra quyết định mua ngay một sản phẩm nào đó. Các hoạt động khuyến mãi rất phong phú như biếu không sản phẩm dùng thử, phiếu mua hàng với giá ưu đãi, mã giảm giá,…
- Quan hệ công chúng và truyền miệng: Quan hệ công chúng gồm các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao hoặc bảo vệ hoặc nâng cao hình ảnh của một doanh nghiệp hay những sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó như thông qua hội thảo, họp báo,…Còn truyền miệng nghĩa là cách mọi người nói với nhau về doanh nghiệp để những khách hàng mới biết đến thương hiệu nào đó.
- Bán hàng trực tiếp: Ngược lại với quảng cáo, bán hàng trực tiếp xảy ra thông qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua, tức là mặt đối mặt.
- Logo: Là dạng thức biểu trưng về mặt thiết kế, được cấu trúc bằng chữ, ký hiệu hoặc hình ảnh. Khác với tên doanh nghiệp và tên thương hiệu, logo không lấy toàn bộ cấu hình chữ của tên doanh nghiệp và tên thương hiệu làm bố cục mà thường dùng chữ tắt hoặc các ký hiệu, hình ảnh kết cấu một cách nghiêm ngặt, mang tính tượng trưng cao.
- Khẩu hiệu (Slogan): Slogan là thông điệp truyền tài ngắn gọn nhất đến khách hàng bằng từ ngữ dễ nhớ, dễ hiểu và có sức thu hút cao về ý nghĩa hoặc âm thanh. Nó là sự cam kết về giá trị, chất lượng sản phẩm của thương hiệu với khách hàng. Để hình thành nên slogan đồi hỏi một quy trình lựa chọn, thấu hiểu sản phẩm,lợi thế cạnh tranh,…để slogan đó định vị trong tâm trí khách hàng. Dù chỉ là một câu nói nhưng slogan được coi là một tài sản vô hình của công ty.
Hoạt động truyền thông thị giác
➣ Hệ thống nhận dạng thương hiệu:
Bên cạnh việc nhận biết thương hiệu thông qua phương tiện truyền thông, còn có các yếu tố ứng dụng sau:
- Đồ dùng văn phòng: Các đồ dùng văn phòng như giấy viết, phong bì, công văn,…đều được thống nhất về bố cục, màu sắc, tỷ lệ,…
- Ngoại cảnh của doanh nghiệp: Gồm biển hiệu, pano, cột quảng cáo,…trong hệ thống thiết kế để liên tưởng đến doanh nghiệp.
- Nội thất doanh nghiệp: Các bảng hiệu, thiết bị, nội thất,…cần đồng bộ và làm nổi bật thương hiệu.
- Hình thức tuyên truyền trực tiếp: như việc thiết kế thư mời, tặng phẩm, vật lưu niệm, kỷ niệm, bản giới thiệu danh mục sản phẩm, tạp chí,…các hình thức trưng bày giới thiệu sản phẩm, quảng bá trên tạp chí và truyền hình.
Thương hiệu và nhận biết thương hiệu là một bộ phận cần thiết nằm trong chiến lược kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Trong cùng một điều kiện với mức chi phí như nhau, thương hiệu nào có mức độ nhận biết cao hơn sẽ thu hút được đông bảo khách hàng hơn từ đó đạt mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Hy vọng những thông tin về "nhận biết thương hiệu là gì" của Luân Văn 99 sẽ hữu ích dành cho bạn!
Từ khóa » độ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì
-
Nhận Thức Thương Hiệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Brand Awareness Là Gì? Cẩm Nang Về Nhận Diện Thương Hiệu
-
Brand Awareness : Độ Nhận Biết Thương Hiệu - Brands Vietnam
-
Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Vì Sao Nhận Diện Lại Quan Trọng?
-
Cách Tạo Dựng độ Nhận Diện Thương Hiệu Hiệu Quả - Semtek
-
Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Bao Gồm Những Gì? 8 Yếu Tố Cần Có
-
Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Bộ ... - BStyle.VN
-
Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Bộ Nhân Diện Thương Hiệu Gồm ...
-
Đo Lường độ Nhận Diện Thương Hiệu
-
Nhận Biết Thương Hiệu Và Nhận Diện Thương Hiệu ?
-
Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? - Tino Group
-
Nhận Diện Thương Hiệu Trên Kênh Digital - JAMstack Vietnam
-
Những Thành Phần Cơ Bản Tạo Nên Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Cho ...
-
Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Xu Hướng Thiết Kế Nổi Bật Năm 2022