Cơ Chế Bổ Nhiệm Thẩm Phán - Một Trong Những Yếu Tố ảnh Hưởng ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức và sự kiện
- Giới thiệu văn bản, chính sách mới
- Hoạt động của Sở
- Hoạt động Tư pháp cấp huyện, xã
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Nhiệm vụ và quyền hạn
- Lãnh đạo Sở
- Danh bạ điện thoại các đơn vị thuộc Sở
- Phòng Tư pháp
- Thông tin chỉ đạo và điều hành
- Đảng - Đoàn thể
- Dịch vụ công trực tuyến
- Dịch vụ hành chính công trực tuyến
- Tra cứu thông tin hồ sơ trực tuyến
- Văn bản xin lỗi
- Cải cách hành chính - ISO
- Cải cách hành chính
- Quy trình ISO 9001 : 2015
- Đường dây nóng
- Thông tin, báo cáo thống kê
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
- Chương trình, đề tài khoa học
- Dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công
- Tiếp cận thông tin
- Công khai ngân sách và tài sản
- Trang chủ Giới thiệu văn bản, chính sách mới
- Tin tức và sự kiện
- Giới thiệu văn bản, chính sách mới
- Hoạt động của Sở
- Hoạt động Tư pháp cấp huyện, xã
- Thông tin chỉ đạo và điều hành
- Đảng - Đoàn thể
- Cải cách hành chính - ISO
- Cải cách hành chính
- Quy trình ISO 9001 : 2015
- Thông tin, báo cáo thống kê
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
- Chương trình, đề tài khoa học
- Dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công
- Tiếp cận thông tin
- Công khai ngân sách và tài sản
- Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật Trung ương
- Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật tỉnh Đắk Lắk
- Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật cấp huyện
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán - Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phánNgày đăng: 07/02/2013 10:51
Ảnh: internet |
Theo quy định tại khoản 8 Điều 103 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 - sau đây gọi chung là Hiến pháp 1992) thì Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 25 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 quy định: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định hai cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán, đó là: Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực. Theo quy định này, việc bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án gần như mang tính nội bộ khép kín, ngoài Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (do Chủ tịch nước bổ nhiệm) thì Thẩm phán của tất cả các Toà án còn lại đều do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm. Quy định này vô hình chung đã tác động, ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động xét xử của mỗi cấp tòa án, sự can thiệp của toà án cấp trên vào công việc bổ nhiệm Thẩm phán cũng rất khó để đảm bảo được tính độc lập trong hoạt động của mỗi Thẩm phán. Thậm chí còn có ý kiến lo ngại “Toà án các cấp khi phán quyết cũng đều nhân danh quyền lực Nhà nước, vì vậy thiết chế toà án không thể là ngành toà án, không thể là cấp trên, cấp dưới mà toà án cấp huyện cũng có quyền ngang với toà án tối cao về phương diện xét xử độc lập. Ấy vậy mà chúng ta lại quy định toà án cấp trên đi bổ nhiệm cán bộ toà án cấp dưới... Điều này có làm cho chất lượng xét xử kém hiệu quả?” (đại biểu Quốc hội Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Mặt khác, yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là phải đảm bảo tính độc lập của tòa án và tại Điều 130 Hiến pháp 1992 cũng đã quy định rõ “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; do đó, việc đảm bảo tính độc lập của các Thẩm phán để giảm thiểu tối đa sự can thiệp từ các yếu tố bên ngoài là yêu cầu hết sức cần thiết.
Nhiệm vụ cải cách Tư pháp nói chung, trong đó có cải cách hệ thống toà án đã được Bộ Chính trị khẳng định rõ tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo đó đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm của cải cách Tư pháp là “Xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân” và việc “Tăng quyền hạn, trách nhiệm tố tụng của thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng” cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược cải cách Tư pháp. Như vậy có thể thấy, cùng với yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức của tòa án thì vấn đề nâng cao tính độc lậpcủa Thẩm phán là hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng đặt ra phương hướng, nhiệm vụ của Chiến lược Cải cách tư pháp là phải “Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử... đối với hoạt động tư pháp”. Theo đó đã đặt ra yêu cầu phải đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng nhưng không ảnh hưởng tới tính độc lập của các Tòa án nói riêng và của các cơ quan tư pháp nói chung; tăng cường sự giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có tòa án, mà ở đây chính là hoạt động xét xử của các Thẩm phán.
Để phù hợp với các yêu cầu về cải cách Tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời khắc phục những bất cập của việc bổ nhiệm Thẩm phán theo cơ chế pháp luật hiện hành; tại bản Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 chính thức được công bố để lấy ý kiến nhân dân lần này, cơ chế bổ nhiệm thẩm phán cũng đã được sửa đổi theo hướng “Quốc hội có quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” (khoản 7 Điều 75 - sửa đổi, bổ sung Điều 84); “Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác” (Khoản 3 Điều 93 - sửa đổi, bổ sung Điều 103).
