Cách Tạo Dựng độ Nhận Diện Thương Hiệu Hiệu Quả - Semtek
Có thể bạn quan tâm
Tiêu đề nội dung
- Brand Awareness – Độ nhận diện thương hiệu là gì?
- Nhận diện thương hiệu xây dựng sự tin tưởng của khách hàng
- Nhận diện thương hiệu cấu thành nên sự liên kết
- Nhận diện thương hiệu xây dựng giá trị thương hiệu
- Cách hiệu quả để tạo độ nhận diện thương hiệu
- Hãy biến thương hiệu là một cá nhân, không phải là một doanh nghiệp
- Sự giao tiếp
- Kể một câu chuyện – Storytelling
- Dễ lan truyền
Bạn đã từng nghe về những người tự nhận mình là tín đồ của Apple, Nike hay Samsung? Nếu doanh nghiệp của bạn may mắn được trở thành một phần trong đời sống và phong cách sống của một bộ phận người tiêu dùng, thì chúc mừng bạn, Brand Awareness – độ nhận diện thương hiệu của bạn đang được phủ khắp ở mức đáng ngưỡng mộ. Nhưng nếu câu trả lời là ngược lại thì sao? Vậy độ nhận diện thương hiệu là gì – Cùng SEMTEK tìm hiểu ngay nhé
Brand Awareness – Độ nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu là gì? Nhận diện thương hiệu chính là mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng trọng tâm đối với sản phẩm / dịch vụ bạn muốn nhắm tới họ.
Những sản phẩm có mức độ nhận diện phủ rộng khắp thường được gắn với danh hiệu “hot trending”, hay đơn giản hơn là “popular” (thương hiệu có độ phổ biến rộng khắp). Rõ ràng, một thương hiệu có độ nhận diện thương hiệu rộng khắp rất có giá trị trong hoạt động thúc đẩy Marketing, quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm, nhất là trong thời kỳ đầu doanh nghiệp mới hoạt động.
Nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) xem chừng có vẻ là một khái niệm khá là trừu tượng, và sự thật là đúng như vậy. Với những chủ doanh nghiệp thường chú trọng những hoạt động liên quan nhiều đến những con số, họ thường cảm thấy khá là không thoải mái khi đề cập đến khái niệm này.
Nhưng không phải vì là một vấn đề khó nhằn mà bạn hoàn toàn loại bỏ đi những lợi ích mà nó có thể đem lại tới doanh nghiệp. Nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của một chiến dịch Marketing, cũng như xác định “sức khỏe” của một thương hiệu – Brand Health.
Nhận diện thương hiệu xây dựng sự tin tưởng của khách hàng
Trong một thế giới mà khách hàng có đủ mọi phương tiện cần thiết để tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi mua hàng, sự tin cậy của khách hàng đối với một thương hiệu nào đó là một điều đáng để lưu tâm.
Một khi chúng ta thu hút đủ sự tin tưởng của họ, tự nhiên, họ sẽ lựa chọn sản phẩm / dịch vụ của ta trước hàng chục, thậm chí hàng trăm những sự lựa chọn khác trên thị trường.
Sự nhận diện thương hiệu sẽ xây dựng nên sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu đó. Brand Awareness tạo cho doanh nghiệp cơ hội để truyền tải đặc tính của sản phẩm, bằng một phương cách chân thành, thân thiện và cởi mở nhất tới khách hàng (dưới dạng một câu chuyện chẳng hạn, hay truyền đạt một thông điệp có ý nghĩa nào đó chăng).
Hơn nữa, thông qua đó, doanh nghiệp còn có thể thu nhận phản hồi từ khách hàng nữa, giúp họ có những điều chỉnh hợp lý về sản phẩm / dịch vụ trước khi tung chúng ra ngoài thị trường.
Người ta hay nói: Trước khi chính thức xây dựng một mối quan hệ với người khác, bạn cần tạo dựng lòng tin của họ đối với mình cái đã. Điều đó cũng đúng với mối quan hệ thương hiệu – khách hàng. Muốn họ mua sản phẩm và trở thành một khách hàng trung thành? Trước tiên phải khiến họ tin tưởng bạn cái đã.
Nhận diện thương hiệu cấu thành nên sự liên kết
Khi bạn khát nước, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là mua một chai nước La Vie. Bạn đang muốn tra cứu tài liệu? Chỉ cần bật máy tính và tra cứu chúng trên Google.
Một điều rõ ràng, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng gắn liền với một công dụng nhất định mà khi, bạn cần làm một điều gì đó, bạn nghĩ ngay tới nó. Và đó chính là những gì mà Brand Awareness làm: Xây dựng mối liên kết giữa những công việc bạn làm hàng ngày với thương hiệu.
Nhận diện thương hiệu xây dựng giá trị thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là gì? Bạn có biết giá trị thương hiệu được xây dựng từ nhận diện thương hiệu là gì hay không? Tài sản của thương hiệu (Brand equity) được xây dựng dựa trên trải nghiệm của khách hàng, và nhận thức của cá nhân họ về thương hiệu. Dù nhận thức đó là tích cực hay tiêu cực, nó cũng góp phần cấu thành nên giá trị của thương hiệu đó.
