Bổ Nhiệm Thẩm Phán Suốt đời để độc Lập Tư Pháp - PLO
Có thể bạn quan tâm
Pháp luật
Bổ nhiệm thẩm phán suốt đời để độc lập tư pháp 04/01/2021 06:40 LTS: Bổ nhiệm thẩm phán không có nhiệm kỳ (tức bổ nhiệm suốt đời) là vấn đề đã nhiều lần được đặt ra nhưng chưa được mổ xẻ thấu đáo. Mới đây, nhóm nghiên cứu của TAND Tối cao khi dự thảo báo cáo đánh giá năm năm thi hành Luật Tổ chức TAND 2014 tiếp tục đưa ra đề xuất này và nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Để có cái nhìn đa chiều, Pháp Luật TP.HCMtrao đổi với GS-TS Lê Hồng Hạnh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, về chủ đề này. Thẩm phán bị nhiều áp lực . Phóng viên: Thưa GS, ông đánh giá thế nào về đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời?+ GS-TS Lê Hồng Hạnh: Bổ nhiệm thẩm phán suốt đời là một trong những điều kiện để bảo đảm tính độc lập của tòa án. Cách đây hơn 220 năm, khi soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, Alexander Hamilton đã đề nghị đưa vào hiến pháp quy định bổ nhiệm thẩm phán suốt đời. Do thực tế, quyền lực nằm ở cơ quan hành pháp nhiều hơn cơ quan lập pháp và tư pháp. Cơ quan hành pháp có nhiều ảnh hưởng đối với việc bổ nhiệm thẩm phán, do vậy nếu bổ nhiệm theo nhiệm kỳ thì sự chi phối đó sẽ nhiều hơn.
Thứ hai, áp lực thẩm phán phải chịu khi bổ nhiệm theo nhiệm kỳ rất lớn. Hôm nay anh là thẩm phán nhưng khi hết nhiệm kỳ, anh sẽ chịu nhiều tác động khi được bổ nhiệm lại. Nếu xử nghiêm người có chức quyền, người có ảnh hưởng trong xã hội thì chắc chắn họ sẽ có những vận động khiến thẩm phán không được tái bổ nhiệm. Thứ ba, về tâm lý, khi được bổ nhiệm suốt đời, thẩm phán sẽ yên tâm với công việc của mình. Khi đó, không ai dám nói với thẩm phán rằng: Nếu anh không xử thế này, tôi sẽ không tái bổ nhiệm anh nữa. Ở Mỹ hiện nay các thẩm phán tòa án tối cao đương nhiên bổ nhiệm suốt đời, cho đến khi họ chết, không ai có quyền miễn nhiệm, trừ khi tự họ tự nguyện xin thôi. Thẩm phán ở nhiều bang của Mỹ cũng được bổ nhiệm suốt đời, một số ít bang bổ nhiệm theo nhiệm kỳ. Một số nước khác, thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời nhưng bị giới hạn bởi “tuổi nghỉ hưu bắt buộc”, chẳng hạn đến 70 tuổi thì thôi chứ không được kéo dài mãi. . Cũng tại hội thảo này, Chánh án TAND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Lệ cho rằng 70% các vụ án xét xử bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ, hoặc chịu tác động từ phía luật sư, trợ giúp pháp lý, bị cáo, đương sự... Ông nhận định sao? + Không ai nói ra nhưng thẩm phán ở mình chưa thực sự độc lập. Năm 2015, tôi thực hiện một cuộc khảo sát định lượng và định tính về tính độc lập của tòa án. Kết quả cho thấy khi trao đổi trực tiếp, các thẩm phán lảng tránh câu hỏi về sự độc lập của mình. Tuy nhiên, khi khảo sát định lượng qua phiếu (không yêu cầu phải ghi tên, chức danh), kết quả ngược lại. Họ cho biết thường xin ý kiến chỉ đạo từ cấp ủy, xin ý kiến cấp trên… Điều này cũng dễ hiểu thôi, nếu không xin ý kiến cấp trên, án bị hủy thì thẩm phán mất thi đua, ảnh hưởng chuyện tái bổ nhiệm. Hiến pháp 2013 quy định quyền lực tư pháp là quyền lực xét xử. Quyền tư pháp do TAND các cấp thực hiện. Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm. Nếu hiểu toàn diện thì Hiến pháp 2013 khẳng định độc lập tư pháp là nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.Theo quy định của Luật Tổ chức TAND 2014, nhiệm kỳ đầu của các thẩm phán là năm năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm. |
