Thẩm Phán Sơ Cấp Là Gì? Điều Kiện để được Bổ Nhiệm Thẩm Phán ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Thẩm phán sơ cấp là gì?
- 2 2. Điều kiện để được bổ nhiệm thẩm phán sơ cấp:
- 3 3. Các bước để trở thành một Thẩm Phán tại Việt Nam:
- 4 4. Sứ mệnh của Thẩm phán và Tòa án nhân dân:
1. Thẩm phán sơ cấp là gì?
Thẩm phán sơ cấp là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những công việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Hiện nay thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước ta được chia theo các cấp xét xử, gồm có: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tình, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, và thẩm phán trong Tòa án quân sự.
Thẩm phán Tòa án nhân dân có 04 ngạch: sơ cấp, trung cấp, cao cấp và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Thẩm phán sơ cấp tiếng Anh là Elementary judge
Một số thuật ngữ có liên quan
* Bên Nguyên Đơn : The plaintiff
* Bên Bị Đơn : The defendant
* Người làm chứng : witness / deponent
* Vụ kiện : lawsuit
* Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) : The Peoples’s Tribunal of province (city)
* Tòa Dân sự : Civil Court/ Tribunal
* Tòa Hình sự : Criminal Court
* Tòa án quân sự : Military Court
* Tòa án quốc tế : International Court of Justice
* Chánh án TAND : The People’s Tribunal President of province (city)
* Thẩm phán : The judge
* Thư ký tòan án : Court’s Clerk
* Hội đồng Thẩm phán : Judges’ Chambers
* Tòa gọi/triệu tập các đương sự lên để đối chất : The court summoned the persons concerned for a confrontation
* Giấy triệu tập của Tòa (trát đòi) : The court summons
* Hội Luật Gia Việt Nam : Vietnam Bar Association
* Đòan Luật Sư Tp.HCM : The Lawyer’s Association of HoChiMinh City
: Ho Chi Minh City Bar Association
* Tòa án Tối cao : Supreme Court
* Tòa án Nhân dân Tối cao : The People’s Supreme Tribunal
* Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao : People’s Supreme Organ of Control
* Sơ thẩm : Court of First Instance / County Court
* Phúc Thẩm : Court of Appeal / Appeal Court
* Tái Thẩm : Review Court
* Đội thi hành án : Department of Law’s Enforcement
* Luật : Laws
* Pháp lệnh : Ordinances
* Nghị định : Decrees
* Các cơ quan quản lý nhà nước : Administrative agencies
2. Điều kiện để được bổ nhiệm thẩm phán sơ cấp:
– Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
– Có trình độ cử nhân luật trở lên.
– Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
– Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
– Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
– Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đối với điều kiện “Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử” thì theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018 thì thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được cử đi học đào tạo nghiệp vụ xét xử khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 04 năm trở lên.
– Có trình độ cử nhân Luật hệ chính quy (đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện biên giới, hải đảo thì Thủ trưởng đơn vị căn cứ điều kiện cụ thể báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định).
– Thời gian công tác còn lại ít nhất 7 năm tính từ ngày được cử đi học.
– Có ít nhất 3 năm liền kề năm được cử đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác.
– Đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn và là nguồn để dự thi tuyển chọn Thẩm phán.
Thực tế hiện nay, đa số các thẩm phán đều xuất phát điểm từ thư ký tòa án, vì vậy cử nhân luật muốn đi theo con đường thẩm phán thì có thể bắt đầu bằng việc thi công chức ngạch Thư ký tòa án.
3. Các bước để trở thành một Thẩm Phán tại Việt Nam:
Bước 1 : Bạn phải đang là Thư ký Toà án
Để trở thành Thư ký Toà Án, bạn phải có bằng cử nhân Luật và thi đậu kỳ thi tuyển công chức vào ngành Toà Án để được bổ nhiệm chức danh Thư ký Toà án.
Nếu không rõ về chức danh này, bạn có thể tham khảo qua bài viết của chúng tôi dưới đây :
Sau khi đã trở thành một Thư ký Toà án, bạn phải ra sức phấn đấu để sớm được cử đi học lớp nghiệp vụ xét xử. Đồng thời, bạn cũng phải là đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam. Khi đã đáp ứng được hai yêu cầu đó rồi thì thời gian bạn được lên làm
Thẩm phán sẽ chỉ còn tuỳ thuộc vào khả năng của bạn và nhu cầu của Toà án nơi bạn công tác .