Dưới đây là những gì bạn có thể thu nhận được nếu xây dựng cho thương hiệu mình những giá trị tích cực:
- Giá bán sản phẩm cao hơn, do những gì khách hàng có thể nhận được sẽ nhiều hơn.
- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ cao hơn.
- Khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Tác động của thương hiệu lên xã hội sẽ cao hơn (khi thương hiệu có giá trị cao).
Một trong những cách có thể giúp bạn nâng tầm giá trị thương hiệu, đó chính là xây dựng mức độ nhận diện thương hiệu hiệu quả, và duy trì những trải nghiệm tích cực của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ gắn liền với thương hiệu đó. Nhận diện thương hiệu chính là nền tảng để xây dựng giá trị của thương hiệu.
Một khi khách hàng nhận biết đến sự tồn tại của một brand, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm nó để mua hàng trong vô thức, bắt đầu phân biệt sự khác biệt giữa nó với những sản phẩm cùng loại, xác định có nên gắn bó, “trung thành” với nó trong thời gian dài sắp tới không, và cuối cùng, giới thiệu tới bạn bè và người thân nếu họ cảm thấy thương hiệu đó thực sự hữu ích và đem lại giá trị sử dụng cao.
Cách hiệu quả để tạo độ nhận diện thương hiệu
Brand Awareness không phải là một hoạt động có thể thực hiện một cách dễ dàng trong ngày một ngày hai. Nó càng không phải chỉ là vài quảng cáo hay một chiến dịch marketing đơn lẻ. Một thương hiệu có mức độ nhận diện thương hiệu phủ sóng rộng khắp thường là kết quả của một chuỗi những nỗ lực không ngừng nghỉ, kết hợp các hoạt động truyền thông khác nhau.
Nó không chỉ là việc chạy một chiến dịch quảng cáo về một sản phẩm / dịch vụ đơn lẻ trên Facebook. Bởi hoạt động đó chỉ khiến họ tập trung vào sản phẩm kia (thứ được quảng cáo trên mạng xã hội), đồng thời, cũng khiến hoạt động thúc đẩy sự nhận thức chỉ dừng lại ở việc tạo ra 1 giao dịch mua bán duy nhất (chứ không phải gắn bó và trung thành với thương hiệu, mục tiêu chính của Brand Awareness).
Hãy biến thương hiệu là một cá nhân, không phải là một doanh nghiệp
Khi bạn làm quen với một người bạn mới, bạn muốn tìm hiểu gì về họ? Sở thích của họ, thói quen, điều họ thích và không thích, vân vân. Bạn còn chú ý cách họ giao thiệp, những điều họ thích chia sẻ và những thứ khiến họ “phát cuồng”.
Hãy biến mình trở thành một cá nhân, thay vì giữ mình chỉ là một doanh nghiệp đơn thuần. Những gì bạn cần gắn kết với thương hiệu của mình là những đặc tính riêng biệt (như một con người đích thực).
Bạn là ai? Nếu để diễn tả bạn bằng 3 tính từ, bạn sẽ dùng những từ ngữ nào? Để có thể kết thân với người khác, bạn phải làm được nhiều hơn việc chỉ đứng trước mặt người ta và chăm chăm bán được hàng.
Sự giao tiếp
Dù sống nội tâm hay thích hướng ngoại, dùng trầm lặng hay sôi nổi,.con người chúng ta luôn thích giao thiệp và dành thời gian cho những người xung quanh. Đó chính là cách để chúng ta kết nối với nhau,.học thêm nhiều điều mới, và trở thành người quen của nhau.
Điều đó cũng đúng trong việc xây dựng thương hiệu. Nếu bạn chỉ đơn giản là chỉ tiếp cận người ta vì mục đích bán hàng đơn thuần, bạn sẽ chỉ là một doanh nghiệp.buôn đi bán lại không hơn không kém trong mắt khách hàng.
Để được biết đến rộng rãi hơn, bạn cần phải đi “giao thiệp”. Chẳng hạn, bạn có thể post một bài viết / video nào đó không trực tiếp liên quan tới thương hiệu /.sản phẩm bạn đang bán. Tương tác với khách hàng thông qua việc trả lời các câu hỏi, comment trong các post,.chia sẻ lại những thông tin bạn thích. Hãy giao tiếp với khách hàng như một người bạn.
Theo thống kê của Weber Shandwick, một doanh nghiệp chuyên tổ chức các hoạt động.truyền thông nổi tiếng ở Hoa Kỳ đã cho thấy có tới hơn 50% thương hiệu được nhận diện.trên toàn thế giới nhờ hoạt động năng nổ của họ trên mạng xã hội.