Như vậy, Hiến pháp sửa đổi lần này đã bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ sung nhiệm vụ, thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác (chuyển thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực từ Chánh án Toà án nhân dân tối cao sang Chủ tịch nước). Điều đó là phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dân; làm rõ hơn vai trò của Quốc hội, Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền Tư pháp, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp; đồng thời, nâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh thần Cải cách Tư pháp mà Bộ Chính trị đã đề ra (theo Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp); góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính khả thi của nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đã được khẳng định tại Hiến pháp 1992 và tiếp tục được khẳng định lại tại bản dự thảo sửa đổi, bổ sung lần này (Điều 130 - dự kiến sửa đổi tại Điều 108).
Thanh Tâm
- In trang này
- Chia sẻ
Các tin khác
- Từ 01/11/2024, Đắk Lắk triển khai cấp Phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VNeID trên điện thoại di động
- Quy định điều kiện về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường
- Ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2024
- Đắk Lắk triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được thông tin
THÔNG BÁO
Xem tất cả- Mời đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu gói...
04/11/2024 13:49:26
- Thông báo mời đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà...
31/10/2024 19:35:29
- Thông báo mời đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà...
31/10/2024 19:31:16
- Về việc lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá Gói thầu: Trang bị phòng họp trực tuyến
17/09/2024 09:03:30
- Tài liệu giới thiệu các luật mới ban hành tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
12/09/2024 14:16:10
- Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
- Theo dõi danh mục văn bản quy định chi tiết
- Kết quả hệ thống hóa kỳ 02 (2014-2018) văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh
- Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
- Tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật
- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Phổ biến, giáo dục pháp luật
- Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Tài liệu pháp luật
- Nghiên cứu - trao đổi
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng
- Luật sư
- Đấu giá tài sản
- Thừa phát lại
- Giám định tư pháp
- Trợ giúp pháp lý
- Quản lý, thanh lý tài sản
- Tư vấn pháp luật
- Trọng tài thương mại
- Thông tin chung
- Hành chính tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Nuôi con nuôi
- Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực
- Giao dịch bảo đảm
- Thanh tra
- Tập huấn Nghị định số 82/2020/NĐ-CP
- Kết luận thanh tra
- Quyết định giải quyết khiếu nại
- Kết luận nội dung tố cáo
- Trợ giúp pháp lý nhà nước
- Các quy định về Trợ giúp pháp lý
- Danh sách tổ chức, cá nhân thực hiện Trợ giúp pháp lý
Quê Nhà – Hometown - Giải nhất
Từ nông trại đến ly cà phê - Giải khán giả bình chọn
Tuyên truyền, quảng bá Asean trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gia đoạn 2022 - 2025
Cuộc thi trực tuyến “Công dân với pháp luật về bảo vệ môi trường”
Phóng sự "Xây dựng đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên"
TIN ẢNH Liên kết website -- Chọn website liên kết -- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Bộ Tư pháp Phần mềm Quản lý công chứngTừ khóa » Tái Bổ Nhiệm Thẩm Phán
-
Bổ Nhiệm Thẩm Phán Suốt đời để độc Lập Tư Pháp - PLO
-
Nhiều ý Kiến ủng Hộ Bổ Nhiệm Thẩm Phán Suốt đời - PLO
-
Luật 62/2014/QH13 - Hệ Thống Văn Bản - Tòa án Nhân Dân Tối Cao
-
Điều Kiện để được Bổ Nhiệm Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân
-
Kiến Nghị Bổ Nhiệm Suốt đời Thẩm Phán Tòa Tối Cao
-
Thẩm Phán Lập Khống 57 Vụ án để được Tái Bổ Nhiệm
-
Quyết định 120/QĐ-TANDTC 2017 Xử Lý Trách Nhiệm Người Giữ Chức ...
-
NGHỊ QUYẾT PHÊ CHUẨN ĐỀ NGHỊ CỦA CHÁNH ÁN TÒA ÁN ...
-
Thẩm Phán Lập Khống 57 Vụ án để được Tái Bổ Nhiệm - VnExpress
-
Nhiều Băn Khoăn Với đề Xuất Bổ Nhiệm Thẩm Phán Suốt đời
-
Đổi Mới Tổ Chức Tòa án Nhân Dân, Bảo đảm Nguyên Tắc Thẩm Phán ...
-
Công Bố Quyết định Bổ Nhiệm Thẩm Phán Các Cấp
-
Thẩm Phán Sơ Cấp Là Gì? Điều Kiện để được Bổ Nhiệm Thẩm Phán ...
-
Quyết định 866/QĐ-TANDTC Năm 2016 Quy định Về Trình Tự, Thủ Tục ...