Bước 2 : Bạn phải hoàn thành khoá học đào tạo nghiệp vụ xét xử
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải có chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ sở trong nước có chức năng đào tạo về nghiệp vụ xét xử cấp theo quy định của pháp luật. Đối với một số trường hợp có chứng chỉ được cấp bởi các nước bên ngoài lãnh thổ Việt Nam thì chứng chỉ đó bắt buộc phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
Nếu trong thời gian làm Thư ký Toà án bạn ra sức phấn đấu, học tập và công tác tốt thì sẽ được cử đi học khoá đào tạo nghiệp vụ xét xử này (Thời gian đào tạo : 01 năm). Đây được xem là một điều kiện cần để bạn trở thành một Thẩm Phán trong tương lai.
Bước 3 : Bạn được bổ nhiệm trở thành Thẩm Phán
Theo quy định hiện tại là chỉ khi có quyết định bổ nhiệm Thẩm Phán của Chánh án toà án nhân dân tối cao thì lúc đó bạn mới chính thức trở thành Thẩm Phán. Và lúc đó bạn sẽ trở thành Thẩm Phán sơ cấp, cũng là ngạch thấp nhất trong bốn ngạch Thẩm Phán hiện có. Và mỗi ngạch lại đi kèm với một thời gian công tác khác nhau.
Thẩm Phán sơ cấp
– Đối với chức danh này, thời gian trung bình của bạn sẽ là 10 năm kể từ khi trở thành một sinh viên trường Luật. Trong đó bao gồm thời gian học Đại Học (4 năm), thời gian công tác pháp luật (5 năm) và tham gia khoá đào tạo nghiệp vụ xét xử (1 năm)
*Trường hợp đặc biệt
Người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
4. Sứ mệnh của Thẩm phán và Tòa án nhân dân:
Sứ mệnh của TAND được xác định là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, và người thực thi nhiệm vụ cốt lõi chính là các Thẩm phán. Tuy nhiên, cùng là công chức như các ngành nghề khác nhưng Thẩm phán hiện nay đang phải chịu rất nhiều áp lực trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình và xã hội luôn đòi hỏi ở họ cao hơn các ngành nghề khác.
Trong số đội ngũ cán bộ, công chức của nước ta thì đội ngũ công chức Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán chịu sự giám sát nhiều nhất trên cả hai phương diện, đó là cơ chế tiền kiểm và hậu kiểm. Trước mỗi phiên tòa, hay khi ban hành bản án, các Thẩm phán bị Kiểm sát viên, bị những người tham gia tố tụng giám sát. Đặc biệt, có 2 đối tượng là Kiểm sát viên và Luật sư với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ cho các đương sự, họ là những người có kiến thức pháp luật rất cao, cùng với đó là đội ngũ phóng viên báo chí được tham dự những phiên tòa công khai, họ cũng có thể giám sát. Còn theo cơ chế hậu kiểm là Kiểm sát viên không chỉ giám sát Thẩm phán trong quá trình xét xử và bản thân họ lại chịu sự giám sát của Viện Kiểm sát cùng cấp, Viện Kiểm sát cấp trên và Thẩm phán cũng chịu sự giám sát của Tòa án cấp trên.
Điều quan trọng là việc giám sát này là vô thời hạn, vì đối với các vụ án hình sự theo Điều 278 và 295 của BLTTHS, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm và kháng nghị tái thẩm, nhất là trong trường hợp giám đốc thẩm khi oan sai thì không bị hạn chế về mặt thời gian, kể cả trường hợp người bị kết tội oan đã chết vẫn phải kháng nghị.
Theo Điều 334 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án dân sự, kinh tế, lao động; gọi chung là các vụ án dân sự là 5 năm. Tuy nhiên, Điều 355 của Bộ luật này lại không quy định thời gian người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khi nào thì họ hết quyền kháng nghị. Bởi vì, chỉ quy định thời hạn kháng nghị là 1 năm kể từ khi những người đó biết được sự việc, khi nào họ biết được sự việc thì BLTTDS hiện nay quy định họ được toàn quyền. Chính vì vậy, các Thẩm phán luôn luôn phải rất cẩn trọng trong công việc của mình.