Theo GS-TS Lê Hồng Hạnh, phải tìm mọi cách để thẩm phán độc lập trong xét xử (ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: HOÀNG GIANG
Đừng lo chuyện dễ tham nhũng
. Có ý kiến cho rằng thẩm phán nhiều quyền lực nên cần phải có “cơ chế” bổ nhiệm năm năm, 10 năm để tránh việc có quyền lực suốt đời. Ý kiến của ông về việc này? + Khi thẩm phán thấy vị trí của mình không chắc chắn, vị trí đó có thể bị nhiều người tác động khiến nó lung lay thì anh ta khó mà vững vàng, độc lập được. Nếu bản án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy án để xét xử lại thì sẽ ảnh hưởng đến danh hiệu thi đua và việc tái bổ nhiệm thẩm phán. Nếu không xin ý kiến cấp trên thì rất rủi ro. Dù sơ thẩm có xử đúng mà bị phúc thẩm hủy án thì thẩm phán xử sơ thẩm vẫn bị coi là “có vấn đề”, còn người hủy án sai hầu như vô can. Khi bổ nhiệm lại, người ta không xem xét việc cấp phúc thẩm hủy án đúng hay sai. Vậy nên người hủy cứ hủy thoải mái, còn bên dưới phải chịu hậu quả. Dĩ nhiên, thẩm phán khó phát huy tư duy, năng lực vốn có mà thay vào đó là dựa cấp trên cho chắc. Vì vậy, tòa cấp dưới xin ý kiến cấp trên là thực tế không hề hiếm hoi hay cá biệt. Ở khía cạnh khác, cũng không nên lo ngại thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời sẽ càng dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực. Việc bổ nhiệm suốt đời không phải là tấm kim bài miễn tội của thẩm phán tham nhũng, tiêu cực. Pháp luật sẽ truy tố bất kỳ người nào, dù là thẩm phán nếu vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật hình sự. Nếu anh làm việc liêm chính sẽ chẳng có ai miễn nhiệm anh nhưng nếu anh vi phạm pháp luật, dẫu là người có chức vụ cao cũng bị xử lý. Thẩm phán càng không thể là ngoài lệ vì “tri pháp mà phạm pháp”. . Ông từng đưa ra nhiều kiến nghị trong quá trình xây dựng Luật Tổ chức TAND 2014 nhằm bảo đảm tính độc lập của thẩm phán. Ngoài đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời, theo ông còn cần những chế định nào nhằm bảo đảm độc lập tư pháp? + Đó là thành lập tòa án sơ thẩm khu vực. Trước đây, chúng tôi từng đề xuất thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW về cải cách tư pháp, trong đó có việc thành lập tòa án sơ thẩm khu vực để giảm áp lực từ cơ quan hành chính lên tòa án. Tuy nhiên, rất tiếc đề xuất này đã không được chấp nhận khi Quốc hội ban hành Luật Tổ chức TAND năm 2014. . Xin cám ơn ông. Nếu cần lộ trình thì kéo dài nhiệm kỳ trước . Phóng viên: Có ý kiến đồng tình với đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời nhưng cần có lộ trình thực hiện là áp dụng với thẩm phán TAND Tối cao trước. Quan điểm của ông thế nào? + GS-TS Lê Hồng Hạnh: Tôi cho rằng đề xuất này cũng có giá trị tích cực nhất định nhưng nó không đáp ứng kỳ vọng, khó làm thay đổi có tính bước ngoặt bản chất vấn đề độc lập tư pháp. Cái chúng ta đang vướng nhiều hơn chính là sự thiếu độc lập của các tòa án cấp dưới, chứ không phải là TAND Tối cao. Hơn nữa, thẩm phán TAND Tối cao xét xử cũng không nhiều. Vì vậy, nếu muốn có lộ trình thì nên bổ nhiệm suốt đời đối với thẩm phán TAND Tối cao và thẩm phán cao cấp. Với các cấp ở dưới, có thể bổ nhiệm thời gian dài hơn nhưng điều quan trọng là làm sao để các thẩm phán thoát khỏi áp lực của chính quyền hành pháp. Đây là điều hiện nay cần phải làm và là mục tiêu mà cải cách tư pháp cần đạt được. |
Trao quyết định bổ nhiệm 3 thẩm phán tòa Tối cao
Tòa phúc thẩm có được triệu tập thẩm phán cấp dưới?