Kể một câu chuyện – Storytelling
Kể chuyện trong marketing là một chiến thuật mang lại hiệu quả mạnh mẽ,.dù bạn chỉ đơn thuần là quảng bá cho sản phẩm,.hay thúc đẩy độ nhận diện cho thương hiệu. Nó khiến cho những thông điệp mà bạn muốn truyền tải trở nên.sống động và chân thực hơn rất nhiều.
Đừng quên khiến cho câu chuyện của bạn trở nên có ý nghĩa và sâu sắc hơn. Dưới hình thức này, những giá trị, đặc tính của thương hiệu bạn sẽ được truyền.đạt tới khách hàng một cách tự nhiên nhất có thể.
Vấn đề ở đây là: Bạn muốn kể câu chuyện như thế nào? Yếu tố quan trọng nhất ở đây là sự chân thành. Bạn có thể nói câu chuyện.vượt khó của ông chủ doanh nghiệp, sự tích ra đời của một sản phẩm,.hoặc sự thú vị trong việc thiết kế một chi tiết vô cùng nhỏ nhặt,.nhưng lại có tác động vô cùng quan trọng tới sản phẩm.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể kể cuộc hành trình của một người nhân viên bình.thường tìm đến và gắn bó với doanh nghiệp của bạn. Môi trường làm việc ở đây năng động ra sao? Sự nghiệp của người nhân viên phát triển đến mức nào nhờ có doanh nghiệp. Chiến thuật truyền thông này còn được nhắc với cái tên: Employer Branding – Chiến thuật quản trị thương hiệu nhà tuyển dụng.
Con người chúng ta ai cũng muốn nghe kể chuyện. Và bạn nên nhớ sự chân thành chính là sức mạnh thúc đẩy độ.nhận diện cho thương hiệu của bạn tới khách hàng.
Dễ lan truyền
Dù bạn truyền tải thông điệp gì, hoặc sử dụng hoạt động.marketing như thế nào để thúc đẩy Brand Awareness, hãy nhớ,.khiến chúng trở nên dễ chia sẻ thông qua các phương tiện mạng xã hội.
Trong một xã hội mà truyền thông lan truyền (viral / word-of-mouth marketing).đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tính tin cậy và.sự thân thuộc trong mắt khách hàng, việc sử dụng họ – chính những.người khách hàng như một vũ khí làm ưu thế trong cuộc.chiến giành giật sự nhận biết là một điều mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện.
Nhận thức về thương hiệu là về sự tác động.
Đó chính là việc tương tác với khách hàng không chỉ theo những.phương cách truyền thống như những yêu cầu về sự mua hàng,.sự tham gia hoặc lòng trung thành.
Hãy tưởng tượng nếu bạn muốn gặp một người mà bạn rất muốn làm thân. Nếu họ yêu cầu bất kỳ thứ nào bên trên, bạn có thể phẩy cười và nhanh chóng bỏ đi. Không chỉ là một cách tiếp cận đầy nông cạn, mà nó.cũng không để lại ấn tượng gì lâu dài.
Điều tương tự cũng sẽ xảy đến khi bạn xây dựng.Brand Awareness cho một thương hiệu.
Trên đây SEMTEK đã giải thích rõ nhận nhận diện thương hiệu là gì.và cách để tạo dựng nó một cách hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn.
Tìm kiếm liên quan
- Nhận diện thương hiệu là gì
- Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì
- Tín hiệu nhận diện thương hiệu la gì
- Thiết kế nhận diện thương hiệu tiếng Anh la gì
- Thiết kế nhận diện thương hiệu là gì
- Ví dụ về bộ nhận diện thương hiệu
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu online
- Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu là gì
Nội dung liên quan
- Customer Acquisition là gì? Customer Acquisition có vai trò gì?
- Phương pháo quản trị kênh phân phối đạt hiệu quả nhất
- Brandname là gì? Khi nào nên dùng và lợi ích của SMS Brandname là gì?
Từ khóa » độ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì
-
Nhận Thức Thương Hiệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Brand Awareness Là Gì? Cẩm Nang Về Nhận Diện Thương Hiệu
-
Nhận Biết Thương Hiệu Là Gì? Lý Luận Về Sự Nhận Biết Thương Hiệu
-
Brand Awareness : Độ Nhận Biết Thương Hiệu - Brands Vietnam
-
Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Vì Sao Nhận Diện Lại Quan Trọng?
-
Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Bao Gồm Những Gì? 8 Yếu Tố Cần Có
-
Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Bộ ... - BStyle.VN
-
Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Bộ Nhân Diện Thương Hiệu Gồm ...
-
Đo Lường độ Nhận Diện Thương Hiệu
-
Nhận Biết Thương Hiệu Và Nhận Diện Thương Hiệu ?
-
Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? - Tino Group
-
Nhận Diện Thương Hiệu Trên Kênh Digital - JAMstack Vietnam
-
Những Thành Phần Cơ Bản Tạo Nên Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Cho ...
-
Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì? Xu Hướng Thiết Kế Nổi Bật Năm 2022