Không chỉ chịu sự giám sát chặt chẽ từ nhiều phía, Thẩm phán hiện nay đang chịu sự quá tải của công việc. Lượng án tăng lên hàng năm, nhưng biên chế từ năm 2012 đến nay không tăng mà tới đây còn phải tinh giản theo Nghị quyết 39 của Trung ương. Vừa qua, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cũng đã nêu một thực tế là theo quy định, mỗi Thẩm phán phải xét xử 5 vụ/tháng, nhưng nhiều quận ở TP Hồ Chí Minh, Thẩm phán đã phải xử đến 12 vụ/tháng, quận Ninh Kiều ở TP Cần Thơ mỗi Thẩm phán đã phải xét xử đến 18 vụ/tháng. Với số lượng công việc nhiều vậy, nguy cơ rủi ro về chất lượng rất cao, dù rằng các Thẩm phán đã cố gắng hết mình.
Năm 2017, toàn hệ thống Tòa án xét xử 60.048 vụ, với 100.077 bị cáo. Số lượng án lớn như vậy, nhưng chỉ có 0,45% vụ án bị hủy do lỗi chủ quan. Mà lỗi chủ quan ở đây được hệ thống Tòa án đánh giá là lỗi của cá nhân Thẩm phán, chỉ có 1,09% sai do lỗi chủ quan của Tòa án. Con số đó đã nói lên sự nỗ lực rất lớn của các Thẩm phán. Trong khi đó, các chỉ tiêu thi đua áp dụng trong Tòa án khá chặt. Theo quy định, 1 Thẩm phán có án bị hủy, sửa; đặc biệt là hủy, còn bị sửa thì chỉ cần 0,7% đã không được xét thi đua; nếu quá 1,16% trên tổng vụ án đã xét xử thì Thẩm phán bị dừng không được tái bổ nhiệm. Đây cũng là điều mà đại đa số các Thẩm phán lo lắng.
Vấn đề xã hội cũng là điều đáng quan tâm và chia sẻ đối với các Thẩm phán. Đó là với những vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình, Tòa án có xử như thế nào cũng không bao giờ làm hài lòng cả hai bên. Bên thắng thì ca ngợi, còn bên thua thì đương nhiên họ sẽ oán ghét, thậm chí họ còn cho rằng Tòa án có tiêu cực, họ có thể có những hành động nguy hiểm. Đã có những Thẩm phán phải chịu những hậu quả vô cùng ghê gớm từ những đương sự như vậy.
Trên thực tế, hàng chục năm qua có nhiều gương sáng tư pháp, Thẩm phán tâm huyết, liêm chính, cống hiến hết mình cho hệ thống Tòa án mà mọi người đều biết đến. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những nơi đã xảy ra tiêu cực và chính sự tiêu cực này đã làm lu mờ đi những thành tựu, những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán.
Từ khóa » Tái Bổ Nhiệm Thẩm Phán
-
Cơ Chế Bổ Nhiệm Thẩm Phán - Một Trong Những Yếu Tố ảnh Hưởng ...
-
Bổ Nhiệm Thẩm Phán Suốt đời để độc Lập Tư Pháp - PLO
-
Nhiều ý Kiến ủng Hộ Bổ Nhiệm Thẩm Phán Suốt đời - PLO
-
Luật 62/2014/QH13 - Hệ Thống Văn Bản - Tòa án Nhân Dân Tối Cao
-
Điều Kiện để được Bổ Nhiệm Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân
-
Kiến Nghị Bổ Nhiệm Suốt đời Thẩm Phán Tòa Tối Cao
-
Thẩm Phán Lập Khống 57 Vụ án để được Tái Bổ Nhiệm
-
Quyết định 120/QĐ-TANDTC 2017 Xử Lý Trách Nhiệm Người Giữ Chức ...
-
NGHỊ QUYẾT PHÊ CHUẨN ĐỀ NGHỊ CỦA CHÁNH ÁN TÒA ÁN ...
-
Thẩm Phán Lập Khống 57 Vụ án để được Tái Bổ Nhiệm - VnExpress
-
Nhiều Băn Khoăn Với đề Xuất Bổ Nhiệm Thẩm Phán Suốt đời
-
Đổi Mới Tổ Chức Tòa án Nhân Dân, Bảo đảm Nguyên Tắc Thẩm Phán ...
-
Công Bố Quyết định Bổ Nhiệm Thẩm Phán Các Cấp
-
Quyết định 866/QĐ-TANDTC Năm 2016 Quy định Về Trình Tự, Thủ Tục ...