Một phiên tòa có tới 15 thẩm phán dự khuyết
Kiến nghị bổ nhiệm suốt đời thẩm phán Tòa Tối cao
từ khóa
#Bổ nhiệm thẩm phán suốt đời #độc lập tư pháp #tính độc lập của tòa án #không có nhiệm kỳ #TAND Tối cao #Luật Tổ chức TAND 2014 #GS-TS Lê Hồng Hạnh #Viện Khoa học pháp lý #Bộ Tư phápĐừng bỏ lỡ
Đã khóa 2 số điện thoại có cuộc gọi lừa đảo báo 'con cấp cứu ở Chợ Rẫy'
Tường nứt toác, thấm dột, bong trần, người dân ở cụm chung cư 17 lô bất anLENS
Đỉnh Fansipan đón đợt sương muối đầu tiên của mùa đông 2024
Top dịch vụ nấu tiệc tại nhà giá rẻ, uy tín và chất lượng ở TP.HCM
Video: Nước sông dâng cao, người dân Quảng Ngãi sơ tán ngay trong đêm
Xung đột Nga - Ukraine: Ông Zelensky tin chiến sự có thể kết thúc vào năm sauLENS
Bản tin trưa 24-11: Ông Zelensky nói về thời điểm kết thúc xung đột Nga-Ukraine; COP29 đạt được bước ngoặt cho các nước nghèo
‘Sợi chỉ đỏ’ xuyên suốt lựa chọn nội các của ông Trump
9 cách kiểm soát huyết áp không cần dùng thuốc
TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết
Video đang xem nhiều
Thời tiết ngày 24-11: Miền Bắc tiếp tục hứng rét đậm, miền Trung trời giảm mưa
Có được câu cá tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè hay không?
Đọc thêm
Ngày mai, VKS đề nghị mức án đối với 15 bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil
24/11/2024 13:16Trung tâm Phát triển Quỹ đất giữ tiền bồi thường, người được thi hành án chờ dài cổ
24/11/2024 10:23Rút kinh nghiệm cách giải quyết một vụ án kiện Sở Tài nguyên và Môi trường
24/11/2024 08:17Rút kinh nghiệm cách giải quyết vụ án cho vay hơn 1 triệu USD
24/11/2024 06:16Nguyên giám đốc Công ty Trung Nam hầu tòa vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản
23/11/2024 10:54Vì sao Ngân hàng SCB từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu cho Viện kiểm sát?
23/11/2024 09:27Tuyên án vụ đánh gãy chân ông thợ hồ
22/11/2024 18:29Bí mật phía sau những vụ ‘trả nợ’ giùm nữ tiếp viên quán karaoke
22/11/2024 17:21Chưa cưỡng chế thi hành bản án có hiệu lực hơn 10 năm ở Ninh Thuận
22/11/2024 16:20Bà Trương Mỹ Lan nói 6.000 tỉ đồng chuyển cho 'chúa đảo' Tuần Châu là của mình, không phải của SCB
22/11/2024 16:18Thợ mộc đốt nhà hàng xóm để trả thù chỉ vì bị chửi
22/11/2024 16:171 người liên quan nói không biết vì sao dự án của mình lại bị thế chấp vào SCB
22/11/2024 13:07Rộng mở chính sách, tạo cơ chế thông thoáng để kiều bào quay về quê hương
22/11/2024 13:06Lái xe của 'bà trùm' Xuyên Việt Oil chỉ ‘làm shipper’ hay giúp sức đưa hối lộ?
22/11/2024 13:04Bộ Tư pháp phát động Giải báo chí Toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất
22/11/2024 11:39Cất giấu súng trong nhà, 2 cha con cùng đi tù
22/11/2024 11:14Đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ ở Bộ Tư pháp sau khi thôi chức không được thành lập doanh nghiệp
22/11/2024 10:58Đề xuất sửa Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 để trị nạn lãng phí
22/11/2024 09:30Tòa thay thế công văn tạm giữ hơn 2 tỉ đồng của người được thi hành án
22/11/2024 05:30Lãnh án tù vì rủ chú ruột đi chém người
21/11/2024 19:35 Đọc nhiều Tiện íchTiện ích
- Lịch tư vấn pháp luật
- Bạn đọc góp ý
- Liên hệ quảng cáo
- Thông tin tòa soạn
- Dịch vụ công CATP
- Chế độ tối
Tất cả chuyên mục
Thời sự Chính trị Thời luận Chính kiến Cùng lên tiếng Pháp luật Chat với chuyên gia Chính sách mới Luật và đời Kinh tế Pháp lý 4.0 Quản lý Doanh nghiệp - Cộng đồng Phát triển Xanh Gỡ vướng pháp lý Đơn vị tiêu biểu Tài chính Xanh Đô thị Giao thông Môi trường An ninh trật tự Hồ sơ phá án Quốc tế Sự kiện Quân sự Muôn mặt Xã hội Giáo dục Chọn trường - Chọn nghề Sức khỏe Bác sĩ online Văn hóa Ăn sạch sống khỏe Thể thao Trong nước Quốc tế Fair Play Các môn khác Video Bạn đọc Ý kiến bạn đọc Tôi muốn hỏi Cải chính Tổ ấm tôi mơ Thị trường - Tiêu dùng Nhịp sống đô thị Đèn trên biển Thư viện ảnh Chuyện ra khơi Tin tức Tài chính - Ngân hàng Xe và Luật Bất động sản Kỷ nguyên số Văn bản pháp luật Trang địa phương Video E-Magazine Infographic Ảnh Story LENS Mới nhất Xem nhiều Tin nóngTừ khóa » Tái Bổ Nhiệm Thẩm Phán
-
Cơ Chế Bổ Nhiệm Thẩm Phán - Một Trong Những Yếu Tố ảnh Hưởng ...
-
Nhiều ý Kiến ủng Hộ Bổ Nhiệm Thẩm Phán Suốt đời - PLO
-
Luật 62/2014/QH13 - Hệ Thống Văn Bản - Tòa án Nhân Dân Tối Cao
-
Điều Kiện để được Bổ Nhiệm Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân
-
Kiến Nghị Bổ Nhiệm Suốt đời Thẩm Phán Tòa Tối Cao
-
Thẩm Phán Lập Khống 57 Vụ án để được Tái Bổ Nhiệm
-
Quyết định 120/QĐ-TANDTC 2017 Xử Lý Trách Nhiệm Người Giữ Chức ...
-
NGHỊ QUYẾT PHÊ CHUẨN ĐỀ NGHỊ CỦA CHÁNH ÁN TÒA ÁN ...
-
Thẩm Phán Lập Khống 57 Vụ án để được Tái Bổ Nhiệm - VnExpress
-
Nhiều Băn Khoăn Với đề Xuất Bổ Nhiệm Thẩm Phán Suốt đời
-
Đổi Mới Tổ Chức Tòa án Nhân Dân, Bảo đảm Nguyên Tắc Thẩm Phán ...
-
Công Bố Quyết định Bổ Nhiệm Thẩm Phán Các Cấp
-
Thẩm Phán Sơ Cấp Là Gì? Điều Kiện để được Bổ Nhiệm Thẩm Phán ...
-
Quyết định 866/QĐ-TANDTC Năm 2016 Quy định Về Trình Tự, Thủ Tục ...